Phân tích các nghiệp vụ trung gian

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau (Trang 43 - 48)

Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu

Bảng 7: TÌNH HÌNH THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007

ĐVT: triệu USD

tiền (%) tiền (%)

I. Xuất khẩu 319 327 307 8 2.51 -20 -6.12

. Thanh toán tín dụng thư 143 151 148 8 5.59 -3 -1.99

. Thanh toán nhờ thu 20 9 30 -11 -55 21 233.33

. Thanh toán trực tiếp 156 167 129 11 7.05 -38 -22.75

II. Nhập khẩu 28 23 86 -5 -17.86 63 273.91

Tổng 347 350 393 3 0.86 43 12.29

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau năm 2005, 2006, 2007)

Xác định nghiệp vụ thanh toán quốc tế là nghiệp vụ đặc trưng của hệ thống ngân hàng ngoại thương, chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng thanh toán về các mặt như: phí hạ, nhanh chóng, đảm bảo an toàn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng khi đặt quan hệ với ngân hàng. Đó chính là yếu tố chính góp phần giúp ngân hàng vững mạnh về công tác thanh toán xuất nhập khẩu, làm tổng giá trị thanh toán tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2006, tỷ lệ tăng là 0.86 (%) so với năm 2005 và đến năm 2007, tỷ lệ tăng là 12.29 (%).

Ngoại thương Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2007 - Công tác thanh toán hàng xuất khẩu:

Năm 2006, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Cà Mau tiếp tục duy trì các bạn hàng truyền thống ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông…Để mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp đã tìm kiếm những khách hàng mới như: Úc, Hàn Quốc, Nga…để nâng cao khả năng bán hàng trong thời gian tới. Mặt hàng xuất khẩu thanh toán qua chi nhánh bao gồm tôm, mực, cá, ghẹ…chủ yếu chiếm tỷ trọng cao nhất là tôm đông. Hình thức thanh toán được khách hàng lựa chọn nhiều là thanh toán bằng hình thức tín dụng thư và thanh toán trực tiếp. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần nâng tổng giá trị thanh toán hàng thủy sản xuất khẩu qua chi nhánh tăng 2.51 (%) so với năm trước.

Tuy nhiên đến năm 2007, thị trường xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, bất lợi với những rào cản kỹ thuật về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu ngày càng khắt khe và nghiêm ngặt hơn. Việc xuất khẩu vào Nhật Bản - vốn là thị trường lớn và chủ yếu có xu hướng giảm do các mặt hàng thủy sản của các doanh nghiệp vi phạm tiêu chuẩn về dư lượng kháng sinh. Từ tháng 4 năm 2007, Nga đưa Việt Nam vào danh sách cấm xuất khẩu thủy sản vào thị trường này với lý do vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, tôm sú của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với tôm thẻ chân trắng của các nước như: Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia. Mặt khác, lĩnh vực thanh toán quốc tế không còn là lợi thế của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau bởi lẽ các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã triển khai và chủ động chào mời rộng rãi đến các doanh nghiệp trong tỉnh. Những yếu tố trên làm cho tổng giá trị thanh toán hàng xuất khẩu qua chi nhánh giảm 6.12(%) so với năm 2006.

- Công tác thanh toán hàng nhập khẩu

Do thị trường nhập khẩu tại địa bàn rất hạn chế do các doanh nghiệp chủ yếu nhập hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất như nhập các thiết bị sản xuất, hóa chất

Chi nhánh không cao. Năm 2006, nhu cầu nhập các thiết bị sản xuất giảm nên giá trị thanh toán nhập khẩu giảm 17.86 (%) so với năm 2005. Đến năm 2007, giá trị thanh toán nhập khẩu tăng mạnh với tỷ lệ 173.91 (%) chủ yếu là các khoản thanh toán của Ban quản lý dự án Khí – Điện – Đạm Cà Mau nhập máy móc, dây chuyền, thiết bị vận hành nhà máy điện.

Tình hình phát hành và thanh toán thẻ

Bảng 8: TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007

ĐVT: thẻ Loại Sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 THẺ GHI NỢ ATM Connect 24 5,162 5,221 5,346 VISA DEBIT 0 0 434 MTV 0 61 270 THẺ TÍN DỤNG VISA 3 3 18 MASTER 8 5 5 AMEX 3 2 5 Tổng 5,176 5,292 6,078

Qua các năm hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau liên tục áp dụng công nghệ tiên tiến và giao dịch tự động, không ngừng triển khai các đợt khuyến mãi phát hành thẻ. Tổng số lượng thẻ phát hành qua các năm tăng liên tục, nhiều nhất là năm 2007, tổng số thẻ phát hành đạt 6,708 (thẻ).

Đối với hoạt động phát hành thẻ ghi nợ, số lượng thẻ được phát hành chủ yếu là thẻ ghi nợ ATM connect 24. Với sự hỗ trợ của 5 điểm máy ATM và 9 máy EDC trong tỉnh cùng với thiết bị hỗ trợ thanh toán của toàn hệ thống Vietcombank, loại thẻ này được khách hàng ưa chuộng nhằm phục vụ cho việc rút tiền, chuyển khoản và thanh toán qua thẻ. Đối với hai sản phẩm thẻ Visa Debit và thẻ MTV nhờ vào những tính năng vượt trội đã có những bước phát triển nổi bật vào năm 2007.

- Thẻ Vietcombank MTV

+ Là sản phẩm liên kết giữa thương hiệu nổi tiếng MTV, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và tập đoàn thẻ Mastercard.

+ Độ an toàn về tài chính cao: Ngân hàng Vietcombank - Ngân hàng thương mại lớn và chuyên nghiệp nhất Việt Nam, với mạng lưới ngân hàng mạnh nhất và có mạng lưới rút tiền tự động ATM lớn nhất Việt Nam (hơn 400 máy ATM trên toàn quốc), hơn 5000 điểm chấp nhận thẻ và hàng nghìn các máy đọc thẻ tự động EDC trên toàn quốc của Vietcombank và 6 ngân hàng đại lý.

+ Tính toàn cầu : Thẻ MTV sẽ được chấp nhận ở 220 quốc gia với 7,5 triệu đối tác và 25.000 ngân hàng thành viên trên toàn thế giới.

+ Miễn phí rút tiền mặt tại mọi ATM của ngân hàng Vietcombank Việt nam, Rút tiền mặt tại mọi ATM của các ngân hàng đại lý của ngân hàng Vietcombank Việt Nam.

+ Thanh toán trực tiếp trên các máy cà thẻ điện tử EDC tại các đại lý chấp nhận thẻ MasterCard như: siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, đại lý vé máy bay, khu du lịch, bệnh viện, câu lạc bộ….tại Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra, sản phẩm còn được dùng để thanh toán trực tuyến mua hàng qua mạng…

- Thẻ Visa Debit: Thuận lợi của Visa Debit Card là phương thức thanh toán trực tiếp, nhờ đó khách hàng không phải lo các khoản rủi ro như khi dùng tiền mặt, như mất, tiền giả, mang vác, tính toán phải mang theo bao nhiêu tiền chi tiêu trong ngày... Visa và các thành viên hoạt động trên cơ sở chia sẻ thương hiệu và chia sẻ hạ tầng cơ sở, thẻ Visa Debit do một ngân hàng thành viên tại Việt Nam phát hành có thể sử dụng được tại bất kỳ các máy đọc thẻ điện tử tại các điểm bán hàng hoặc máy ATM của bất cứ ngân hàng nào trong hệ thống, trên toàn thế giới. Nhờ đó sự thuận lợi còn vượt trội thẻ ATM, khi thẻ ATM của ngân hàng nào chỉ sử dụng được tại máy của ngân hàng đó. Hiện nay trên thế giới Visa Debit Card được chấp nhận thanh toán tại 24 triệu điểm và hơn 1 triệu máy ATM. Riêng tại Việt Nam có hơn 6.100 điểm bán hàng và 500 máy ATM chấp nhận các loại thẻ Visa.

Đối với hoạt động phát hành thẻ tín dụng, ngân hàng thực hiện phát hành 3 loại thẻ tín dụng quốc tế, gồm: thẻ Visa, Master và Amex (American Express). Thẻ cho phép:

+ Chi tiêu trước, trả tiền sau với thời hạn ưu đãi không tính lãi từ 16-46 ngày. + Mua sắm hàng hóa, vật dụng, đồ mỹ nghệ... tại các cửa hàng, siêu thị

+ Thanh toán dịch vụ nhà hàng, khách sạn, du lịch, mua vé máy bay…

+ Thanh toán tiền đặt báo chí, học phí, viện phí, đặt phòng khách sạn, đăng ký tour du lịch, đặt mua hàng hóa qua điện thoại, thư tín hoặc thực hiện các dịch vụ trên Internet.

+ Chi tiêu khắp nơi trên thế giới bằng bất cứ loại ngoại tệ nào, giao dịch bằng ngoại tệ sẽ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam để thanh toán lại cho VCB.

Tuy có nhiều tính năng đa dạng nhưng hiện nay nhu cầu của khách hàng còn ít, chủ thẻ chủ yếu là khách hàng thuộc các doanh nghiệp có nhu cầu đi công tác ở nước ngoài. Cho nên số lượng thẻ phát hành rất ít. Với tốc độ phát triển của Cà Mau hiện nay, tương lai thu nhập của người dân sẽ tăng và sự xuất hiện của các doanh nghiệp càng nhiều. Kéo theo đó là nhu cầu đi du lịch, học tập và công tác, làm việc…ở nước ngoài ngày càng nhiều. Ngân hàng cần quan tâm, nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đối tượng này. Khi đó, công tác phát hành thẻ sẽ ngày càng hiệu quả hơn nữa.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w