Giải pháp dài hạn

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt của huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 72 - 83)

III. Nội dung đề tài

3.2.Giải pháp dài hạn

3.2.1. Giải pháp về kĩ thuật

3.2.1.1. Xây dựng hệ thống xử lý nước tập trung.

Giải pháp này tập trung giải quyết các vấn đề đang tồn trong việc toàn huyện hiện chưa có hệ thống cấp nước của thành phố về vì phải dẫn truyền nước qua một đoạn đường dài để về tới huyện Bình Chánh, đồng thời nâng cao năng xuất sản xuất, gia tăng lượng cung cấp.

Xây dựng một hệ thống cấp nước tập trung là một vấn đề lớn, cần phải quan tâm xem xét nhiều mặt, nhiều khía cạnh, đặc biệt là khía cạnh tài chính. Phải có kế hoạch, sự tính toán chặt chẽ trước khi đưa vào thực hiện.

Các nội dung cần thực hiện: • Lựa chọn nguồn nước. • Lựa chọn công nghệ xử lý.

• Thiết kế hệ thống, tính toán các công trình đơn vị.

• Tính toán hiệu quả hoạt động của các công trình đơn vị và của cả hệ thống.

• Tính toán chi phí đầu tư, xây dựng, vận hành…

• Xác định, thỏa thuân mức giá bán cho người dân. • Đưa vào vận hành, cấp nước cho người dân.

3.2.1.2. Tập trung nghiên cứu, học tập, phát triển công nghệ xử lý bằng nhiều hình thức

- Tiếp thu, học tập các công nghệ mới, hiện đại của các nước phát triển, nghiên cứu áp dụng vào điều kiện thực tế của khu vực.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi người nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới từ thực tiễn cuộc sống và thực tiễn hiện trạng cấp nước của địa phương.

- Tăng cường việc trao đổi, hợp tác với tổ chức về nước ở các nước, học tập công nghệ đồng thời học tập quy mô quản lý và vận hành của họ. - Đây là một giải pháp lâu dài, và có quy mô lớn, cần xây dựng một

chương trình, kế hoạch cụ thể, chi tiết về mục tiêu, nội dung cần thực hiện, phương thức huy động vốn, phương thức khuyến khích, tạo điều kiện. Quy mô chương trình đòi hỏi nó phải thực hiện bởi cơ quan quản lý cấp cao thuộc thành phố.

3.2.2. Giải pháp về quản lý

3.2.2.1. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý tổ chức quản lý mạng lưới phân phối

• Thu thập tất cả các số liệu về tình trạng, thời gian lắp đặt, đường kính ống, chất liệu, độ sâu chôn ống, đường đi, trạm dừng…của mỗi ống dẫn.

• Lập sơ đồ mạng lưới ống dẫn trên khắp địa bàn huyện.

• Thiết lập đường dây liên lạc để người dân kịp thời thông báo khi có dấu hiệu khác lạ trong nước cấp.

• Tiếp nhận thông báo, kiểm tra hệ thống trên hệ thống bản đồ, xác định vị trí ống hư hỏng và nhanh chóng khắc phục.

• Nhanh chống cập nhật các thay đổi, cải tạo và lắp mới đường ống lên bản đồ quản lý chung.

• Định kỳ kiểm tra chất lượng nước trên các tuyến ống để phát hiện các sự cố, tiến hành khắc phục, sữa chữa.

• Định kỳ kiểm tra tuổi thọ đường ống, xác định tình trạng hoạt động, từ đó có giải pháp duy tu, sữa chữa hợp lý.

Ưu điểm:

- Đưa việc quản lý ống dẫn đi vào quy củ, việc cập nhật thường xuyên giúp quản lý được dẽ dàng và thuận tiện hơn.

- Giải quyết nhanh chống về đường ống, tránh được các chi phi tiêu hao do lãng phí tài nguyên xử lý.

- Kịp thời duy tu, sữa chữa, thay thế đường ống, không để ống xuống cấp quá mức, ảnh hưởng đến lưu lượng và chất lượng nước.

- Tạo được sự tương tác trao đổi với người dân, tăng cường được sự tin tưởng, hài lòng của người dân khi vấn đề đưa ra được giải quyết nhanh chóng.

- Các số liệu, bản đồ về mạng lưới có thể sử dụng cho việc hoạch định hướng phát triển nghành cấp nước của khu vực trong tương lai cùng nhiều công tác chuyên môn khác.

- Ngoài ra, nguồn tài liệu này có thể hỗ trợ công tác quản lý của chính quyền địa phương.

Nhược điểm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khó khăn trong việc thu thập tài liệu xây dựng bản đồ, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

- Tốn nhiều công sức cập nhật thông tin.

3.2.2.2. Tăng cường quản lý đối với các cơ quan cấp nước hiện hữu

Hiện tại, hoạt động của các cơ quan cấp nước vẫn chưa được quản lý hợp lý, đang ở trong tình trạng tự quản, các số liệu hoạt động chưa được tập hợp, chủ yếu là do nội bộ cơ quan hoặc các cơ quan cấp cao hơn cơ quan đó trực thuộc quản lý, như hoạt động của CERWASS do sở Nông Nghiệp quản lý, giếng khoan hộ gia đình có một bộ phận do phòng tài nguyên nước , Sở TN – MT quản lý, đại bộ phần còn lại không nằm trong sự kiểm soát của bất cứ cơ quan nào. Cơ chế này làm hạn chế nguồn thông tin trao đổi giữa các cơ quan trong nganh với nhau. Đồng thời, tạo nên trạng thái không minh bạch trong hoạt động của các cơ quan ngành nước.

Giải pháp này đặc biệt cần thiết khi mà nhà nước chủ trương mở rộng thị trường ngành nước sang cơ chế thành phần kinh tế khác theo chích sách xã hội hóa.

Sự quản lý này hướng đến mục tiêu chính là cung cấp một nguồn dữ liệu tổng hợp, đầy đủ về tinh thần cấp nước của huyện, khắc phục tình trạng thiếu quản lý đối với các cơ quan như trình bày ở trên. Cơ quan chủ quản từ đó có cái nhìn tổng thể để định ra hướng phát triển chiến lược cho khu vực.

Nâng cao quản lý phải được tiến hành đồng thời với đẩy mạnh phối hợp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm của các bên có liên quan.

Việc đẩy mạnh phối hợp giúp các bên lên quan hiểu được đướng lối, định hướng hoạt động của nhau, tránh các hoạt động trùng lặp, gây lãng phí tài nguyên, nhân lực và giảm các ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Các nội dung thực hiện:

• Các cơ quan tổng thể kết hợp hoạt động của mình và định kỳ báo cáo cho cơ quan chủ quản, có thể là Sở TN – MT hoặc thành lập một bộ phận chuyên về cấp nước, thuộc phòng tài nguyên môi trường huyện Bình Chánh. Cơ quan chủ quản này chịu trách nhiệm quản lý tất cả các số liệu về hoạt động, kinh doanh, xây dựng, lắp đặt của các cơ quan cấp nước trên địa bàn. Đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu các dữ liệu cung cấp và đề ra hướng phát triển chung, đặt ra các mục tiêu chung cho cả hệ thống.

• Xây dựng cơ sở định dạng chung giữa các cơ quan cho từng loại dữ liệu riêng biệt, ví dụ như bản đồ, số liệu, biểu đồ… để thuận lợi cho việc phân tích, đối chiếu, so sánh.

• Định kỳ tổ chức cuộc họp giữa các bên liên quan, báo cáo tình hình hoạt động của nhau có thể tránh được các chương trình, kế hoạt trùng lặp, gây lãng phí.

• Trao đổi, rút kinh nghiệm hoạt động của mỗi bênm bổ sung cho nhau, giúp nhau nâng cao hiệu quả hoạt động.

Ø Ưu điểm:

- Tạo nguồn thông tin, tài liệu đầy đủ, thống nhất về hoạt động cấp nước trên địa bàn huyện.

- Tạo thuận lợi cho việc quản lý và hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý.

- Tăng cường được sự giao lưu, trao đổi và phối hợp của các cơ quan cấp nước đang hoạt động trong khu vực.

- Các số liệu hoạt động, định hướng phát triển có thể công bố rộng rãi, tạo niềm tin, sự đồng thuận cũng như huy động sự hỗ trợ của các đoàn thể người dân cho những bước phát triển tiếp theo.

Ø Nhược điểm:

- Khó thu thập số liệu chính xác đối với các nguồn nước không tập trung như giếng khoan hộ gia đình.

- Đòi hỏi phải xây dựng, bổ xung thêm bộ máy quản lý, phát triển nhân lực và chính sách hợp lý, đảm bảo phát huy hiệu quả.

- Tiềm tàng những khả năng xấu về ổn định xã hội như tệ nạn tham nhũng, hối lộ…

3.2.3. Giải pháp về tài chính

3.2.3.1. Đẩy mạnh xã hội hóa nghành cấp nước

Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động vốn từ mọi tầng lớp nhân dân. Khuyến khích doanh nghiệp, tư nhân và các thành phần kinh tế khác đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung với nhiều chính sách ưu đãi như giảm thuế, miễn thuế hoạc cho vay một phần vốn với lãi suất thấp…

Xã hội hóa nghành cấp nước cần hướng tới 2 đối tượng chính, bao gồm:

Ø Các doanh nghiệp tư nhân: thành phần kinh tế này có thể tham gia vào hệ thống cấp nước dưới 2 hình thức: xây dựng hệ thống xử lý nước rồi bán cho chính quyền địa phương theo hợp đồng kinh tế hoặc mua lại nước do nhà nước xử lý rồi tự lắp đặt hệ thống ống dẫn phân phối, bán lại cho người dân.

Thành phần này có tiềm năng lớn và là đối tượng chính theo hướng phát triển chung của chính quyền thành phố trong việc xã hội hóa nghành cấp nước trong giai đoạn hiện nay. Thành phố đang tích cực kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân đầu tư nghành cấp nước cho tất cả các khu vực trên địa bàn. Huy động vốn đầu tư theo hướng phát triển này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện khách quan về kinh tế xã hội hiện nay của huyện Bình Chánh nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

Tuy nhiên, hình thức xã hội hóa này đòi hỏi chính sách quản lý của chính quyền thành phố và chính quyền địa phương vừa phải thoáng, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, lại vừa phải chặt chẽ để kiểm soát, quản lý các doanh nghiệp được tốt, tránh xảy ra các thất thoát và thiệt hại về phía người sử dụng nước.

Các nội dung cần thực hiện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Kêu gọi khuyến khích các doanh nghiệp chú ý đầu tư, phát triển thị trường cấp nước của khu vực.

• Thực hiện các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp như miễn giảm thuế, cho vay lãi xuất thấp…

• Xây dựng chính sách bảo hộ người đầu tư, đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư.

• Xây dựng các hành lang pháp lý thông thoáng về quy chế xã hội hóa nghành cấp nước, đơn giản hóa các bước thủ tục, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động, giảm nhẹ các ách tắc về thủ tục.

• Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, các quyết định liên quan nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư như “ Sổ tay hướng dẫn quy chế đấu thầu xây dựng các công trình xây dựng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” hoặc “ Sổ tay hướng dẫn các mô hình công nghệ cấp nước, vệ sinh và các mô hình quản lý vận hành” … mà bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện trong chương trình mục tiêu Quốc Gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn định hướng đến năm 2020.

• Công bố ra cộng đồng các quy hoạch của chính quyền tại địa bàn đề các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đó hiểu và có chính sách điều chỉnh chiến lược kịp thời. Tranh các quy hoạch quy hoạch chồng chéo giữa bên doanh nghiệp và bên nhà nước, gây lãng phí itền của, nhân lực, đồng thời tạo sự bất an trong doanh nghiệp.

• Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước bằng việc xây dựng văn bản pháp quy, xây dựng bộ máy đủ mạnh để thực thi pháp luật và có chính sách khuyến khích thi hành.

• Chủ đầu tư có nhiệm vụ vận hành và quản lý, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về các sự cố phát sinh trong hệ thống.

• Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan quản lý trực tiếp, báo cáo định hướng, chiến lược và kế hoạch thực hiện trong tương lai nếu có thay đổi hoặc mở rộng.

Ø Người sử dụng nước: đối tượng này có một tầm anh hưởng to lớn đến hiện trạng cấp nước của huyện, là động lực thúc đẩy cho mọi bước tiến cũng như sẽ là đối tượng nhận lãnh mọi thiệt hại có thể xảy ra của hiện trạng cấp nước. Theo “ Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, việc cấp nước sạch cho khu vực nông thôn cần được tiến hành theo hướng tiếp cận theo nhu cầu người dân.

Theo đó, người dân sẽ trở thành những chủ nhân thực sự của các công trình, sẽ phải tự nâng cao trách nhiệm và sự chủ động của mình đối với vấn đề cấp nước. Họ phải tự đóng góp kinh phí đầu tư có các công trình, tự lựa chọn công nghệ xử lý, các hạng mục cần thiết, tự tổ chức vận hành và quản lý. Nhà nước chỉ còn giữ vai trò tư vấn, hướng dẫn thực hiện và tổng quản lý đối với các cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất.

Các nội dung thực hiện:

• Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về chính sách xã hội hóa của nhà nước, khuyến khích người dân tự nguyện đóng góp tài chính để xây dựng công trình cấp nước hợp vệ sinh.

• Thực hiện thí điểm, xây dựng các công trình cấp nước chất lượng tốt tại các cơ sở công cộng như trường học, bệnh viện, chợ, trụ sở cơ quan nhằm tăng hiệu quả của chiến dịch truyền thông.

• Xây dựng các văn bản hướng dẫn, cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết về các công nghệ xử lý khác nhau, các ưu điểm, nhược điểm của chúng để người dân chủ động tự lựa chọn công nghệ phù hợp. Đồng thời hướng dẫn người dân cách quản lý, vận hành hệ thống.

• Tạo cơ chế hỗ trợ về tài chính cho người dân, ban hành các quyết định, quy chế về cho vay tín dụng, quy định chặt chẽ tiêu chuẩn, quyền hạn và nghĩa vụ của các hộ gia đình đối với các chương trình xã hội hóa nghành cấp nước. Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nướ sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một ví dụ điển hình. (xem phụ lục B) • Tư vấn, hướng dẫn người dân cách vay vốn và sử dụng vốn vay 1 cách

hợp lý.

• Có hình thức khen thưởng động viên bằng nhiều hình thức đối với những cá nhân, tổ chức tham gia một cách thỏa đáng.

• Soạn thảo và ban hành quy định khung về giá nước và thu tiền nước đối với các hệ thống cấp nước tập trung.

• Phân cấp thực hiện chiến lược quản lý từ cao tới thấp một cách hợp lý. Tập trung trách nhiệm chỉ đạo vào cơ quan chủ quản thuộc Sở TN – MT thành phố hoặc phòng tài nguyên môi trường huyện. Đồng thời phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các sở, ban, nghành, tổ chức xã hội liên quan và có cơ chế phối hợp tốt giữa các bên.

• Xây dựng, nâng cao năng lực cán bộ quản lỳ và vận hành thôg qua các chương trình tập huấn, hội thảo, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm. Chú trọng đến các kĩ năng nghiên cứu, các phương án công nghệ cấp nước, xử lý nước mới, quản lý và lập kế hoạch chương trình giám sát, đánh giá và các kĩ năng truyền thông giáo dục.

• Thiết lập hệ thống theo dõi nguồn nước thường xuyên, thu thập số liệu, báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp và các cơ quản lý cấp cao hơn.

Ø Ưu điểm của xã hội hóa nghành cấp nước:

o Phá vỡ thế độc quyền của nhà nước.

o Tăng tính làm chủ và bảo vệ công trình do tự bỏ vốn đầu tư và tự quản lý, vận hành, tăng độ ổn định và tính bền vững của công trình, tăng chất

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt của huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 72 - 83)