Chuyển giá thơng qua việc chuyển giao cơng nghệ

Một phần của tài liệu Hoạt động chuyển giá tại các MNC ở việt nam trong thời gian qua (Trang 67 - 69)

1. Đặc thù của hoạt động chuyển giá tại MNC’ sở Việt Nam và những

1.3.2 Chuyển giá thơng qua việc chuyển giao cơng nghệ

Rõ nét nhất là chuyển giá tại Cơng ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam: Cơng ty liên doanh Nhà Máy Bia Việt Nam là một liên doanh họat động theo luật ĐTNN được ủy ban nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ kế họach và đầu tư) cấp giấy phép số 287/GP ngày 09/12/1991 gồm 2 đối tác là: cơng ty thực phẩm II tại thành phố Hồ Chí Minh và cơng ty Heineken International Behler (Hà Lan), và sau đĩ theo giấy phép điều chỉnh số 287/GPDCI ngày 27/10/1994 chuyển nhượng cho Asia Pacific Breweries PTE, LTD (Singapore). Liên doanh này cĩ tổng vốn đầu tư là 49,500,000 USD trong đĩ vốn pháp định là 17,000,000 USD (Việt Nam chiếm 40% và phía nước ngồi là 60%). Ngành nghề sản xuất của liên doanh là sản xuất bia để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Tình trạng kinh doanh của liên doanh là thua lỗ kéo dài qua các năm do những chi phí tiền bản quyền (chi phí tài sản cố định vơ hình) chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của cơng ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam và cĩ xu hướng tăng qua các năm, trong khi đĩ đối tác nước ngồi khơng hề bị suy giảm mà lại tăng do khoản thu tiền bản quyền nhãn hiệu, cơng nghệ của mình. Trong hơn 2000 dự án đầu tư nước ngồi được cấp giấy phép thì chỉ cĩ 94 trường hợp chuyển giao cơng nghệ với tổng giá trị hơn 200 triệu USD được trình lên Bộ Khoa học cơng nghệ mơi trường. Trong đĩ, cĩ 80 hợp đồng đã được phê duyệt, số cịn lại đang được xem xét hoặc đang được yêu cầu bổ sung.

Trong khi đánh giá cao vai trị chuyển giao cơng nghệ tiên tiến của khơng ít dự án đầu tư nước ngồi, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thơng, sản xuất ơtơ và xe gắn máy, cơng nghệ điện tử, cơng nghệ chế biến thực phẩm … một chuyên gia

trong lĩnh vực thẩm định chuyển giao cơng nghệ thừa nhận rằng cĩ tới 255 trong số hàng vạn thiết bị nhập về đã qua sử dụng, được tân trang lại và nâng cấp bằng các cơ cấu điều khiển bán tự động hoặc tự động. Theo đánh giá của các bên hữu quan, nguyên nhân chủ yếu dẫn đấn tình trạng này là do nhiều hoạt động chuyển giao cơng nghệ đã khơng qua khâu lập và ký kết hợp đồng, hoặc chỉ ký kết với hợp đồng giữa bên giao và bên nhận mà khơng qua trình để phê duyệt. Nhiều trường hợp được ký kết với sự soạn thảo sẳn của bên nước ngồi, kém theo những điều kiện cĩ lợi cho bên giao, trong khi trách nhiệm của họ khơng rõ ràng, phí chuyển giao cơng nghệ khơng hợp lý, vượt quá nhiều so với quy định. Cụ thể như việc họ tự đặt phí lên tới 7-8 % giá bán tịnh, trong khi quy định về phí chuyển giao cơng nghệ Việt Nam khơng quá 5%.

Trong số 80% hợp đồng đã được bộ khoa học cơng nghệ mơi trường phê duyệt, tổng số tiền các bên sau khi đàm phán lại đã chấp nhận cắt giảm chỉ cịn 50%, thậm chí cĩ hợp đồng chỉ cịn 20% so với giá thỏa thuận ban đầu. Chẳng hạn, theo số liệu trong hồ sơ dự án và trong các hợp đồng chuyển giao cơng nghệ, thì chỉ tính riêng 6 trong số những hợp đồng được phê duyệt trong năm 1998 đã rút đi được 35 triệu USD.

Chẳng hạn:

Hợp đồng của Mecedes – Benz (Đức) địi phí 42 triệu USD sau khi đàm phán xuống cịn 9,6 triệu USD

Cơng ty mía đường Đài Loan địi phí 54 triệu USD và sau đàm phán cịn 6 triệu USD.

Mitsubishi Motor Corporation (Nhật Bản) trong liên doanh sản xuất ơtơ ngơi sao phí 61 triệu USD xuống cịn 4,4 triệu USD.

Trong số dự án đầu tư nước ngồi đang hoạt động vẫn cịn khá nhiều dây chuyền sản xuất sử dụng lao động thủ cơng, hoặc cĩ trình độ cơ khí hĩa thấp,

cũng cĩ trường hợp cơng nghệ lạc hậu như: cơng nghệ chất tẩy rửa cĩ sử dụng chất tạo bột bằng DBSA chất gây hại cho mơi trường hay cơng nghệ sản xuất tấm lợp bằng sợi amimăng.

Theo báo đầu tư về thực tiển chuyển giao cơng nghệ trong thời gian qua, một quan chức cho rằng: “bên Việt Nam khơng cĩ đủ thơng tin về cơng nghệ và mơi trường, năng lưc đàm phán, hiểu biết về cơng nghệ cịn bị hạn chế và nhất là bị yếu quyền, yếu vốn trước đối tác nước ngồi. Ngồi ra khơng loại trừ khả năng do vụ lợi, và sự tắc trách của một số cán bộ Việt Nam đối với lợi ích chung, đã để bên nước ngồi lợi dụng. Ngồi ra các tổ chức tư vấn chuyển giao cơng nghệ của Việt Nam chưa làm đúng chức năng theo quy định của pháp luật.

Cũng theo thẩm định của các chuyên gia bộ KH CN MT nhiều dây chuyền thiết bị nhập vào nước ta chỉ chủ yếu phục vụ khâu gia cơng, lắp ráp, hồn thiện và bao gĩi sản phẩm, chỉ cĩ một bộ phận nhỏ cho khâu chế tạo. Điều này theo các chuyên gia tuy tạm thời phù hợp với trình độ phát triển cơng nghệ hiện tại nhưng chi phí phải trả cho nĩ cần phải được tính tốn sao cho tương xứng với trình độ chuyển giao cơng nghệ. Do khĩ khăn về tài chính nên chưa kiểm tra việc thực hiện đến nơi đến chốn.

Một phần của tài liệu Hoạt động chuyển giá tại các MNC ở việt nam trong thời gian qua (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)