Những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý CTRSH tại quận Phú Nhuận

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Phú Nhuận và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 67 - 70)

- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác vận chuyển được trình bày tại bảng 3

2 Xe ép rác chuyên

4.1 Những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý CTRSH tại quận Phú Nhuận

PHÚ NHUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

4.1 Những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý CTRSH tại quậnPhú Nhuận Phú Nhuận

Công tác quản lý CTRSH tại Quận Phú Nhuận trong những năm qua đã có nhiều cố gắng để đạt hiệu quả cao trong việc thu gom, vận chuyển CTRSH của toàn Quận. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn một số vấn đề tồn đọng trong các khâu:

- Lưu trữ tại nguồn: ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường vẫn còn hạn chế:

+ Tại các điểm có đặt thùng 240l phục vụ cho các hoạt động công cộng thì người dân thường hay đổ chung CTR tại nhà vào các thùng này làm gây nên tình trạng quá tải làm rơi vãi rác thải xung quanh khu vực đặt thùng ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường.

+ Hiện nay trên địa bàn Quận có khoảng 90% các hộ thực hiện giao rác đúng giờ quy định (bắt đầu từ 17giờ). Phần còn lại đa số là các hộ thường xuyên đi vắng nên đã mang rác để trước cổng nhà từ rất sớm phát sinh tình trạng một số người nhặt ve chai bươi rác để tìm kiếm các vật dụng như lon nhôm, carton,... gây rơi vãi rác thải, bốc mùi hôi ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và sinh hoạt của các hộ dân liền kề.

- Hệ thống thu gom:

+ Quận Phú Nhuận sử dụng xe Suzuki 550kg trực tiếp thu gom CTR và vận chuyển về TTC đây được xem như là phương tiện thu gom có hiệu quả không phát sinh điểm hẹn trên đường phố. Tuy nhiên, xe sẽ dừng tại một địa điểm nhất định và công nhân sẽ sử dụng xe kéo có cần xé nhỏ để chứa rác bịch của hộ dân và rác quét

đường sau đó chuyển lên xe 550kg. Việc sử dụng xe kéo và cần xé để chứa đựng tạm thời CTR cũng gây ảnh hưởng phần nào đến mỹ quan đô thị.

+ Công việc thu gom thuận lợi hơn vào mùa nắng nhưng lại phát sinh nhiều mùi hôi, bụi, các chất thải từ xe lưu thông. Vào những tháng mưa lượng CTR trở nên ẩm ướt, khối lượng CTR tăng gây khó khăn cho công tác thu gom quét dọn.

+ Công tác quản lý chưa chặt chẽ do một phần CTR hộ dân thu gom chưa thống kê đầy đủ, số khác vứt rác bừa bãi.

+ Lao động thu gom CTR dân lập có tính chất tự phát, bảo hộ lao động không được trang bị, quần áo xốc xếch, có mặt trên đường phố trong thời gian dài làm mất vẻ văn minh, sạch đẹp của thành phố.

+ Do việc sắp xếp địa bàn hoạt động không hợp lý nên đôi khi có sự cạnh tranh giữa hai lực lượng thu gom công lập và dân lập. Rõ nét nhất là tại các hộ dân nằm trên các tuyến đường, sau khi công nhân quét dọn đường phố xong, các hộ do tư nhân lấy rác đem các bịch nylon đựng rác để trước nhà, gốc cây, lề đường. Trong trường hợp lao động thu gom tư nhân không đến lấy rác, công nhân quét đường không dám lấy rác do đó làm mất mỹ quan đường phố. - Hệ thống vận chuyển:

+ Phương tiện vận chuyển của lực lượng thu gom CTR dân lập cũ kĩ, vẫn còn sử dụng xe ba gác máy, ba gác đạp tự cơi nới... để thu gom CTR ãnh hưởng đến mỹ quan đô thị, phát sinh mùi hôi và nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường.

+ Mật độ dân số ngày càng gia tăng làm phát sinh thêm một khối lượng lớn xe tham gia lưu. Cùng với việc hệ thống đường bộ

không kịp thời nâng cấp, mở rộng cùng với việc phát sinh khá nhiều lô cốt trên đường nên thường gây cản trở lưu thông cho các phương tiện vận chuyển CTR làm việc vào các giờ cao điểm. + Trạm trung chuyển được đặt trong khu vực khuôn viên trụ sở làm việc của Công ty, mặc dù đã sử dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm thích hợp nhưng trong thời gian khi toàn bộ CTR của Quận được tập kết về trạm để chờ vận chuyển về BCL thì hiện trạng môi trường tại TTC không tránh khỏi việc phát sinh mùi hôi, tiếng ồn từ phương tiện vận chuyển của các lực lượng thu gom CTR gây ảnh hưởng phần nào đến khu vực làm việc của Công ty và khu vực lân cận.

+ Trong những năm gần đây, mặc dù công ty đã tăng cường đầu tư trang thiết bị vận chuyển CTR nhưng trên thực tế thì hện nay số lượng xe lẫn nhân lực vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển CTR trên toàn địa bàn Quận.

- Xử lý và chôn lấp: hầu hết CTR của Quận đều được thu gom và vận chuyển về BCL Phước Hiệp. Tại các nguồn phát sinh các thành phần CTR có khả năng tái chế và không tái chế được đổ lẫn lộn với nhau. CTR sau khi được thu gom sẽ vận chuyển tạm thời về TTC Nguyễn Kiệm và tại đây CTR sẽ được phân loại sơ lược bằng thao tác thủ công. Vì vậy đã làm thất thoát một phần các nguyên vật liệu có thể tái sinh (vì bị mang đi chôn lấp) do thực hiện công tác này không được chính xác. Khối lượng CTR ngày càng gia tăng mà tuổi thọ của TTC Nguyễn Kiệm cũng như các BCL trên địa bàn Thành phố thì có giới hạn không đủ năng suất để hoạt động lâu dài. Vì vậy trong tương lai cần phải có biện pháp khống chế khối lượng CTR ngay từ nguồn phát sinh hoặc cần phải đề ra biện pháp xử lý CTR một cách hiệu quả như triển khai rộng rãi chương trình Phân loại CTR tại nguồn, tăng cường áp dụng

công nghệ tái sinh, tái chế CTR hoặc chế biến phân compost phục vụ cho nông nghiệp... nhằm hạn chế lượng CTR mang đi chôn lấp đồng thời cần phải có biện pháp di dời các BCL trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Phú Nhuận và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w