c. Phân tích khả năng sinh lờ i
4.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Bảng 4.14: Hiệu quả sử dụng TSCĐ
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Doanh thu thuần 3.193.437 3.479.271 1.727.806
Lợi nhuận sau thuế 378.671 141.379 -256.497
Giá trị TSCĐ 166.921 193.125 200.131 Giá trị tổng tài sản 2.265.686 2.506.583 2.047.392 Sức sản xuất của TSCĐ (lần) 19 18 9 Sức sinh lời của TSCĐ (lần) 2.3 0.7 -1.3 Vòng quay tổng tài sản (lần) 1.4 1.4 0.8 Nguồn: tự tổng hợp
¾ Vòng quay tổng tài sản: cho ta biết 1 đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, từđó ta có thể xác định mức độ hiệu quả hoạt động tồng tài sản của công ty. Xét tổng quát ta thấy vòng quay tổng tài sản của công ty đã giảm, tuy nhiên mức độ này không cao, năm 2007 một đồng tài sản tạo ra được 1,4 đồng doanh thu, năm 2008 là 1,4 đồng doanh thu và năm 2009 chỉ còn 0,82 đồng doanh thu. Như ta đã phân tích ở các bảng trên thì tổng tài sản của công ty trong giai đoạn này tăng giảm không ổn định nhưng vòng quay của tài sản chỉ giảm nhẹ, điều này cho thấy công ty đã sử dụng và quản lý tài sản một cách có hiệu quả khi tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo hiệu quả hoạt động cho công ty. Trong thời gian tới công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.
Biểu đồ 4.12: Vòng quay tổng tài sản 1.4 1.4 0.8 0 0.5 1 1.5 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ( l ầ n)
¾ Sức sản xuất của tổng tài sản: tỷ số này giảm qua các năm, năm 2007 một đồng TSCĐ tạo được 19 đồng doanh thu, năm 2008 một đồng tài sản tạo được 18 đồng doanh thu, giảm 1 đồng so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 một đồng tài sản chỉ tạo được 9
đồng doanh thu, giảm 9 đồng so với năm 2008. Ta thấy, trong giai đoạn này công ty công không ngừng đầu tư vào trang thiết bị, máy móc, có một nhà máy mới đi vào hoạt động nhưng do tình hình tiêu thụ khó khăn nên công ty đã không sử dụng hết công suất TSCĐ, trong giai đọan này công ty chỉ sử dụng khoảng 40-50% công suất hoạt động, đây là nhân tố quan trọng làm cho tỷ số này giảm vì thế không phải công ty đã sử dụng không tốt TSCĐ mà do các yếu tố khách quan tác động làm giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Biểu đồ 4.13: Sức sản xuất của TSCĐ 19 18 9 0 5 10 15 20 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ( lầ n)
¾ Sức sinh lời của TSCĐ: tỷ số này cho biết 1 đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Qua 3 năm (2007-2009) tỷ số này giảm mạnh, năm 2007 cứ 1 đồng TSCĐ
tạo ra được 2,3 đồng lợi nhuận ròng, năm 2008 cứ 1 đồng TSCĐ tạo ra 0,7 đồng lợi nhuận ròng giảm đến 1,6 đồng so với năm 2007, năm 2009 thì TSCĐ không tạo được lợi nhuận. Khi hoạt động kinh doanh khó khăn thì việc kinh doanh không sinh lãi là điều ta dễ nhận thấy. Biểu đồ 4.14: Sức sinh lời của TSCĐ 2.3 0.7 -1.3 -2 0 2 4 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ( l ầ n) 4.5.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí: Bảng 4.15: Hiệu quả sử dụng chi phí ĐVT: triệu đồng Chỉtiêu 2007 2008 2009 Lợi nhuận HĐKD 388.834 160.951 -342.562 GVHB 2.482.976 2.966.075 1.891.391 CPBH 276.741 301.315 121.249 CP QLDN 44.885 50.928 57.727 Tổng chi phí 2.862.767 3.488.470 2.106.570
Lợi nhuận trước thuế 424.902 159.710 -25.408
Tỷ suất LN HĐKD/GVHB(%) 16 5 -18 Tỷ suất LN HĐKD/CPBH (%) 1 1 -3 Tỷ suất LN HĐKD/CP QLDN (%) 9 3 -6 Tỷ suất LNTT/tổng CP (%) 14,8 4,6 -1,2 Nguồn: tự tổng hợp
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với tổng chi phí: đây là chỉ tiêu cho biết hiệu quả sử
dụng chi phí cho công ty, ta thấy tỷ số này cũng đã giảm từ năm 2007-2009, năm 2007 hiệu quả sử dụng của tổng chi phí là cao nhất, 1 đồng chi phí tạo ra được 14,8 đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2008 con số này giảm xuống còn 4,6 tức là 1 đồng chi phí bỏ ra thì đem về
4,6 đồng lợi nhuận, năm 2009 thì con số này là (-5%) tức là không có lợi nhuận khi ta bỏ ra 1 đồng chi phí. Và để rõ hơn về hiệu quả sử dụng chi phí của công ty từ năm 2007-2009, ta xem xét hiệu quả của từng loại chi phí như sau:
¾ Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh so với giá vốn hàng bán: tỷ số này giảm qua các năm, năm 2007 cứ bỏ ra 1 đồng chi phí giá vốn sẽ thu được 17 đồng lợi nhuận kinh doanh, năm 2008 bỏ ra 1 đồng giá vốn chỉ thu được 5 đồng lợi nhuận, năm 2009 thì không thu được lợi nhuận. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này giá các yếu tốđầu vào phục vụ
cho sản xuất đều tăng và tốc độ tăng cao hơn giá thành sản phẩm làm cho hiệu quả sử
dụng giá vốn giảm. Biểu đồ 4.15: Tỷ suất LN HĐKD/GVHB 17 6 -16 -20 -10 0 10 20 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ( %)
¾ Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh so với chi phí bán hàng: nhìn chung tỷ số này giảm qua các năm cụ thể, năm 2007 1 đồng chi phí BH sẽ có được 2 đồng lợi nhuận kinh doanh, năm 2008 giảm xuống chỉ còn 1 đồng lợi nhuận kinh doanh khi ta bỏ ra 1 đồng chi phí bán hàng, năm 2009 chi phí bán hàng không tạo ra được lợi nhuận. Nguyên nhân do chi phí bán hàng trong 3 năm tăng giảm không ổn định, đồng thời do các ảnh hưởng từ
khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho lợi nhuận giảm mạnh trong 3 năm trong đó năm 2009 lợi nhuận là số âm, điều này cho thấy trong tương lai công ty cần có những biện pháp quản lý chi phí tốt hơn giúp làm tăng hiệu quả sử dụng chi phí.
Biểu đồ 4.16: Tỷ suất LN HĐKD/CPBH 2 1 -2 -3 -2 -10 1 2 3 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ( % )
¾ Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh so với chi phí QLDN: qua 3 năm thì tỷ số này
đều giảm, năm 2007 công ty bỏ ra 1 đồng chi phí QLDN thì thu được 9 đồng lợi nhuận kinh doanh, năm 2008 chỉ thu được 3 đồng lợi nhuận khi bỏ ra 1 đồng chi phí QLDN, năm 2009 thì không thu được lợi nhuận. Ta thấy, chi phí QLDN tăng trưởng đều qua các năm còn lợi nhuận thì giảm đều qua các năm nên kéo theo hiệu quả sử dụng giảm.
Biểu đồ 4.17: Tỷ suất LN HĐKD/CP QLDN 9 3 -5 -10 -5 0 5 10 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ( % )
) Qua phân tích các tỷ sốđánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy, hầu như tất cả các tỷ sốđánh giá hiệu quả hoạt động năm 2007 đều tốt, tiếp theo là năm 2008 và cuối cùng là năm 2009. Điều này cho thấy năm 2007 công ty quản lý tốt các khoản chi phí cũng như sự tăng trưởng về doanh thu, kết quả là đem lại lợi nhuận cho công ty, vì thế công ty cần phát huy kết quả trong tương lai sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của công ty.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT
5.1 Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ:
¾ Nguyên nhân khách quan:
Công ty là một trong những công ty lớn về xuất khẩu các tra các basa, có quy mô sản xuất lớn, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu, có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn khắc khe của nhà nhập khẩu. Các sản phẩm của công ty đa dạng, có chất lượng cao nên tạo được uy tín trên thị trường kinh doanh xuất khẩu, sản phẩm đã có mặt trên 65 quốc gia và hiện tại công ty đang có chiến lược phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như thị trường nội địa. Song song đó công ty luôm tìm cách đa dạng hóa các sản phẩm, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho khách hàng và đáp ứng nhu cầu của tất cả các phân khúc khách hàng trong và ngoài nước. Đối với công ty chữ tín và chất lượng luôn là tiêu chí hàng đầu nên từng bước
đã tạo được uy tín cho các sản phẩm của công ty.
Ngoài ra sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên công ty cũng là một
đóng góp quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm chất lượng, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động cho công ty.
¾ Nguyên nhân chủ quan:
Giai đoạn 2007 – 2009 là giai đoạn kinh tế khó khăn, giai đoạn diễn ra suy thoái kinh tế mà đỉnh điểm là năm 2009. Đây cũng là nguyên nhân làm cho sản lượng tiêu thụ của công ty giảm đáng kể, tuy nhiên trong giai đoạn này thì kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước lại tăng trưởng và xuất khẩu thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và Nam Việt là công ty dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đây là dấu hiệu tốt và là kết quả của cả một quá trình phấn đấu của công ty.
Năm 2008, do gặp một số vấn đề về chất lượng sản phẩm mà công ty đã mất
đi một thị trường xuất khẩu lớn, đó là thị trường Nga và năm 2009 vẫn như vậy. Đây là một tổn thất nặng cho công ty và đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu của công ty trong thời gian này. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho kinh tế nhiều nước gặp khó khăn, mọi người tiêu dùng tiết kiệm hơn, việc tỷ giá đồng USD biến động trong giai đọan này gây khó khăn trong việc thanh toán đã làm ảnh hưởng
đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Việt Nam là một trong những quốc gia có điều kiện thuận lợi về nuôi trồng thuỷ sản, các sản phẩm chế biến từ thuỷ sản của Việt Nam rất được ưu chuộng trên thế giới mà đặc biệt là cá tra cá basa. Tuy nhiên, các sản phẩm này còn hạn chế về các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước nhập khẩu, cũng như sự lạc hậu về
máy móc trang thiết bị nên các sản phẩm của ta khi nhập khẩu phải qua khâu kiểm tra chất lượng, đây cũng là điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam.
Ưu thế của Nam Việt là sự năng động, phán đoán chính xác tình huống thị
trường và nắm bắt tốt thời cơ để tăng tốc. Đặc biệt, Nam Việt có nhiều đại lý độc quyền phân phối sản phẩm tại nhiều nước trên thế giới. Các đại lý còn đảm nhận việc nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ, giúp công ty phân tích, dự báo nhu cầu thị trường chính xác. Nhờđó, sản phẩm của Nam Việt bán rất nhanh.
5.2 Một sốđiểm mạnh và điểm yếu của công ty:
5.2.1 Điểm mạnh:
Là công ty thuỷ sản có quy mô sản xuất lớn và tiềm lực sản xuất mạnh, sản phẩm của công ty đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP, GMP, SQF…Bên cạnh đó sản phẩm của công ty được nhiều nước trên thế giới ưu chuộng và đã có mặt trên 65 quốc gia.
Ban lãnh đạo công ty là những người làm việc lâu năm có nhiều kinh nghiệm, có
đội ngũ nhân viên có trình độ, làm việc tận tình.
Từ năm 2007 đến nay công ty luôn dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu.
Công ty có vị trí thuận lợi cho việc nuôi trồng cá tra cá basa, nên tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào giúp công ty tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
Từ phát triển cá tra cá basa làm cơ sở vững chắc để phát triển thêm những ngành nghề khác như sản xuất phân bón, khai thác mỏ cromit, tạo thêm năng lực giúp công ty phát triển vững chắc.
Trải qua quá trình hoạt động công ty từng bước tạo được uy tín trong hoạt động kinh doanh, có nhiều mối quan hệ về hoạt động kinh doanh, cùng với kết quả hoạt động của công ty khả quan của công ty tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như uy tín của công ty đối với các ngân hàng.
Tạo được mối liên kết với với CTCP Thủy sản Hùng Vương và CTCP Thủy sản Mê Kông đảm bảo quyền lợi cho người nuôi cá. Bên cạnh đó sẽ ổn định vùng nuôi cá, tránh tình trạng thừa và thiếu nguyên liệu cục bộ làm ảnh hưởng quyền lợi người dân, đảm bảo
đầu ra nguyên liệu, đặc biệt việc hợp tác này sẽ tăng thực lực để chống lại sự áp đặt của thị
trường thế giới về giá.
Là công ty thứ hai sau Công ty cổ phần thuỷ hải sản Minh Phú và là doanh nghiệp cá tra đầu tiên đạt được Chứng nhận Gobal G.A.P (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu).
Đây là cột mốc đánh dấu bước phát triển của công ty trong thời gian tới, khi đạt được chứng nhận này giá trị sản phẩm của công ty sẽ tăng 15%, đây cũng là cơ hội cho công ty thâm nhập các thị trường xuất khẩu khó tính.
5.2.2 Điểm yếu:
Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được tất cả các nhu cầu thị trường nên còn hạn chế về thị trường tiêu thụ.
Chưa nắm bắt chính xác các vấn đề của thị trường nên còn vài hạn chế trong việc phát triển.
Cần có những chiến lược phát triển và quảng bá thương hiệu giúp công ty tăng độ
Cùng với chính sách tăng lương của Chính phủ thì trong năm 2009 công ty cũng có quyết định cắt giảm tiền lương giúp công ty vượt qua khó khăn, vì thế trong thời gian tới công ty cần có chính sách lương hợp lý cho người lao động cũng nhưđối với cán bộ công nhân viên.
Cần chủ động tìm thêm các đơn đặt hàng, nghiên cứu thị trường để mở rộng thị
trường tiêu thụ, tránh bịđộng chờ thời cơđến mà cần tìm thời cơ phát triển cho chính mình. Chưa sử dụng hết công suất vốn có của công ty làm tăng chi phí sản suất. Bên cạnh
đó, việc sản suất lớn hơn số lượng tiêu thụ cũng làm tăng chi phí quản lý hàng tồn kho, làm giảm hiệu quả sử dụng chi phí của công ty.
5.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động:
5.3.1 Giải pháp về doanh thu:
Cải tiến bao bì sản phẩm thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như việc lưu trữ
hàng hóa sao cho tốt nhất khi sản phẩm đến tay người tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, khi
đã có bao bì sản phẩm ấn tượng giúp khách hàng dễ dàng nhận ra sản phẩm của công ty và không gây nhầm lẫn giữa sản phẩm của công ty với các sản phẩm của công ty khác, định vị được sản phẩm của công ty trên thị trường.
Đa dạng hoá các chủng loại cũng như chất lượng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của tất cả tầng lớp khách hàng, không loại bỏ một khách hàng nào khi họ biết đến sản phẩm của công ty. Song song đó cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt nhất. Hiện nay vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang là đề tài được nhiều người quan tâm cũng như các tổ chức về an toàn vệ
sinh thực phẩm chú ý thì việc tạo ra đựơc sản phẩm chất lượng, an toàn dễđược mọi người chấp nhận, từđó tạo được uy tín hơn nữa cho công ty và tạo được năng lực cạnh tranh với các công ty cùng ngành.
Tăng cường cập nhật thông tin về nhu cầu tiêu dùng, các qui định, các điều lệ cũng như các thói quen, văn hoá của các nước nhập khẩu.., từđó giúp công ty có cái nhìn toàn