Tốc độ phát triển và những thách thức đối với ngành công nghiệp công nghệ cao Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển các ngành công nghệ cao của Trung Quốc (Trang 42 - 43)

III. Sự phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao ở Trung Quốc

2.Tốc độ phát triển và những thách thức đối với ngành công nghiệp công nghệ cao Trung Quốc

cao của Trung Quốc, đặc biệt là ngành công nghiệp vật liệu bán dẫn và bởi sức hấp dẫn của Trung Quốc với tư cách là trung tâm chế tạo công nghệ cao, chi phí thấp. Ví dụ, Bộ Quốc phòng Mỹ và Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã "Hợp tác với Hãng IBM để bảo đảm việc chế tạo các sản phẩm bán

dẫn quan trọng ở trong nước trong 10 năm tới…. Bộ Quốc phòng và cộng đồng an ninh quốc gia nói chung rất quan ngại về sự suy giảm của sản xuất trong nước của Mỹ và sự tăng trưởng sản xuất trong nước của Trung Quốc".

Theo xu thế cung cấp hàng hóa toàn cầu như vậy, hiện nay Mỹ có xu thế thực hiện việc chế tạo phức tạp nhất, trong khi việc chế tạo có tính thường quy hơn được chia sẻ cho sản xuất chi phí thấp ở nước ngoài. Mặc dù hiện nay chưa có đủ dữ liệu để cho rằng Mỹ đang có nguy cơ bị mất khu vực chế tạo công nghệ cao trong cuộc cạnh tranh với nước ngoài, nhưng các xu thế đáng báo động về R- D cũng cần quan tâm đến nhiều hơn.

Khả năng của Mỹ trở thành nước hàng đầu về R-D và duy trì vị thế cao về đổi mới dựa trên cơ sở nguồn vốn trí tuệ dồi dào của quốc gia. Năm 2002, 5%, tức là 59.000 người , trong số tất cả người có bằng cử nhân được cấp ở Mỹ là cử nhân kỹ thuật. So với Trung Quốc, 39%, tức là 219.000 người, trong số những người có bằng cử nhân, là cử nhân kỹ thuật. Tổng số các kỹ sư tốt nghiệp ở Mỹ năm 2002 là 109.506, trong đó 51.910 là người nước ngoài. Mặc dù Mỹ chưa mất ưu thế về đổi mới, nhiều người cho rằng Mỹ cần đề ra trọng tâm mới cải thiện nguồn vốn trí tuệ của mình, nếu không trong vòng một thế hệ nữa Mỹ sẽ mất ưu thế cạnh tranh.

2. Tốc độ phát triển và những thách thức đối với ngành công nghiệp công nghệ cao Trung Quốc Quốc

Từ những năm 1980, để đạt được tiến bộ công nghệ Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng chính sách phát triển "Thị trường công nghệ" để thu hút công nghệ tiên tiến từ nước ngoài. Biện pháp này đã rất thành công. Từ 1995 đến 2001, ngành công nghiệp công nghệ cao đã đạt mức tăng trưởng 20,23%, cao hơn 11% so với mức tăng trưởng của toàn bộ ngành công nghiệp. Năm 2001, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp đóng góp 3,28% GDP của Trung Quốc, so với con số này của năm 1995 là 1,88%. Xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng vọt trong thập niên vừa qua. Năm 2001, giá trị xuất khẩu đạt 46,45 tỷ USD, gấp 15 lần so với năm 1991. Theo Báo cáo về Khả năng Cạnh tranh của Thế giới của Viện Phát triển Quản lý Quốc tế (IDM), năm 2004 khối lượng sản phẩm xuất khẩu công nghệ cao tuyệt đối của Trung Quốc đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Trung Quốc là nước đang phát triển duy nhất đứng trong 5 nước hàng đầu của danh sách này. 4 nước đứng trên là Mỹ, Nhật Bản, Đức và Anh. Hiện nay, ngành công nghiệp công nghệ cao là một trong các động lực tăng trưởng kinh tế chủ chốt của Trung Quốc.

Mặc dù đạt những bước tiến lớn, sự phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc cũng phải đối mặt với các thách thức lớn. Thứ nhất là, so với đầu tư gia tăng trong ngành công nghiệp công nghệ cao, hiệu quả đầu tư không tạo ra được sự cải thiện đáng kể. Hiệu quả đầu tư năm 1995 là 0,059, tuy nhiên năm 2002 là 0,049. Điều này có nghĩa là mỗi đơn vị đầu tư vào phát triển sản phẩm công nghệ cao mới tạo ra đầu ra của năm 2002 thấp hơn so với năm 1995.

Thứ hai là, buôn bán hàng gia công chế biến vẫn còn mang tính chủ đạo trong xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao. Năm 2002, buôn bán hàng gia công chế biến với nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu cung cấp chiếm 89,6% tổng lượng hàng xuất khẩu công nghệ cao. Điều này cho thấy, sản xuất của ngành công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc phần lớn vẫn còn ở dạng gia công chế biến. Các cấu phần hoặc công nghệ đầu cuối cao của ngành công nghiệp vẫn còn phải nhập khẩu. Các doanh nghiệp công nghệ cao hầu như không có sản phẩm có quyền sở hữu độc lập, hoặc các sản phẩm có quyền sở hữu độc lập có khả năng cạnh tranh kém trên thị trường quốc tế. Cân bằng thương mại sản phẩm công nghệ cao không thuận lợi làm cho tình hình còn xấu thêm. Cân

bằng thương mại sản phẩm công nghệ cao năm 2002 bằng -14,983 tỷ USD và năm 2003 bằng 8,981 tỷ USD.

Thứ ba là, sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ cao tập trung cao vào vùng ven biển. Về mặt địa lý, ngành công nghiệp công nghệ cao phân bổ rộng khắp. Năm 2004, 3 khu vực xuất khẩu công nghệ cao đã được thiết lập: (1) Khu Biển Round Bohai, bao gồm tỉnh Sơn Đông, Bắc Kinh, Thiên Tân, tỉnh Hà Bắc; (2) Khu Đồng bằng sông Dương Tử, bao gồm Thượng Hải, tỉnh Giang Tô, tỉnh Chiết Giang; (3) Khu Đồng bằng sông Peal, bao gồm tỉnh Quảng Đông và tỉnh Phúc Kiến.

Sự phát triển mất cân bằng cũng thể hiện trong các ngành công nghiệp công nghệ cao khác nhau. Nói chung, khoảng 5 tiểu lĩnh vực được xếp vào tiêu chuẩn thống kê của ngành công nghiệp công nghệ cao ở Trung Quốc, cụ thể là: công nghiệp thiết bị điện tử và viễn thông; công nghiệp máy bay và tàu vũ trụ; công nghiệp máy tính và thiết bị văn phòng; công nghiệp trang thiết bị đo và thiết bị y tế và công nghiệp y học và dược phẩm. Sau hơn 2 thập niên, hiệu quả của các ngành công nghiệp này rất khác nhau. Trước hết, năng suất của tổng yếu tố của ngành công nghiệp máy tính và thiết bị văn phòng tụt hậu xa so với các ngành công nghiệp công nghệ cao khác. Năng suất của tổng yếu tố của ngành công nghiệp thiết bị điện tử và viễn thông và ngành công nghiệp y học và dược phẩm cao hơn so với ngành công nghiệp chế tạo và đạt mức trung bình của các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Dữ liệu thống kê của hải quan cho thấy ngoài các sản phẩm máy tính, viễn thông và công nghệ sinh học, cân bằng thương mại của tất cả các sản phẩm công nghệ cao khác của các năm 2002 và 2003 đều không thuận lợi. Mặc dù ngành công nghiệp máy tính và thiết bị văn phòng cũng như ngành công nghiệp thiết bị điện tử và viễn thông có năng suất của tổng yếu tố tương đối cao, cân bằng thương mại sản phẩm chế tạo hàng điện tử và máy tính vẫn kém thuận lợi nhất.

Cuối cùng, tỷ lệ phần trăm giá trị gia tăng của ngành công nghiệp công nghệ cao trong ngành công nghiệp chế tạo nói chung thấp hơn nhiều so với nhiều nước công nghiệp khác. Tóm lại, ngành

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển các ngành công nghệ cao của Trung Quốc (Trang 42 - 43)