III. Nội dung đề tài
2.2.2. Giếng nước do người dân tự khoan
- Hệ thống cấp nước chính thức không cung cấp đủ nước cho người dân, người dân phải tự tổ chức khoan giếng. Ngoài ra, có hộ còn phải đi câu nước của các gia đình khoan giếng do không có khả năng về kinh tế để tự khoan. Việc tự khoan giếng một cách thiếu sự quản lý, thiếu quy hoạch và sai quy cách của người dân sẽ dẫn tới nhiều hậu quả xấu như làm giảm chất lượng
nước, giảm lượng nước ngầm trong đất, làm hạ mực nước ngầm, kéo theo một số tác hại khác như:
• Năng suất mùa màng sẽ bị giảm do các cây trồng không nhận được mức nước mà nó cần để sinh trưởng.
• Xảy ra hiện tượng sụp lún.
• Các vùng sinh thái sống nhờ vào chất lượng của nước dưới đất bị hủy hoại.
• Sông, hồ và các giếng nông bị khô cạn.
• Mặn xâm nhập từ tầng chứa mặn nằm kề trên và dưới tầng khai thác. • Phải thay đổi các máy bơm và công suất vì mực nước sâu hơn.
• Không còn nước ngầm dự trữ trong tương lai.
Qua quá trình khảo sát tại địa phương, số hộ sử dụng nước giếng khoan thông qua phiếu điều tra trong bảng 2.8 như sau.
Bảng 2.8: Bảng số hộ dân sử dụng nước giếng khoan theo phiếu điều tra
Nguồn nước Số phiếu %
Giếng khoan 55 68,75
- Chất lượng nước của khu vực không tốt, thường bị nhiễm phèn. Qua khảo sát thì có nơi nguồn nước ngầm nhiễm bẩn và chua loét vì phèn, người dân phải để lắng lại mới dùng được. Từ số liệu chất lượng nước tại các giếng của CERWASS, nhận thấy hàm lượng Fe và Cl- ở khu vực khá cao và đang có chiều hướng tăng lên. Đồng thời, tại khu vực xã Phong Phú, gần đây phát hiện có tồn tại Coliform, E.coli… Trong khi theo quy định Việt Nam thì các thành phần trên không được có trong nước sinh hoạt. Trường hợp người dân tự
khoan nước giếng không qua xử lý đúng là rất nguy hiểm. Vì vậy, cần có sự kiểm tra chi tiết, định hướng xử lý, xử dụng mực nước đúng cách.
Việc hỗ trợ việc khoan giếng hiện nay cũng đã giảm vì mực nước ngầm ngày càng thấp, người dân khoan giếng không có nước hoặc chất lượng nước không tốt nên đã hạn chế.