Thị trường nhà đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nội dung quản lý và sử dụng đất đô thị ở nước ta hiện nay (Trang 30 - 31)

III- QUAN HỆ CUNG CẦU NHÀ ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

1-Thị trường nhà đất ở Việt Nam

Khi bước vào cơ chế thị trường, Việt Nam có sự bùng nổ các hoạt động kinh tế của mọi ngành, mọi cấp, mọi đối tượng tham gia kinh tế thị trường và việc tìm một miếng đất phù hợp là điều kiện kiên quyết cho mỗi hoạt động kinh doanh. Mặt khác, do có những dự án phát triển kinh tế, phát triển đô thị cần quy hoạch những khu đất lớn, nơi ở của những người dân trong khu vực quy hoạch bị xáo trộn, tạo ra nhu cầu chuyển dịch đất đai dành cho dự án. Thêm vào đó, do phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng nên dòng người và các cơ sở kinh doanh ở các địa phương đổ về đô thị làm ăn và tìm kiếm việc làm ngày một nhiều, làm cho nhu cầu về nhà ở và đất đai làm nhà cũng tăng theo.

Thị trường nhà đất đã hình thành ở nước ta mà không bị lệ thuộc vào một vùng địa lý cụ thể nào. Đâu có nhà và đất thì ở đó hình thành thị trường nhà đất. Thị trường nhà đất có liên quan đến một vùng, một khu vực, hoặc toàn bộ lãnh thổ đất nước. Ở nước ta, thị trường nhà đất mới được “ nhen nhóm” xuất hiện và được hiểu là nơi mua bán nhà và đất. Tuy vậy, quá trình trao đổi nhà đất luôn

vận động và phát triển làm cho các phương thức giao dịch trao đổi nhà đất cũng diễn ra dưới nhiều dạng khác nhau.

Do Hiến pháp nước ta quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý cho nên khái niệm về thị trường nhà đất ở nước ta cũng khác so với thị trường nhà đất ở các nước trên thế giới. ở thị trường nhà đất nước ta, kết quả của các cuộc trao đổi mua bán trên thị trường chỉ là sự chuyển quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà từ người này sang người khác với một giá cả nhất định do hai bên tự thoả thuận. Các thị trường nhà đất ở những vùng khác nhau hoạt động theo các cách khác nhau. Tuỳ theo số lượng, quy mô của những người tham gia, cơ sở hạ tầng và các điều kiện thông tin giữa người mua và người bán mà có thể thực hiện tiếp xúc tại địa điểm cố định hoặc thực hiện giao dịch thông qua đIửn thoại hoặc các phương tiện thông tin liên lạc khác.

Nhìn chung, về mặt sử dụng đất, thị trường nhà đất là nơi giao dịch, trao đổi giữa những người có nhu cầu chuyển dịch quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở những loại đất , nhà mà pháp luật cho phép trao đổi. Họ có thể là những người có đầy đủ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, đang sử dụng loại đất, nhà đó hoặc có thể chỉ là những người kinh doanh, trung gian môi giới nhà đất để kiếm lợi nhuận là khoản lãi hoặc tiền hoa hồng. Về kinh tế thị trường nhà đất là môi trường trao đổi lợi ích giữa những người có nhu cầu chuyển dịch quyền sử dụng đất và sở hưũ nhà, và cũng là nơi mà Nhà nước điều tiết phần lợi nhuận của địa tô đã được tư bản hoá. Thông qua đó Nhà nước có thể thu được những khoản thuế để tăng thu cho Nhà nước. Từ đó cho thấy rằng, các cuộc trao đổi cụ thể tại thị trường nhà đất phải được kết thúc bằng một quyết định chứng nhận chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chính bằng tác động này, lợi ích của các bên tham gia thị trường được bảo hộ, không bị mặt trái của thị trường chi phối, đồng thời Nhà nước điều tiết được thu nhập xã hội do giá trị tăng lên của nhà đất mang lại .

Một phần của tài liệu Nội dung quản lý và sử dụng đất đô thị ở nước ta hiện nay (Trang 30 - 31)