Ngân hàng nhà nước:

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại VP Bank (Trang 85 - 107)

5. Nội dung nghiê nc ứu:

3.6.2 Ngân hàng nhà nước:

- Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống ngân hàng thương mại Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện các quy trình, quy định cho hoạt động thanh toán quốc tế. Xây dựng các phương pháp kiểm tra, giám sát hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại theo luật pháp nước ta và các chuẩn mực quốc tế.

- Hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt độngthanh toán quốc tếcho toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại. Xây dựng một hệ thống công nghệ đảm bảo thu thập được những thông tin quản trị cần thiết chongân hàng kịp thời để làm cơ sở cho những quyết định kinh doanhngân hàng.

Kết luận chương 3

Để hạnchế phòng ngừa rủi rotín dụng chứng từtại VPBank dựa trên việc phân tích thực trạng, nguyên nhân và những ví dụ rủi ro thực tế đã xảy ra ở chương 2, chương 3 đã dựa trên cơ sở này để tập trung vào các vấn đề sau:

- Mục đích các giải pháp là bảo vệ quyềnlợi của khách hàng và VPBank, tiết kiệm thời gian và chi phí để xử lý rủi ro.

- Cơ sở để xây dựng các giải pháp là các quy định của chính phủ, ngân hàng nhà nước và các tập quán quốc tế …

- Xây dựng các giải pháp phòng ngừa rủi ro dựa trên các ví dụ rủi ro thực tế đã xảy raở chương 2.Các giải pháp này bao gồm 2 nhóm giải pháp:

+ Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi xảyra rủi ro bao gồm việc trích dự phòng và mua bảo hiểm rủi ro bên cạnh việc nâng cao trình độ quản lý rủi ro của cán bộ nghiệp vụ.

+ Nhóm giải pháp ngăn ngừa hạn chế những rủi ro đã xảy ra trong quá trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ dựa trên những ví dụ thực tế đã xảy ra ở chương 2. Nhóm giải pháp này liên quan chủ yếu đến con người, khách hàng, quy trình nghiệp vụ… Đây cũng là những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa phương thức thanh toán tín dụng chứng từ phù hợp với tình hình vàđiều kiện thực tế của hệ thống VPBank.

Ngoài ra, vớinhững kiến nghị mang tính hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng, tác giả hy vọng rằng những giải pháp phòng chống rủi ro này sẽ được vận dụng khả thi trong môi trường hoạt động thực tế của VPBank và mang lại hiệu quả cao nhất.

Kết luận

Trong các phương thức thanh toán, phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến rộng rãi trong hoạt động thương mại quốc tế. Bởi vì phương thức này có được những ưu điểm so với các phương thức thanh toán khác và hạn chế rủi ro cho các nhà xuất nhập khẩu do sự tham gia bảo lãnh của ngân hàng. Tuy nhiên, phương thức này vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro cho các bên tham gia nhất là ngân hàng nên đòi hỏi phải có sự am hiểu về phương thức này để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động. Vì vậy, trong thời gian qua, với sự quan tâm của ban lãnhđạo VPBank và sự nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động tín dụng chứng từ đã có sự phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững hạn chế rủi ro, cần phải có những giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro của hoạt động này

Vì lý do đó, luận văn này được ra đời và là quá trình nghiên cứu của tác giả, từ lý luận khoa học, tập quán quốc tế và thực tiễn công việc hằng ngày của VPBank. Luận văn đã khái quátđược rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ đối với các đối tượng liên quan, nhất là đối tượng ngân hàng và đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro đó. Mặc dù đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi VPBank, một ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô trung bìnhnhưng các rủi rotrong tín dụng chứng từ ở VPBank là các rủi ro mà các ngân hàng thương mại có thể gặp phải. Do đó, những giải pháp hạn chế rủi ro đề raluận văn không chỉ áp dụng được tại VPBank mà còn có thể áp dụng chohệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tác giả mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực tín dụng chứng từ về nội dung và tính thiết thực của đề tài trong việc ngăn chặn hạn chế rủi ro của hoạt động tín dụng chứng từ và nâng cao hiệu quả hoạt động của VPBank.

Tài liệu tham khảo

1. ACB, Tài liệu tập huấn thanh toán quốc tế

2. Biện Phi Hùng (2007), Rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại

ngân hàng ngoại thương Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế

thiệt hại.

3. Công trình dự thi giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” (2006), Các tranh chấp thường phát sinh trong phương thức thanh toán tín dụng chứng

từ ở Việt Nam

4. Đoàn Thị Hồng Vân (2005), Giáo trình kỹ thuật ngoại thương, Nhà xuất bản thống kê.

5. Đoàn Thị Hồng Vân (2007), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, Nhà xuất bản lao động xã hội.

6. Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Hồng Thu, Lê Tấn Bửu, Bùi Thanh Tráng,

Rủi ro kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê.

7. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2007), Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín

dụng chứng từ, giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

8. Nguyễn Trọng Thùy (2000), Hướng dẫn thực hành quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP500, Nhà xuất bản thống kê.

9. Phòng thương mại quốc tế (2007),Bộ tập quán quốc tế về L/C, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân.

10. Võ Thanh Thu (2005), Hỏivàđáp về thanh toán xuất nhập khẩu qua phương

thức tín dụng chứng từ, Nhà xuất bản thống kê. 11. VPBank, Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế

12. Website VPBank:www.vpb.com.vn

13. Webiste ngân hàng nhà nước:www.sbv.gov.vn 14. Website hoạt động khoa học:

15. Website Vietnam branding:http://vietnambranding.com/thong-tin/phong-su- thuong-hieu/1107/UCP-600-%E2%80%93-han-che-rui-ro-trong-thanh-toan- quoc-te

16. WebsiteĐại Học Quốc Gia TPHCM, khoa kinh tế đối ngoại: http://www.ktdoingoai.com/diendan/showthread.php?t=1885 17. Website tạp chí thương mại:

http://www.tapchithuongmai.vn/home/detail.php?iCat=106&iData=385&mo dule=news

18. Website người lao động:http://www.nld.com.vn/tintuc/kinh-te/140664.asp 19. Website tạp chí kế toán:http://www.tapchiketoan.com/ngan-hang-tai-

chinh/ngan-hang-thuong-mai/bao-thanh-toan-dich-vu-tien-ich-ngan-hang- cung-cap-cho-doanh-nghiep-ban-2.html

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Kính chào các anh/chị, chúng tôi đang tiến hành một cuộc khảo sát về hoạt động tín dụng chứng từ tại VPBank. Mục đích của cuộc khảo sát này là tìm hiểu những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện giao dịch tín dụng chứng từ để từ đó xây dựng các giải pháp có tính khả thi trong việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Vì vậy, chúng tôi mong nhận được sự hỗ trợ tích của anh/chị trong việc cung cấp các thông tin theo bảng này

Tên người trả lời : ... Nơi làm việc : ...

Phần 1: Thư tín dụng xuất khẩu

1. Khi nhận được thư tín dụng / sửa đổi từ ngân hàng phát hành, anh/chị thường thông báo cho người thụ hưởng bằng cách nào

 Điện thoại  Gởi thư  Email

2. Thời gian để thông báo thư tín dụng / sửa đổi:

 Trong ngày làm việc kể từ khi nhận được thư tín dụng / sửa đổi  Sau 1 ngày

 Sau 2 ngày

 Khác, xin nêu rõ: ...

3. Khi thông báo thư tín dụng / sửa đổi cho người thụ hưởng, ngân hàng thường gặp những rủi ro nào?

 Sai sót của bưu điện, dịch vụ chuyển phát thư làm thất lạc thư tín dụng, sửa đổi gốc

 Bị khách hàng khiếu kiện vì thông báo, chuyển tiếp chậm  Xác định tính xác thực của thư tín dụng, sửa đổi

 Khác, xin nêu rõ: ...

4. Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, ngân hàng hoàn tất việc kiểm tra trong thời hạn

 < 1 ngày

 2– 3 ngày

 4– 5 ngày

 Khác, xin nêu rõ: ...

5. Khi kiểm tra chứng từ, những chứng từ nào ngân hàng thường gặp sai sót  Hối phiếu

 Hóa đơn  Vận đơn

6. Khi kiểm tra chứng từ, ngân hàng thường gặp sai sót nào trên chứng từ:  Mô tả hàng hóa không đúng thư tín dụng

 Chứng từ bảo hiểm không được ký hậu

 Xuất trình chứng từ không đúng thời hạn quy định của thư tín dụng

 Khác, xin nêu rõ: ...

7. Những khó khăn mà ngân hàng thường gặp khi kiểm tra chứng từ là:

 Thư tín dụng có những điều khoản không rõ ràng

 Điều khoản trong thư tín dụng mâu thuẫn nhau

 Người thụ hưởng không biết lập chứng từ theo yêu cầu thư tín dụng

 Khác, xin nêu rõ: ...

8. Loại hình chiết khấu mà ngân hàng đang sử dụng là:

 Miễn truy đòi

 Có truy đòi

 Khác, xin nêu rõ: ...

9. Tỷ lệ chiết khấu mà ngân hàng đang áp dụng là:

 95-98%

 <90%

10. Ngân hàng chiết khấu cho khách hàng trong trường hợp:

 Bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng phát hành có uy tín thanh toán hay ngân hàng phát hành có quan hệ đại lý

 Ngân hàng phát hành cam kết thanh toán vào ngày đáo hạn hối phiếu trả chậm, ngân hàng phát hành có uy tín thanh toán hay ngân hàng phát hành có quan hệ đại lý

 Bộ chứng từ bất hợp lệ nhưng người thụ hưởng có quan hệ lâu năm với ngân hàng.

 Khác, xin nêu rõ: ...

11. Những rủi ro mà ngân hàng gặp khi chiết khấu chứng từ là:

 Không phát hiện hết sai sót của chứng từ nên ngân hàng phát hành từ chối thanh toán

 Chiết khấu chứng từ bất hợp lệ

 Bất đồng quan điểm chứng từ bất hợp lệ với ngân hàng phát hành

 Khác, xin nêu rõ: ...

Phần 2: Thư tín dụng nhập khẩu

1. Mức ký quỹ ngân hàng thường áp dụng cho khách hàng là

 10-15% đối với khách hàng giao dịch lâu năm  25-30% đối với khách hàng giao dịch mới giao dịch

 100% đối với hàng hóa nhập khẩu khó tiêu thụ trên thị trường

2. Ngân hàng có kiểm tra lại điều khoản trong đơn đề nghị phát hành thư tín dụng và hợp đồng không?

 Có

Không

3. Nếu điều khoản trong đơn đề nghị phát hành thư tín dụng và hợp đồng không giống nhau, ngân hàng sẽ đề nghị khách hàng:

 Ký xác nhận điểm khác biệt trên đề nghị phát hành thư tín dụng  Bổ sung phụ lục hợp đồng đối với các điểm khác biệt

 Chịu phí sửa đổi thư tín dụng nếu người thụ hưởng không chấp nhận.

 Khác, xin nêu rõ: ...

4.Khi phát hành thư tín dụng ngân hàng thường quy định mục “Available with …”  Any bank by negotiation

 Any bank by payment

 Any bank by deferred payment.

 Khác, xin nêu rõ: ...

5. Ngân hàng có phát hành bảo lãnh nhận hàng theo yêu cầu khách hàng không?

 Có

 Không

6. Ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận hàng cho khách hàng khi:

 Đã nộp tiền 100% trị giá thư tín dụng.

 Cam kết chấp nhận tất cả bất hợp lệ của chứng từ  Xuất trình bản sao hóa đơn và vận đơn

 Cam kết thanh toán phần chênh lệch nếu trị giá bộ chứng từ lớn hơn trị giá bảo lãnh nhận hàng

7. Khi phát hành sửa đổi thư tín dụng, người chịu phí là:

 Người yêu cầu do người thụ hưởng không đồng ý thư tín dụng phát hành khác hợp đồng

 Người thụ hưởng không thực hiện đượcnhững điều khoản trong thư tín dụng  Ngân hàng do sai sót khi thực hiện nghiệp vụ

8. Khi nhận được bộ chứng từ, ngân hàng hoàn tất việc kiểm tra trong thời hạn  < 1 ngày

 2– 3 ngày

 4– 5 ngày

 Khác, xin nêu rõ: ...

8. Ngân hàng có phát hiện được bất hợp lệ dù ngân hàng xuất trình xác nhận chứng từ phù hợp

 Có

 Không

9. Nội dung thông báo tình trạng chứng từ cho khách hàng:

 Chứng từ phù hợp, đề nghị thanh toán trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo

 Chứng từ bất hợp lệ, đề nghị phản hồi trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo

10. Những rủi ro ngân hàng thường gặp khi thanh toán chứng từ nhập khẩu là:

 Người yêu cầu phát hành thư tín dụng mất khả năng thanh toán

 Bất đồng quan điểm chứng từ bất hợp lệ giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng xuất trình khiđã thông báo bất hợp lệ cho khách hàng

Khách hàng khiếu kiện vì không phát hành thư tín dụng đúng nội dung hợp đồng

 Khác, xin nêu rõ: ...

Kiến nghị: Anh/chị có ý kiến gìđảm giảm thiểu rủi ro tín dụngchứng từ cho ngân hàng? ... ... ... ... ... ...

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ CHI TIẾT VIỆC KHẢO SÁT

Phần1: Thư tín dụng xuất khẩu

1. Hình thức thông báo và thời gian thông báo:

- Việc thông báo thư tín dụng / sửa đổi được ưu tiên sử dụngtại ngân hàng là điện thoại (chiếm tỷ lệ 65%) vì tính tiện lợi nhanh chóng của điện thoại, các hình thức còn lại là thư (chiếm 25%) và email (10%)

- Thời gian thông báo là “Trong ngày làm việc kể từ khi nhận được thư tín dụng / sửa đổi” (chiếm tỷ lệ 90%) cho thấy thời gian phục vụ khách hàng nhanh chóng , sau 1 ngày chiếm tỷ lệ 10% còn lại. Bởi vìđối với một số thư tín dụng không thể xác định tính chân thật ngay được, ngân hàng phải nhờ ngân hàng đại lý của mình xác định rồi mới thông báo cho khách hàng được

2. Rủi ro khi thông báo thư tín dụng:

- Sai sót của bưu điện, dịch vụ chuyển phát thư làm thất lạc thư tín dụng, sửa đổi gốc chiếm tỷ lệ 25%, lý do là địa chỉ khách hàng trên thư tín dụng / sửa đổi không đúng với tỷ lệ thực tế.

- Bị khách hàng khiếu kiện vì thông báo, chuyển tiếp chậmchiếm tỷ lệ 35% bởi vì khách hàng muốn nhận thư tín dụng liền, trong khi đó ngân hàng cần phải kiểm tra thư tín dụng trước khi thông báo cho khách hàng

- Xác định tính xác thực của thư tín dụng, sửa đổi chiếm tỷ lệ 40%. Bởi vì ngân hàng chỉ có mẫu chữ ký, dấu của ngân hàng đại lý. Do đó, khi nhận được thư tín dụng từ ngân hàng phát hành không phải ngân hàng đại lý thì rất khó xác định tính chân thật của thư tín dụng

- 100% chọn thời gian kiểm tra < 1 ngày bởi vì theo quyđịnh hiện hành của ngân hàng thời gian kiểm tra 1 bộ chứng từ xuất trình là trong vòng 5 giờ làm việc.

4. Những chứng từ thường gặp sai sót là:

- Hối phiếu chiếm tỷ lệ 20% - Hóa đơn chiếm tỷ lệ 25% - Vận đơnchiếm tỷ lệ20% - Bảo hiểmchiếm tỷ lệ15%

- Chứng nhận xuất xứchiếm tỷ lệ10%

- Các chứng từ khác: chứng nhận số lượng, chất lượng, người thụ hưởng, thông báo gởi chứng từ… chiếm tỷ lệ 5%

5. Những sai sót thường gặp trên chứng từ là:

- Mô tả hàng hóa không đúng thư tín dụng chiếm tỷ lệ 30% - Chứng từ bảo hiểm không được ký hậu chiếm tỷ lệ 15% - Hối phiếu ký phát đòi tiền người mua chiếm tỷ lệ 10%

- Khối lượng hàng hóa trên vận đơn và phiếu đóng gói không giống nhauchiếm tỷ

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại VP Bank (Trang 85 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)