Kết quả điều tra, khảo sát

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt của huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32 - 36)

III. Nội dung đề tài

2.1 Kết quả điều tra, khảo sát

Việc khảo sát ý kiến của người dân ở khu vực huyện Bình Chánh đã được thực hiện thông qua phiếu khảo sát (phụ lục A). Việc khảo sát thực hiện trên 8 khu vực bao gồm thị trấn Tân Túc, ấp 3 xã Tân Quý Tây, ấp 6 xã Tân Nhựt, ấp 2 xã Tân Kiên, ấp 3 xã An Phú Tây, ấp 6 xã Hưng Long, ấp 3 xã Bình Hưng, ấp 1 xã Phong Phú. Tổng số phiếu phát ra cho cả 8 khu vực là 90 phiếu, thu lại được 80, trong đó:

Khu vực Phiếu phát ra Phiếu thu lại

Thị trấn Tân Túc 12 12

Ấp 3 xã Tân Quý Tây 15 15

Ấp 6 xã Tân Nhựt 10 8

Ấp 2 xã Tân Kiên 10 10

Ấp 3 xã An Phú Tây 13 12

Ấp 1 xã Lê Minh Xuân 10 9

Ấp 4 xã Bình Hưng 10 8

Ấp 4 xã Hưng Long 10 6

Tổng cộng 90 80

Qua số liệu tổng hợp từ các phiếu điều tra ta có bảng thống kê kết quả khảo sát trong bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Bảng thống kê kết quả khảo sát từ phiếu điều tra

Nội dung khảo sát Các phương án lựa chọn Số lượng phiếu

%

Nước cấp cho vệ sinh cá nhân, tắm giặt

Nước máy 21 26,25

Nước giếng khoan 59 73,75

Mưa 0 0

Các nguồn khác (ao/hồ…) 0 0

Nước cấp cho ăn uống

Nước máy 37 46,25

Nước giếng khoan 24 30

Mưa 0 Các nguồn khác (nước đống chai, bình nước lọc…) 19 23,75 Lưu lượng Thiếu thốn 18 22,5 Vừa đủ 62 77,5 Dồi dào 0 0 Chi phí Quá cao 4 5 Cao 45 56,25 Vừa phải 31 38,75 Thấp 0 0 Đánh giá cảm quan về nguồn nước

Hoàn toàn yên tâm 1 1,25

Tạm yên tâm 27 33,75

Không yên tâm 52 65

Nhận xét:

o Nước cấp cho vệ sinh cá nhân, tăm giặt

0 0

26.25 73.75

Nước máy Giếng Khoan Mưa Các nguồn khác

Qua biểu đồ cho thấy, số hộ gia đình được sử dụng nước máy từ các trạm cấp cho vệ sinh cá nhân, tắm giặt còn ít, chỉ chiếm 26,25 %. Số dân sử dụng nước giếng khoan chiếm đến 73,75%. Điều đó cho thấy rằng nguồn nước máy cấp cho sinh hoạt của người dân còn rất thiếu, nước máy cấp không đủ, giá nước cao hoặc chưa có nguồn nước máy đến nên người dân chủ yếu là dùng nước giếng khoan cho vệ sinh cá nhân, tắm giặt.

o Nước cấp cho ăn uống

0

23.75 30

46.25

Nước máy Giếng khoan Mưa Các nguồn khác

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước cho ăn uống

Số liệu trên cho thấy, số dân sử dụng nước máy cho ăn uống là 46,25%, giếng khoan là 30% và sử dụng từ các nguồn khác như mua từ các bình nước lọc, nước đóng chai… để phục vụ cho ăn uống. Theo khảo sát thì do nguồn nước máy và nước giếng khoan bị bẩn, đôi khi bị nhiễm phèn nên người dân không giám sử dụng cho ăn uống.

0

77.5

22.5 Thiếu thốn

Vừa đủ

Dồi dào

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện lưu lượng sử dụng nước

Biểu đồ trên cũng cho thấy, do người dân ở đây sử dụng từ nhiều nguồn nước cho sinh hoạt nên đa số là vừa đủ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Một phần thiếu thốn là do nước chất lượng nước không đảm bảo do trong khu vực nguồn nước giếng hay bị nhiễm phèn.

Theo khảo sát, có tới 77.5% cho là vừa đủ với lưu lượng trung bình là 4m3/người.tháng và 22.5% cho là thiếu thốn với lưu lượng trung bình từ 2 – 4m3/người.tháng. o Chi phí 0 5 38.75 56.25 Quá Cao Cao Vừa Phải thấp

Qua biểu đồ cho thấy chi phí cho sử dụng nước của người dân còn cao, do một số hộ dân phải đi mua nước từ các hộ gia đình khác với giá cao. Cụ thể là có hộ phải mua 2000đồng/can 30 lít. Cũng qua khảo sát thì số phiếu cho là chi phí cao chiếm 65.25% với mức giá trên 11.000 đồng, và 38.75% số phiếu cho là vừa phải với mức giá 2.500 đồng đến 7.000 đồng.

o Đánh giá cảm quan về nguồn nước

1.25 65

37.75

Hoàn toàn yên tâm

Tạm yên tâm Không yên tâm

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện đánh giá cảm quan về nguồn nước

Có tới 65% số phiều là không yên tâm với nguồn nước hiện tại. Nước giếng thì hay bị nhiễm phèn, nước cấp thì thường hay có mùi thuốc tẩy, đôi khi còn có cặn, bị vàng và nghe mùi bùn.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt của huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)