Giải pháp ngắn hạn

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt của huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 67 - 72)

III. Nội dung đề tài

3.1. Giải pháp ngắn hạn

Giải pháp ngắn hạn là nhóm giải pháp cần thực hiện ngay để giải quyết một vấn đề cấp bách hoặc là giải pháp đem lại hiệu quả nhanh nhất và có thể tiến hành trong thời gian ngăn.

Ưu điểm chung của các giải pháp ngắn hạn là giải quyết được các tồn tại trước mắt, nhanh chống cải thiện các yếu kém, cụ thể đối với các vấn đề hiện tại là tăng lượng nước cung cấp cho người dân và đảm bảo cho chất lượng nước tốt hơn.

Tuy nhiên, giải pháp ngắn hạn lại không thể giải quyết vấn đề một cách triệt để, các giải pháp chỉ mang tính cục bộ, phát huy hiệu quả trong một thời gian nhất định ban đầu và nhanh chóng trở lại tình trạng cũ.

Từ hiện trạng cấp nước của khu vực huyện Nhà Bè, các giải pháp ngắn hạn sau đây được đề xuất áp dụng để cải thiện và nâng cao.

3.1.1. Hướng dẫn người dân khai thác giếng đúng cách và thực hiện các bước xử lý vệ sinh phù hợp.

Giải pháp này được đặt lên hàng đầu để giải quyết vấn đề trước mắt là người dân huyện hiện nay vẫn khai thác giếng bữa bãi và sử dụng nguồn nước đó trực tiếp cho sinh hoạt mà không xem xét đến các tác hại có thể xảy ra. Chất lượng nước giếng ở Bình Chánh lại ngày càng xấu đi, việc sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu, đặc biểt là vấn đề bênh tật cho người dân.

• Giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc khai thác giếng bừa bãi, các hậu quả đến tác động đến chất lượng nước và nền đất của khu vực.

• Trình bày, hướng dẫn để người dân hiểu biết được các tác hại của việc sử dụng nước không hợp vệ sinh.

• Công tác giáo dục, tuyên truyền cần phải được thực hiện một cách sâu sát, gần gũi với từng người dân, tạo sự quan tâm, chú ý của mọi người để nâng cao hiệu quả truyền thông. Đặc biệt lưu ý rằng, mặt bằng dân trí của người dân còn thấp, phải xây dựng một chương trình thật dẽ hiểu, dễ cảm và dễ thực hiện. Việc tuyên truyền cũng cần có chiến lược đặc biệt đối với từng đối tượng cụ thể, cố gắng phát huy tối đa vai trò của họ trong công tác hậu tuyên truyền.

• Nghiên cứu, tổng hợp, xây dựng nên một tài liệu hướng dẫn chi tiết, cụ thể, thống nhất về phương thức khai thác giếng hợp lý, đúng cách, hướng tới vừa khai thác vừa bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Đồng thời, hướng dẫn người dân phương thức xử lý vệ sinh nước sinh hoạt một cách phù hợp.

• Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, tài liệu đó đến người dân, đồng thời hướng dẫn người dân cách thực hiện bằng các mô hình thị phạm, ví dụ điển hình.

• Sâu sát, theo dõi, sẵn sang hỗ trợ người dân khi có thắc mắc hay khó khăn về việc thực hiện.

Hỗ trợ người dân định kỳ, kiểm tra chất lượng nước để kịp thời phát hiện và khắc phục sự cố.

3.1.2. Thiết lập hệ thống phân phồi nước sạch tại các khu vực chưa có mạng lưới đường ống cấp nước.

Giải pháp này tập trung vào giải quyết các khó khăn của các khu vực vùng xa, chưa có đường ống dẫn nước sạch từ các cơ quan cấp nước đang hoạt động trên địa bàn huyện Bình Chánh.

Khó khăn của khu vực này là phải sử dụng nước giếng chưa qua xử lý, chất lượng nguồn nước lại không đảm bảo, có hộ phải mua lại nước sạch từ các hộ kinh doanh khác, ngoài ra còn sự bất tiện trong đi lại, mua bán nước, lưu chứa nước tại nhà…

Vì vậy, giải pháp đặt ra với mục tiêu là giảm chi phí nước sạch, tạo thuận lợi trong lưu trữ sử dụng nước, nước sẽ được đưa đến tận nhà, cấp trong đường ống 24/24, sẵn sang phục vụ cho người dân bất cứ khi nào.

Nội dung thực hiện chính của giải pháp là xây dựng bề chứa nước sạch tại các khu không có mạng lưới ống dẫn, bể chứa này sẽ nhận nước thủy cục do các xe bồn chở từ các nơi khác tới và lưu trữ lại. Song song đó, vận động thuyết phục người dân đống góp, hỗ trợ lắp đặt đường ống dẫn từ bễ chứa đến các hộ gia đình. Như vậy, nước lưu trữ tại các bể chứa có thể được dẫn trực tiếp từ mạng lưới ống dẫn đến các hộ dân bất cứ khi nào và được trữ lại trong đường ống đó để cấp nước thường xuyên.

Chi phí tiền nước của mỗi gia đình sẽ được tính theo lượng nước thực sử dụng thông qua đồng hồ riêng của từng hộ. Đơn giá nước không được tính như quy đinh chung của nhà nước mà tăng lên một phần để trả cho các chi phí mua nước, phí vận chuyện và phí vận hành máy bơm nước tại bể chứa. Ví dụ điển hình như dự án ADP 06 “ cải thiện hệ thống phân phối nước sạch ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM” được thí điểm thực hiện tại xã Phước

Kiển huyện Nhà Bè, giá nước được áp dụng là 15.000 đồng/m3 nếu trong định mức và 30.000 đồng/m3 nếu ngoài định mức.

3.1.2.1. Ưu điểm:

- Nước được cấp đến tận nơi, đều đặn và liên tục, người dân không phải bỏ thời gian đi chở nước, chủ động và tạo sự thuận lợi cho sinh hoạt. - Hoạt động của hệ thống ổn định, dễ kiểm soát, dễ nắm bắt được nhu

cầu và sự biến đổi nhu cầu về nước của người dân. Việc quản lý tập trung, đơn giản và hiệu quả hơn.

- Giảm chi phí và diện tích lưu trữ cho các hộ gia đình.

3.1.2.2. Nhược điểm

- Phụ thuộc vào các hoạt động của xe bồn chở nước với mức độ rủi ro cao và thường xuyên.

- Đời sống kinh tế của người dân còn hạn hẹp nên việc tự đầu tư đường ống dẫn nước về nhà còn nhiều khó khăn. Khó có thể thực thi với các hộ còn khó khăn về tài chính.

- Mức giá vẫn còn quá cao so với điều kiện kinh tế khó khăn của khu vực.

3.1.3. Phát triển mạng lưới, dẫn nước từ các nhà máy nước ở các địa bàn khác trong thành phố và các vùng lân cận.

Giải pháp này giải quyết được vấn đề kinh phí xây dựng các nhà máy nước tập trung, đồng thời đảm bảo khả năng cấp nước trong thời gian sớm nhất cho người dân, cải thiện tình trạng rất thiếu nước rất trầm trọng như hiện nay.

Tuy nhiên, giải pháp này không dễ thực hiện bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, đặc biệt là những gia đinh nằm trong khu vực có tuyến ống đi qua. Để công việc đạt kết quả tốt cần phải có sự đồng thuận từ phía cộng đồng. Điều này đỏi hỏi công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục phải đi trước và thực sự thâm nhập, giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của công trình và sẵn sang hỗ trợ lắp đặt ống mới.

Việc đặt đường đi cho ống cần phải được khảo sát, kiểm tra thật kĩ, sao cho ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân là thấp nhất.

Bên cạnh đó, phải có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng đường ống một cách thỏa đáng, tránh việc lắp đặt xong thì bỏ mặc, không kiểm soát được mức độ xuống cấp của đường ống, ảnh hưởng tới chất lượng nước, gây lãng phí.

3.1.4. Kiềm tra giám sát việc vận hành các trạm cấp nước hiện tại, cải thiện, nâng cao hiệu suất hoạt động.

Các trạm cấp nước đang được đề cập là 30 trạm do CERWASS xây dựng và quản lý.

Những nhược điểm hạn chế, như đã phân tích đặt ra một yêu cầu bức thiết là phải rà soát lại toàn bộ hoạt động của hê thống , từ các trạm xử lý cho đến mạng lưới ống dẫn.

Việc thực hiện bao gồm các nội dung:

• Kiểm tra chất lượng nước sau từng công trình xử lý, đánh giá hiệu suất xử lý của các công trình đơn vị.

• Xác định các công trình hoạt động kém hiệu quả.

• Phân tích nguyên nhân làm giảm hiệu quả xử lý, phát hiện các sự cố, hư hỏng đang tồn tại.

• Căn cứ vào mức độ hư hỏng và đặc điểm của từng công trình cụ thể, đề xuất biện pháp để kịp thời điều chỉnh, khắc phục, nâng cao hiệu quả, hoạt động của công trình và cả hệ thống xư lý nói chung.

Định kỳ kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện các sự cố, hư hỏng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra và nhanh chóng có giải pháp cải thiện.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt của huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)