Một số điểm mạnh và điểm yếu của công ty

Một phần của tài liệu 218149 (Trang 53 - 59)

c. Phân tích khả năng sinh lờ i

5.2 Một số điểm mạnh và điểm yếu của công ty

5.2.1 Điểm mạnh:

Là công ty thuỷ sản có quy mô sản xuất lớn và tiềm lực sản xuất mạnh, sản phẩm của công ty đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP, GMP, SQF…Bên cạnh đó sản phẩm của công ty được nhiều nước trên thế giới ưu chuộng và đã có mặt trên 65 quốc gia.

Ban lãnh đạo công ty là những người làm việc lâu năm có nhiều kinh nghiệm, có

đội ngũ nhân viên có trình độ, làm việc tận tình.

Từ năm 2007 đến nay công ty luôn dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu.

Công ty có vị trí thuận lợi cho việc nuôi trồng cá tra cá basa, nên tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào giúp công ty tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

Từ phát triển cá tra cá basa làm cơ sở vững chắc để phát triển thêm những ngành nghề khác như sản xuất phân bón, khai thác mỏ cromit, tạo thêm năng lực giúp công ty phát triển vững chắc.

Trải qua quá trình hoạt động công ty từng bước tạo được uy tín trong hoạt động kinh doanh, có nhiều mối quan hệ về hoạt động kinh doanh, cùng với kết quả hoạt động của công ty khả quan của công ty tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như uy tín của công ty đối với các ngân hàng.

Tạo được mối liên kết với với CTCP Thủy sản Hùng Vương và CTCP Thủy sản Mê Kông đảm bảo quyền lợi cho người nuôi cá. Bên cạnh đó sẽ ổn định vùng nuôi cá, tránh tình trạng thừa và thiếu nguyên liệu cục bộ làm ảnh hưởng quyền lợi người dân, đảm bảo

đầu ra nguyên liệu, đặc biệt việc hợp tác này sẽ tăng thực lực để chống lại sự áp đặt của thị

trường thế giới về giá.

Là công ty thứ hai sau Công ty cổ phần thuỷ hải sản Minh Phú và là doanh nghiệp cá tra đầu tiên đạt được Chứng nhận Gobal G.A.P (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu).

Đây là cột mốc đánh dấu bước phát triển của công ty trong thời gian tới, khi đạt được chứng nhận này giá trị sản phẩm của công ty sẽ tăng 15%, đây cũng là cơ hội cho công ty thâm nhập các thị trường xuất khẩu khó tính.

5.2.2 Điểm yếu:

Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được tất cả các nhu cầu thị trường nên còn hạn chế về thị trường tiêu thụ.

Chưa nắm bắt chính xác các vấn đề của thị trường nên còn vài hạn chế trong việc phát triển.

Cần có những chiến lược phát triển và quảng bá thương hiệu giúp công ty tăng độ

Cùng với chính sách tăng lương của Chính phủ thì trong năm 2009 công ty cũng có quyết định cắt giảm tiền lương giúp công ty vượt qua khó khăn, vì thế trong thời gian tới công ty cần có chính sách lương hợp lý cho người lao động cũng nhưđối với cán bộ công nhân viên.

Cần chủ động tìm thêm các đơn đặt hàng, nghiên cứu thị trường để mở rộng thị

trường tiêu thụ, tránh bịđộng chờ thời cơđến mà cần tìm thời cơ phát triển cho chính mình. Chưa sử dụng hết công suất vốn có của công ty làm tăng chi phí sản suất. Bên cạnh

đó, việc sản suất lớn hơn số lượng tiêu thụ cũng làm tăng chi phí quản lý hàng tồn kho, làm giảm hiệu quả sử dụng chi phí của công ty.

5.3 Các gii pháp nâng cao hiu qu hot động:

5.3.1 Giải pháp về doanh thu:

Cải tiến bao bì sản phẩm thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như việc lưu trữ

hàng hóa sao cho tốt nhất khi sản phẩm đến tay người tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, khi

đã có bao bì sản phẩm ấn tượng giúp khách hàng dễ dàng nhận ra sản phẩm của công ty và không gây nhầm lẫn giữa sản phẩm của công ty với các sản phẩm của công ty khác, định vị được sản phẩm của công ty trên thị trường.

Đa dạng hoá các chủng loại cũng như chất lượng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của tất cả tầng lớp khách hàng, không loại bỏ một khách hàng nào khi họ biết đến sản phẩm của công ty. Song song đó cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt nhất. Hiện nay vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang là đề tài được nhiều người quan tâm cũng như các tổ chức về an toàn vệ

sinh thực phẩm chú ý thì việc tạo ra đựơc sản phẩm chất lượng, an toàn dễđược mọi người chấp nhận, từđó tạo được uy tín hơn nữa cho công ty và tạo được năng lực cạnh tranh với các công ty cùng ngành.

Tăng cường cập nhật thông tin về nhu cầu tiêu dùng, các qui định, các điều lệ cũng như các thói quen, văn hoá của các nước nhập khẩu.., từđó giúp công ty có cái nhìn toàn diện và nắm bắt cơ hội phát triển mở rộng thị trường, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

đưa sản phẩm của công ty đến với nhiều người hơn. Song song với việc mở rộng thị trường mới cần củng cố và phát triển hơn nữa thị trường truyền thống, luôn tìm hiểu nắm bắt nhu cầu tiêu dùng, từđó có thểđáp ứng nhu cầu tiêu thụ một cách kịp thời và nhanh nhất.

Đào tạo đội ngũ nhân viên lành nghề, có trình độ giúp công ty làm chủ đựơc công nghệ sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất lao động cũng như tránh lãng phí nhân tài.

Mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm, các văn phòng đại diện ở các nước nhập khẩu để có thể nắm bắt kịp thời các phản ứng của khách hàng, từ đó đáp ứng được những mong muốn của họ. Bên cạnh đó giúp công ty nhận định về thị trường một cách chính xác, mặt khác còn giúp công ty có thể nhận biết kịp thời khi có đối thủ cạnh tranh xâm nhập thị

trường, từđó tìm cách khắc phục và củng cố vị trí của công ty.

5.3.2 Các giải pháp về chi phí:

Việc sử dụng hợp lý chi phí trong hoạt động kinh doanh là vấn đề quan trọng. Bởi nếu sử dụng chi phí không hợp lý hoặc sử dụng chi phí quá cao sẽảnh hưởng trực tiếp đến

lợi nhuận của công ty, làm giảm hiệu quả sử dụng chi phí, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động của công ty.

Trong giai đoạn này công ty không ngừng đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất làm tăng TSCĐ của công ty. Do đó việc duy trì hiệu quả các loại máy móc cần phải được chú trọng, giảm bớt các chi phí sữa chữa, chi phí khấu hao.

Đầu tư mới sao cho việc đầu tư mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, việc đầu tư máy móc hiện đại còn giúp công ty hạn chế tối đa các sản phẩm kém chất lượng, gia tăng năng suất hoạt động.

Sử dụng tiết kiệm và cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết. Khuyến khích mọi người sử dụng tiết kiệm điện, nước nơi công cộng, tái sử dụng giấy cho những công việc không quan trọng giúp tiết kiệm chi phí văn phòng phẩm..

Tận dụng các chính sách ưu đãi của nhà nước như chính sánh cho vay ngắn hạn với lãi suất thấp trong năm 2009 giúp công ty cắt giảm được chi phí về lãi vay. Có chính sách sử dụng và biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty.

Hiện nay, Nam Việt đang triển khai nhiều dự án lớn và tiến tới mô hình khép kín từ

sản xuất con giống tới vùng nuôi, thu hoạch, chế biến, xuất khẩu… nhằm hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo xuất khẩu vào những thị trường khó tính nhất, giảm các chi phí vận chuyển nguyên liệu đến nơi sản suất. Bên cạnh đó giá thành sản phẩm giảm nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của công ty.

Là công ty xuất khẩu nên việc thanh toán bằng ngoại tệ là thường xuyên vì thế công ty cần có đội ngũ nhân viên biết nắm bắt và nhận định thị trường đón đầu cơ hội, giúp công ty sinh lợi từ việc chênh lệch tỷ giá tránh tốn chi phí tài chính cho những khoản này.

Cần có những biện pháp quản lý tốt hàng tồn kho như tránh để hàng tồn đọng quá nhiều, tính toán lại số vòng quay hàng tồn kho sao cho phù hợp trong mỗi giai đoạn khác nhau, có những dự toán về sản lượng tiêu thụ giúp tránh tình trạng thừa thiếu hàng tồn kho; từđó giúp công ty giảm được chi phí quản lý hàng tồn kho.

Tính toán và xem xét lại chính sách bán hàng chịu của công ty, tránh để nguồn vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng quá lâu trong khi đó công ty vẫn phải trả lãi các khoản vay nên như thế có thể sẽ làm tăng chi phí lãi vay cho công ty.

5.3.3 Một số giải pháp khác:

Có những hướng phát triển đón đầu thị trường, xây dựng các bảng dự báo và kế

hoạch giúp công ty có mục tiêu để phấn đấu và tránh lãng phí nguồn chi phí.

Đối với các tỷ số sinh lời, cần nâng cao tỷ số sinh lời trong thời gian tới khi nền kinh tế phục hồi, tạo được lòng tin đối với nhà đầu tưđồng thời cũng chứng tỏ năng lực của một công ty có qui mô lớn.

Đối với các tỷ số về hiệu quả hoạt động cần duy trì và phát huy hơn nữa hiệu quả

hoạt động của TSCĐ, của tổng tài sản…

Có chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài cho công ty.

Tạo sự đoàn kết trong tập thể nhân viên công ty, tạo môi trường làm việc vui vẻ

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

6.1 Kết lun:

Công ty cổ phần Nam Việt tuy tiền thân là công ty hoạt động trong lĩnh vực về xây dựng dân dụng và công nghiệp nhưng từ khi chuyển hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu, cột mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển lâu dài của công ty, hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng phát triển mạnh, trở thành công ty xuất khẩu dẫn đầu cả nước về lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản năm từ năm 2006 và tiếp tục duy trì vị trí này năm 2007, 2008. Qua quá trình hoạt động công ty không ngừng mở

rộng quy mô sản xuất cũng như năng suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà nhập khẩu. Tuy nhiên giai đoạn 2007-2009, hoạt động kinh doanh của công ty gặp khó khăn, sản lượng tiêu thụ giảm do nhu cầu giảm dẫn đến doanh thu của công ty giai đoạn này giảm đáng kể, sự cạnh tranh gay gắt và không lành mạnh của các công ty cùng ngành làm giảm giá bán sản phẩm trong khi giá các chi phí sản xuất đầu vào lại tăng cũng gây khó khăn cho công ty trong việc định giá bán sản phẩm vì trong tình hình kinh tế khó khăn thì nguời tiêu dùng có xu hướng dùng hàng giá rẻ.

Qua kết quả phân tích ở chương 4 ta thấy, hiệu quả hoạt động của công ty giảm dần từ năm 2007 đến năm 2009. Năm 2007 kết quả hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cao dẫn đến kinh doanh có hiệu quả, sang năm 2008 hiệu quả kinh doanh của công ty kém hơn so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 thì công ty hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân do nhu cầu giảm, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, giá nguyên vật liệu tăng làm cho giá vốn hàng bán tăng cao, bên cạnh đó giai đoạn này lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao trong khi giá cá nguyên liệu giảm dẫn đến người nuôi cá “treo eo” công ty đã mua cá nguyên liệu vào giúp nông dân làm cho chi phí quản lý HTK của công ty tăng cao. Nhìn chung hiệu quả kinh doanh của công ty giai đoạn này không tốt, nhưng xét về tình hình tài chính thì khả năng thanh toán của công ty vẫn tốt, các tỷ số sinh lời có giảm nhưng đó chỉ

là những khó khăn cục bộ mang tính khách quan.

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động có khả năng mang lại lợi nhuận cao.

Đây là xu hướng phát triển của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Vì thế, trong tương lai ta hoàn toàn có thể đặt hy vọng vào sự phát triển của công ty cũng như của mặt hàng thuỷ sản trên trường quốc tế, những khó khăn mà công ty đang vấp phải chỉ là những khó khăn tạm thời và có thể khắc phục trong thời gian tới. Song công ty cần nâng cao các biệp pháp kiểm soát chi phí, tăng doanh thu nhằm giúp công ty tối đa hóa lợi nhuận. Trong giai đoạn này công ty cũng đang triển khai dự án liên doanh vào công ty phân bón DAP tại Lào Cai và khai thác mỏ cromit tại Thanh Hoá, khi hai dự án này đi vào hoạt

động sẽ giúp công ty nâng cao được tiềm lực và tạo nền tảng phát triển vững chắc đa lĩnh vực, đồng thời nâng cao giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán.

6.2 Kiến ngh:

6.2.1 Đối với cơ quan Nhà nước:

Tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho công ty hoạt động trên địa bàn. Hỗ trợ vốn, công nghệ cho giúp công ty đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cấp cơ sở

Tổ chức hệ thống thông tin thị trường giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị

trường một cách nhanh nhất.

Đơn giản hoá các thủ tục hành chính, cải tạo cơ chế điều hành xuất khẩu theo hướng thông thoáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nước trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thuỷ sản. Có các chính sách ưu đãi về thuế suất, phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại.

6.2.2 Đối với công ty:

Thị trường nội địa là thị trường tiềm năng, công ty cần khai thác tốt thị trường này giúp công ty tăng thị phần trong nước.

Khi đưa ra chiến lược phát triển công ty cần có bước tìm hiểu sâu và phân tích kỹ

những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến công ty. Đánh giá mức độảnh hưởng của các yếu tốđểđưa ra chiến lược hợp lý và hiệu quả. Công ty không chỉ vào những thông tin, số liệu quá khứ mà phải xem xét đến hiện tại và tương lai có sự so sánh với cá đối thủ

trong cùng ngành. Bên cạnh đó cần có những dự báo cho cho tương lai để xác định vị thế

của công ty.

Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên công ty, nắm bắt những khoa học kỹ thuật hiện đại.

Xây dựng chính sách giữ vững mối quan hệ với khách hành truyền thống. Tăng cường quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tìm kiếm khách hàng mới.

X W

TÀI LIU THAM KHO

1. Th.s Phạm Văn Được - Đặng Kim Cương.2001. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê

2. Trần Ngọc Thơ. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ

Chí Minh. Khoa tài chính doanh nghiệp.

3. Nguyễn Thị Thanh Nhanh.2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Khoa kinh tế

quản trị kinh doanh. Trường đại học An Giang.

4. Huỳnh Thị Ngọc Phượng.2010. Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu TP. Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp kinh tế. Khoa kinh tế

quản trị kinh doanh. Trường đại học Cần Thơ. 6. Các website tham khảo trên internet:

- http://www.navifishco.com.thanhvien

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3,193,437 3,496,082 1,754,464

Một phần của tài liệu 218149 (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)