Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau (Trang 72 - 73)

Qua ba năm hoạt động, xét về mặt quản trị rủi ro thì nhìn chung tổng thể rủi ro ở mức an toàn. Đặc biệt, việc quản lý rủi ro tín dụng và ngoại hối luôn được thực hiện rất tốt. Việc quản lý rủi ro vốn chủ sở hữu được quản lý tập trung trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, nếu tính riêng cho chi nhánh thì công tác này chưa được thực hiện tốt do sự sụt giảm liên tục của vốn chủ sở hữu. Để cải thiện điều này, ngân hàng cần phải dùng những biện pháp nhằm nâng cao hơn vốn chủ sở hữu bằng cách như: tăng lợi nhuận chưa phân phối, tăng trích lập các quỹ ( quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ khen thưởng và phúc lợi). Một vấn đề quan trọng mà ngân hàng cần phải xem xét và giải quyết trong vấn đề quản trị rủi ro đó là: tăng cường hơn nữa khả năng thanh khoản nhanh. Qua phân tích, ta thấy khả năng thanh toán của ngân hàng chưa cao, còn khả năng thanh toán nhanh thì thấp. Trong thời gian tới, song hành với việc thực hiện tăng trưởng tín dụng, để đảm bảo tính thanh khoản cao thì chi nhánh cần: cơ cấu lại nguồn vốn huy động sao cho tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trung

và dài hạn cao hơn nữa, tăng cường các khoản dự trữ thanh khoản như tiền mặt, tín phiếu Kho bạc nhà nước, tiền gửi tại các ngân hàng khác…, chủ yếu cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải theo dõi, dự báo tình hình lạm phát và lãi suất để có kế hoạch huy động vốn và tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý để vừa đạt lợi nhuận cao vừa hạn chế rủi ro do thay đổi lãi suất gây ra.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w