5. Nội dung nghiê nc ứu:
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng chứng từ
2.3.1.1 Các nhân tố khách quan:
- Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thếgiới (WTO) mở ra cơ hội cho các nhà doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng hoạt động thương mại trên thị trường thế giới. Điều này làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, cũng như doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng, trong đó có VPBank. - Đồng USD mất giá tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể vay ngoại tệ để nhập khẩuhàng hóa với giá rẻ hơn phục vụ công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.
- Các doanh nghiệp lớn đã có quan hệ với VPBank lâu năm vẫn tiếp tục sử dụng các sản phẩm thanh toán của VPBank do thói quen và phương thức phục vụ khách hàng của VPBank.
- UCP600 và ISBP681 ra đời sửa đổi, bổ sung UCP500 và ISBP 645 tạo điều kiện cho phương thức giao dịch tín dụng chứng từ thuận lợi hơn (quy định thời gian thanh toán, lập chứng từ …)
2.3.1.2 Các nhân tố chủ quan:
- VPBank là ngân hàng thương mại cổ phần có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế nên được đa số các doanh nghiệp tin cậy và thực hiện giao dịch. Hơn nữa, trong nhiều năm liên tiếp, VPBank luôn được các ngân hàng lớn như CitiBank, The Bank of New York... công nhận về chất lượng hoạt động trong các giao dịch thanh toán quốc tế.Tỷ lệ điện đạt chuẩn trong giao dịch với các ngân hàng này luôn đạt trên 99%. Ngoài ra, một số khách hàng nước ngoài chỉ đồng ý thực hiện giao dịch với khách hàng trong nước thông qua thư tín dụng mở tại VPBank. - Mạng lướingân hàngđại lý ở nhiều nước trên thế giới. Do đó, mang lại sự an tâm, tin tưởng của khách hàng khi giao dịch với VPBank.Bên cạnh đó, trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở vật chất hiện đại như hệ thống SWIFT và hệ thống T24 (Core Banking) giúp cho việc quản lý tài khoản, chuyển và nhận điện tự động … đã làm cho việc thực hiện nghiệp vụ một cách nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu giao dịch ngày càng đadạng phong phú của khách hàng.
- Một số chi nhánh lớn: Hồ Chí Minh, Sài Gòn … và Hội sở bộ phận thanh toán quốc tế có đội ngũ nhân viên đông đảo, trình độ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm xử lý các giao dịch tín dụng chứng từ phức tạp và chính sách phục vụ khách hàng lâu năm: Phí dịch vụ giảm, tỷ lệ ký quỹ thấp so với mức chuẩn.
- Đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn cũng như mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu và chiết khấu bộ chứng từ của doanh nghiệp.
2.3.2Ảnh hưởng tiêu cực
2.3.1.1 Các nhân tố khách quan:
- Hệ thống ngân hàng ngày càng đông đúc với sự ra đời của nhiều ngân hàng mới như: Liên Việt, Dầu Khí, Bảo Việt … cùng với sự đổ bộ của các ngân hàng nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO cũng như các ngân hàng cũ như: ACB, Sacombank … nên việc mở rộng mạng lưới giao dịch là một thách thức đối với VPBank và hệ thống ngân hàng. Do đó, vấn đề cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần, khách hàng … là điều không thể tránh khỏi.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát của Ngân hàng nhà nước: tăng dự trữ, mua trái phiếu bắt buộc ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng trong đó có VPBank. Bởi vì thiếu nguồn tiền để cho vay nên các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động tiền gởi dẫn đến tăng lãi suất cho vay hoặc hạn chế cho vay nhất là đối với chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn khi chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu để có vốn hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Giá dầu và lạm phát tăng caolàm chi phí sản xuất hàng xuấtkhẩu và chi phí nhập khẩu tăng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
2.3.2.2 Các nhân tố chủ quan:
Dù có nhiều nỗ lực trong việc thu hút khách hàng mới nhưng vẫn gặp nhiều hạn chế so với các ngân hàng khác cụ thể như:
- Sự phối hợp giữa bộ phận tín dụng và thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ chưa phát huy được hiệu quả. Bởi vì khách hàng giao dịch thanh toán quốc tế (thư tín dụng) có những đặc thù khác biệt so với khách hàng cho vay thông thường. Tuy nhiên, việc tiếp thị khách hàng thanh toán quốc tế mới lại do bộ phận tín dụng thực hiện nhưng bộ phận tín dụng lại không am hiểu sâu nghiệp vụ thanh toán quốc tế nên gặp khó khăn khi tư vấn cho khách hàng. Kế đó, khi khách hàng có nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu thì bộ phận thanh toán quốc tế không thể trả lời ngay
được do không biết số lượng ngoại tệ đang có nên phải mất thời gian liên lạc với bộ phận kinh doanh ngoại tệ sau đó mới thông báo cho khách hàng. Điều này làm chậm trễ việc xử lý các giao dịch và làm khách hàng mất thời gian chờ đợi.
- Giải pháp thu hút khách hàng mới chỉ dừng lại việc giảm phí giao dịch. Tuy nhiên, việc giảm phí giao dịch lại dẫn đến cuộc chạy đua về phí giao dịch giữa các ngân hàng khác Mặt khác, phí giao dịch lại chưa có sự linh hoạt thiếu hợp lý chẳng hạn như: phí mở thư tín dụng trả ngay và trả chậm là bằng nhau nhưng mức độ rủi ro của thư tín dụng trả chậm cao hơn trả ngay rất nhiều. Kế đó, với mức phí mở và thanh toán tối đa 300 USD thì VPBank chỉ thu được mức phí tối đa là 300 USD đối với thư tín dụng trị giá > 200.000 USD vì thực tế nghĩa vụ thanh toán của VPBank cao hơn.
- Không có thông tin về phí dịch vụ của bên ngân hàng nước ngoài để tư vấnvà giải thích cặn kẽ cho khách hàng nhằm tiết kiệm chi phí khi giao dịch mà chỉ quan tâm đến việc thu tiền hàng cho khách hàng. Do đó, khi khách hàng khiếu nại phí ngân hàng bị khấu trừ quá cao thì nhân viên chỉ có thể xuất trình điện của ngân hàng nước ngoài gởi cho mình và giải thích với khách hàng là other bank charge.
- Về đội ngũcán bộ thanh toán quốc tế: có sự chênh lệch về trìnhđộ và kinh nghiệm làm việc. Ngoài Hội sở và 2 chi nhánh lớn ở phía nam: Hồ Chí Minh và Sài Gòn có đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Bởi vì đây là hai trung tâm đào tạo đội ngũ nhân viên cho các chi nhánh khác và được ưu tiên đầu tư công nghệ phục vụ công tác thanh toán quốc tế. Các chi nhánh khác cử người lên hội sở hoặc chi nhánh Hồ Chí Minh và Sài Gònđể đào tạo trong 2 tháng rồi về làm việc. Do đó, kỹ năng nghiệp vụ nhận định những sai biệt trong việc soạn thảo thư tín dụng và kiểm tra chứng từ là điều không thể tránh khỏi.
- Hệ thống công nghệ thông tin giữa các chi nhánh còn có sự chênh lệch: Để tiết kiệm chi phí chỉ có hội sở được trang bị hệ thống SWIFT để truyền điện trực tiếp ra nước ngoài. Các chi nhánh còn lại chủ yếu soạn thư tín dụng trên phần mềm ứng dụng rồi gởi ra hội sở. Tuy nhiên, chương trìnhứng dụng này vẫn chưa tương thích với hệ thống SWIFT nên đôi khihội sở nhận điện soạn thảo từ chi nhánh vẫn phải
cập nhật dữ liệu thủ công. Việc này làm Hội sở tốn thêm thời gian và chi phí xử lý điện của chi nhánh và đôi khi khó tránh khỏi những sai sót.
2.4 Các rủi ro thường gặp đối với phương thức tín dụng chứng từ tại
VPBank
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán chiếm tỷ trọng cao so với các phương thức thanh toán khác ở VPBank. Đây là phương thức thanh toán thu được nhiều phí dịch vụ nhất so với các phương thức thanh toán khác nhưng cũng hàm chứa những rủi ro cho VPBank khi tham gia phương thức này. Do đó, khi xảy ra rủi ro dù là lỗi của khách hàng hay các ngân hàng tham gia tín dụng chứng từ thì cũng gây ra những thiệt hại đáng kể về mặt tài chính và uy tín của VPBank. Tuy nhiên, cho đến nay, VPBank vẫn chưa có một tài liệu chính thức để đánh giá về rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ. Do đó để đánh giá rủi ro trong lĩnh vực này, tác giả đã tiến hành điều tra tại các chi nhánh từ 100 người, trong đó có chi nhánh Hồ Chí Minh và Sài Gòn. Đây là 2 chi nhánh có quy mô hoạt động thanh toán quốc tế lớn nhất trên toàn hệ thống VPBank. Danh sách các đối tượng khảo sát và kết quả chi tiết khảo sát được đính kèmở phần phụ lục. Kế đó, cùng với việc phân tích, đánh giá các tình huống thực tế, tác giả xin trình bày một cách khái quát các vấn đề rủi ro như sau:
2.4.1 Đối với thư tín dụng nhập khẩu:
Ở góc độ ngân hàng phát hành, rủi ro phát sinhcủa VPBank rất đa dạng và phân tán ở nhiều chi nhánh khác nhau. Do đó, để tập hợp các rủi ro này nhằm mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống cần có sự khảo sát thu thập ý kiến của những nhân viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ hàng ngày. Thông qua việc khảo sát, tác giả sẽ có thể nhận biết được những rủi ro thường gặp và đánh giá những ảnh hưởng của các rủi ro này đối với VPBank. Kết quả khảo sát cho thấy các rủi ro phát sinh do trình độ nghiệp vụ nhân viên của VPBank và khách hàng. Chi tiết các loại rủi ro và ý kiến trả lời được thể hiện trong bảng3 dưới đây:
Bảng3: Rủi ro đối với thư tín dụng nhập khẩu (có 100/100 người trả lời câu hỏi)
STT Loại rủi ro Số
phiếu
Tỷ lệ (%)
1 Người yêu cầu phát hành thư tín dụng mất khả năng thanh toán
20 20
2 Giá cả hàng hóa biến động bất lợi 5 5
3 Thông báo chứng từ bất hợp lệ không đúng quy định thời gian của UCP600
5 5
4 Khách hàng khiếu kiện về tình trạng bất hợp lệ của chứng từ do sự thiếu hiểu biết của nhân viên
5 5
5 Một bản vận đơn đường biển bản gốc nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng
15 15
6 Tranh chấp liên quan đến phát hành bảo lãnh nhận hàng 5 5 7 Bất đồng quan điểm chứng từ bất hợp lệ giữa ngân hàng
phát hành và ngân hàng xuất trình khi đã thông báo bất hợp lệ cho khách hàng
10 10
8 Thông báo từ chối thanh toán nhưng vẫn giao chứng từ cho người yêu cầu phát hành thư tín dụng khi họ muốn nhận hàng mà không chờ ý kiến của ngân hàng xuất trình
20 20
9 Thanh toán không đúng chỉ thị của ngân hàng xuất trình nên tiền bị trả lại
3 3
10 Người thụ hưởng lập chứng từ giả để lừa ngân hàng 2 2 11 Khách hàng khiếu kiện vì không phát hành thư tín dụng
đúng nội dung hợp đồng
3 3
12 Khách hàng không nhận được đúng hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng
5 5
13 Khách hàng không nhận được hàng vì gặp thiên tai 2 2 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Những rủi ro chiếm tỷ lệ lớn (>10%) ở bảng 2 thường được quan tâm kiểm soát rất chặt chẽ nên ít khi xảy ra. Trái lại, những rủi ro khác mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng khi rủi ro này xảy ra ảnh hưởng đến uy tín của VPBank và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng rất nhiều. Những rủi ro này được minh họa bằng các tình huống thực tế dưới đây:
2.4.1.1 Rủi ro do thiên tai:
Ví dụ 1: Công ty Trường Sao yêu cầu VPBank phát hànhthư tín dụngtrả ngay trị giá USD250,000 mặt hàng gỗ tròn, điều kiện giao hàng CFR HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Theo đề nghị của VPBank trước khi phát hành thư tín dụng,công ty Trường Sao đã mua bảo hiểm cho lô hàng theo điềukiện ICC clause C 1982. Khi nhận được thông báo thư tín dụng từ ngân hàng Standard Chartered Bank, Singapore, người bán tiến hành giao hàng. Tuy nhiên, do cơn bão Durian làm tàu chở hàng chìm trên đường đi từ Indonesia về Việt Nam. Khi nhận được tin này, công ty Trường Sao đã liên hệ với Pjico để xúc tiến việcbồi thường thiệt hại của lô hàng. Tuy nhiên, Pjico thông báo công ty Trường Sao khi người bán giao hàng đã không đóng gói hàng trong kiện do đó tổn thất này thuộc điều khoản loại trừ nên không được bồi thường. Công ty Trường Sao đã thông báo với VPBank về việc này và đề nghị VPBank tìm cách từ chối thanh toán bộ chứng từ. Vì vậy, sau khi nhận được bộchứng từ, VPBank kiểm tra và xác định bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với quy định thư tín dụng. Theođiều 5, 15 UCP600, VPBank có trách nhiệm thanh toán USD250,000 cho Standard Chartered Bank Singapore, ngay cả khi công ty Trường Sao không nhận được hàng. Trước tình hình đó, VPBankđề nghị Công ty Trường Sao nộp tiền để thanh toán thư tín dụng này. Bởi vì trong đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng, phần cam kết của người yêu cầu mở thư tín dụng có điều khoản “Công ty chúng tôi cam kết thanh toán thư tín dụng khi bộ chứng từ xuất trình hợp lệ dù hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát”.
Nguyên nhân: Trong kinh doanh có những rủi ro mà cả người mua và người bán đều không thể dự đoán được.
Kết quả: Mặc dù công tyTrường Saokhông nhận được hàng nhưng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng cam kết. VPBank thanh toán cho Standard Chartered Bank Singapore USD250,000.
Lời bình:
Để tiết kiệm chi phí, khi mua bảo hiểm theo yêu cầu của VPBank, công ty Trường Sao chỉ mua bảo hiểm rủi ro theo điều kiện ICC clause C 1982 (mức thấp nhất). Mặt khác, lĩnh vực bảo hiểm là lĩnh vực hoàn toàn khác biệt với hoạt động dịch vụ ngân hàng. Do đó, VPBank không thể nào nắm được hết các điều khoản loại trừ trong bộ điều khoản ICC clause C 1982. Khi rủi ro này xảy ra, VPBank là người phải có trách nhiệm thanh toán cho Standard Chartered Bank, Singapore ngay khi hàng hóa không về được Việt Nam. Bởi vì theo UCP600, ngân hàng giao dịch dựa trên chứng từ chứ không phải hàng hóa.
2.4.1.2 Khách hàng khiếu kiện tình trạng bộ chứng từ:
Ví dụ 2: Công ty Môi trường xanh yêu cầu VPBankphát hànhthư tín dụngtrả ngay trị giá EUR40,000 mặt hàng máy móc thiết bị, điều kiện giao hàng CIF HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Khi nhận bộ chứng từ, VPBank kiểm tra và xác định chứng từ hợp lệ nên thông báo công ty Môi trường xanh nộp tiền để nhận chứng từ. Tuy nhiên, khi công ty Môi trường xanh làm thủ tục nhận hàng thì Hải Quan từ chối cho công ty Môi trường xanh nhận hàng và phạt 10 triệu đồng vì lý do giấy chứng nhận xuất xứ viết tay chứ không in sẵn hay đánh máy. Côngty Môi trường xanh đã đề nghị VPBank giải thích “VPBank thông báo chứng từ hợp lệ nhưng công ty không được nhận hàng?”. VPBank cũng giải thích trong UCP600 và ISBP681 không có điều khoản quy định giấy chứng nhận xuất xứ không được viết tay nên không chịu trách nhiệm về việc công ty không nhận được hàng. Tuy nhiên, để công
ty Môi trường xanh có thể nhận hàng, VPBank đã gởi điện cho ngân hàng người bán ở Ý đề nghị gởi lạibộ giấy chứng nhận xuất xứ khác và VPBank sẽ gởi trả lại bộgiấy chứng nhận xuất xứcũvì không thể làm thủ tục Hải Quan. Mười ngày sau VPBank mới nhận được bộ giấy chứng nhận xuất xứ khác để công ty Môi trường xanhđi nhận hàng.
Nguyên nhân: UCP vẫn chỉ là tập quán quốc tế và không thể vượt lên trên luật quốc gia. Bởi vì theo công văn 1690 hướng dẫncủa Tổng cục Hải Quan không chấp