5. Nội dung nghiê nc ứu:
2.5.6 Đòi tiề n/ chiết khấu bộ chứng từ thư tín dụng xuất khẩu:
Khi khách hàng có yêu cầu đòi tiền / chiết khấu chứng từ thư tín dụng xuất khẩu VPBank sẽ yêu cầu khách hàng xuất trình các chứng từ sau:
- Thư tín dụng bản gốc: VPBank đóng dấu
- Đề nghị thu tiền / chiết khấu hàng xuất khẩu (theo mẫu VPBank)
- Tờ khai Hải Quan bản gốc, bản sao: để xác định có hàng xuất khẩu thực tế. - Bộ chứng từ (hóa đơn, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ…)
Sau đó, VPBank sẽ kiểm tra bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ, VPBank sẽ tiến hành gởi bộ chứng từ để đòi tiền. Nếu bộ chứng từ có bất hợp lệ, VPBank sẽ yêu cầu khách hàng sửa chứng từ cho phù hợp với thư tíndụng. Nếu chứng từ bất hợp lệ không sửa được, VPBank sẽ yêu cầu khách hàng làm văn bản cam kết “bộ chứng từ có bất hợp lệ, đề nghị VPBank gởi chứng từ. Công ty chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán”. VPBank sẽ liệt kê bất hợp lệ trên thư đòi tiềnvà gởi chứng từ theo phương thức nhờ thu.
Đối với bộ chứng từ hợp lệ sau 5 ngày làm việc, nếu vẫn chưa nhận được tiền thanh toán, VPBank sẽ gởi điện cho ngân hàng phát hành hỏi lý do chưa thanh toán. Đối với bộ chứng từ bất hợp lệ, sau 5 ngày làm việc nếu vẫn chưa nhận được tiền thanh toán, VPBank sẽ đánh điện hỏi ngân hàng phát hành các bất hợp lệ đã được chấp nhận hay chưa.
Khi khách hàng có yêu cầu chiết khấu thì VPBank sẽ căn cứ trên tình trạng bộ chứng từ để quyết định chiết khấu. Đối với bộ chứng từ hợp lệ, tỷ lệ chiết khấu từ 95-98%, VPBank sẽ đánh giá khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành (có quan hệ đại lý với VPBank không…, có quan hệ đại lý với các ngân hàng bạn của VPBank không?...). Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ, VPBank ngoài đánh giá khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành còn phải xét mối quan hệ của VPBank với khách hàng. Tuy nhiên, khi chiết khấu chứng từ bất hợp lệ, VPBank sẽ gặp rủi ro như đã trình bàyở trên.
Kết luận chương 2
Thông qua nội dung trình bàyở chương 2, luận văntập trung vào các vấn đề sau: - Giới thiệu khái quát về sự hình thành và phát triển của VPBank. Kế đó, luận văn trình bày tình hình hoạt động thanh toán quốc tế nói chung cũng như vị trí phương thức tín dụng chứng từtại VPBank nói riêng. Để từ đó cho thấy đây là phương thức chiếm tỷ trọng lớn trong các phương thức thanh toán quốc tế tại VPBank.
- Nêu ra các nhân tố khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng thuận lợi hoặc bất lợi cho hoạt động tín dụng chứng từ của VPBank. Trên cơ sở đó, luận văn đi sâu nghiên cứu những rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại VPBank. Những rủi ro này được hệ thống lại căn cứ vào kết quả điều tra khảo sát trong VPBank. Bên cạnh đó, những rủi ro này cònđược phân tích và minh họa bằng những ví dụ thực tế tại VPBank bằng nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn như ở góc độ là ngân hàng phát hành, những rủi ro VPBank gặp phải là rủi ro do thiên tai, khách hàng khiếu kiện tình trạng chứng từ, phát hành thư tín dụng không đúng hợp đồng… Trái lại ở góc độ là ngân hàng xuất trình chứng từ, rủi ro VPBank gặp phải lại là rủi ro không thể thực hiện điều khoản trong thư tín dụng, khi chiết khấu bộ chứng từ bất hợp lệ… Từ đó, xác định được những nguyên nhân khách quan, chủ quan gây ra những rủi ro này: trình độ nghiệp vụ, do khách hàng, thiếu kiểm tra giám sát… Sau đó, đánh giá công tác phòng chống rủi ro tín dụng chứng từ tại VPBank. Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra rủi ro và đánh giá công tác phòng chống rủi ro sẽ tạo tiền đề choviệc đề ra những giải pháp kiến nghị ở chương 3. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng góp phần hạn chế, giảm thiểu rủi ro khi thực hiện hoạt động tín dụng chứng từ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của phương thức này trong tương lai.
Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại VPBank