Phương pháp sinh học

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Phú Nhuận và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 29 - 30)

- Phương pháp sinh học với sự tham gia của các vi sinh vật, xử lý bằng phương pháp này thực chất là một công nghệ khép kín. Rác sinh hoạt sau khi thu gom sẽ được băng tải để phân loại. Rác hữu cơ được tách riêng sau đó

được nghiền nhỏ rồi đem ủ. Trong khoảng 10 – 12 ngày sẽ diễn ra quá trình lên men sinh học kỵ khí và hiếu khí.

- Quá trình phân hủy sinh học sẽ sinh ra các loại khí sinh học trong đó có khí metan. Ơ những quy trình lâu năm khí metan có thể lên tới 60 - 65%. Còn tại quá trình lên men hiếu khí CTR hữu cơ sẽ được chuyển hóa thành phân vi sinh. Kết quả cho thấy khi tiến hành xử lý rác tại một số nhà máy ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy mỗi tấn rác thải hữu cơ sau khi xử lý sẽ thu được khoảng 300 kg phân và vi sinh và 5m3 khí sinh học. Những sản phẩm này sẽ đượcc thu hồi và sử dụng trong sản xuất.

- Có thể nói xử lý bằng công nghệ sinh học đã đem lại hiệu quả kinh tế hết sức thuyết phục nó có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:

+ Tuy so vốn đầu tư ban đầu cao hơn 2 – 3 lần BCL nhưng tính tổng thể lượng thời gian sử dụng thì rẻ hơn các BCL rất nhiều. Nhà máy chỉ cần 20% diện tích BCL nên tiết kiệm đượcc 80% đất đai;

+ Sản xuất được lượng phân bón và nhiệt đáng kể để phục vụ đời sống.

- Qua phân tích thành phần CTRSH cho thấy thành phần CTR hữu cơ của thành phố chúng ta chiếm khoảng 55 ÷ 60% là tỷ lệ rất cao và thích hợp với phương pháp này. Theo các nhà chuyên môn thì tiềm năng CTR để chế biến phân vi sinh và khí sinh học của chúng ta là rất lớn. Với tốc độ dân số tăng nhanh như hiện nay thì dự kiến năm 2020 lượng CTR mà thành phố thải ra là 1.952.354 tấn/năm. Lượng CTR này sẽ cho khoảng 3.619.600 m3 khí sinh học mà mỗi m3 khí sẽ cho khoảng 1.27kWh điện và 5.600 kcal nhiệt trị.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Phú Nhuận và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 29 - 30)