Văn hoá tập quán truyền thống

Một phần của tài liệu Nội dung quản lý và sử dụng đất đô thị ở nước ta hiện nay (Trang 50 - 52)

II- PHÂN TÍCH CÁC NHÓM NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG NHÀ ĐẤT Ở HÀ NỘ

b.Văn hoá tập quán truyền thống

2-3. Nhóm nhân tố kinh tế

a.Tình hình về tăng trưởng và phát triển kinh tế

Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của cả nước. Vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế là mạnh nhất với cơ cấu kinh tế phức tạp. Điều này liên quan đến sự hội tụ của nhiều nguồn lực về tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhất là về vị trí của thủ đô. Trong cơ cấu kinh tế nổi lên những nghành kinh tế mũi nhọn, nghành công nghiệp,thương mại, dịch vụ và giao thông vận tải.... thị trường chứng khoán, thị trường nhà đất với chất lượng phục vụ cao.

Xét về trung tâm kinh tế thì Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của cả nước chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh và là một đỉnh quan trọng của tam giác kinh tế phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vì vậy ở đây tập trung rất nhiều khu công nghiệp, các trung giao lưu kinh tế trên thế giới, khu vực để tạo

điều kiện phát triển kinh tế trong thành phố. Diện tích đất thì có hạn mà nhu cầu thì nhiều nên diện tích đất sử dụng để quy hoạch xây dựng nhà ở cho dân còn rất ít. Mặc khác do nền kinh tế Hà Nội phát triền với trình độ dân trí cao, mức thu nhập bình quân hàng năm cao nên nhu cầu về đất đai và nhà có cơ cấu khác biệt so với vùng khác.Chẳng hạn một gia đình có đời sống cao thì họ lại muốn có ngôi nhà rộng rãi và đầy đủ tiện nghi, hoặc có căn nhà ở ngoại ô để về cuối tuần...

Do đó, vấn đề tăng trưởng về kinh tế sẽ đóng vai trò quyết định với sự phát triển của thị trường nhà đất.

Phát triển kinh tế tính đến năm 2000 tổng sản phẩm xã hội của Hà Nội so với năm 1983 tăng lên 4 lần, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 1986-1990 là 7,1%, thời kì 1991-1995 là 12,52%, thời kì 1996-2000 đật bình quân 10,38%. Năm 2000 , tổng sản phẩm quốc nội ( GDP ) của Hà Nội chiếm 7,22%so với cả nước, khoảng 41% so với toàn bộ vùng đồng bằng sông Hồng và 65,47% so với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

GDP bình quân đầu người tăng từ 470 USD( năm 1991) đến 915USD (năm 1999) và 990 USD (năm 2000), bằng khoảng 2,29 lần vùng đồng bằng sông Hồng và 2,07 lần bình quân trong cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước từ Công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ chuyển sang Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.Nghành công nghiệp mở rộng tăng từ 29,1% (năm 1990) lên 38% ( năm 2000). Nghành dịch vụ từ 61,9% giảm xuống 58,2% còn nghành nông nghiệp giảm từ 9% xuống còn 3,8%. Trong GDP thành phố nền kinh tế trung ương chiếm tỷ trọng 57,2%. Năm 2000 tốc độ tăng trưởng bình quân là 9,57% (giai đoạn 1996-2000) kinh tế nhà nước địa phương chiếm tỷ trọng là 9,2% tăng trưởng bình quân hàng năm 6,5% năm. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng 19,9% tăng bình quân 7,9% năm .Khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 13,7% tăng bình quân 25,6% năm.

BẢNG 4: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BÌNH QUÂN QUA CÁC NĂM

Năm Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng GDP

1996 8.2 9.34

1997 5.8 8.15

1998 4.8 5.8

2000 6.7 4.8

Nguồn : Báo NC trao đổi

So sánh sự gia tăng kinh tế của Hà Nội với cả nước thì mức sống bình quân GDP của Hà Nội cao hơn 2,5 lần mức độ bình quân chung của cả nước. Với mức thu nhập cao đòi hỏi nhu cầu lớn về sinh hoạt cho người dân phải đáp ứng được về điều kiện sinh hoạt nơi ăn, chỗ ở , với các điều kiện giải trí, nghỉ ngơi. Xét về vốn đầu tư nước ngoài năm 1989 chỉ có bốn dự án với số vốn đầu tư đăng kí là 48 triệu USD. Đến nay, Hà Nội có 382 dự án đầu tư nước ngoài có hiệu lực đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt Hà Nội triển khai được 503 dự án ODA với tổng số vốn là 658 triệu USD tập trung chủ yếu phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, y tế giáo dục, môi trường.

Vậy việc phát triển kinh tế và thu nhập tăng, dẫn đến nhu cầu về điều kiện sinh hoạt ăn, ở của người dân tăng. Nhu cầu về nhà ở của người dân bây giờ không chỉ cần một chỗ để ở nữa mà họ có xu hướng ở trong môi trường tốt, rộng, thoáng mát, cơ sở hạ tầng tốt... Vậy nhà nước phải có những giải phát để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, y tế, giáo dục, môi trường một cách đồng bộ để không ngừng đáp ứng được nhu cầu của người dân.

2-4. Cung, cầu thị trường nhà đất Hà Nội

Một phần của tài liệu Nội dung quản lý và sử dụng đất đô thị ở nước ta hiện nay (Trang 50 - 52)