- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác vận chuyển được trình bày tại bảng 3
2 Xe ép rác chuyên
3.4.2 Nhà máy xử lý CTR Vietstar
3.4.2.1 Giới thiệu sơ nét về nhà máy xử lý CTR Vietstar
- Ngày 18/12/2009, tại Khu Liên hợp xử lý CTR Tây Bắc Củ Chi – Tp.HCM, Công ty cổ phần Vietstar đã làm lễ khánh thành Nhà máy Xử lý CTR Vietstar. Dự án có tổng vốn đầu tư 53 triệu USD, công suất xử lý 1.200 tấn CTR/ngày, sau khi ứng dụng những công nghệ thân thiện với môi trường, lượng CTR này sẽ được chuyển hóa thành những sản phẩm hữu dụng.
Công ty Vietstar sẽ điều hành Nhà máy trong vòng 30 năm, dưới hình thức hợp đồng dài hạn với Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM. Dự án sẽ mang lại những lợi ích cả về môi trường và kinh tế, đặc biệt mang lại một công nghệ toàn diện cho việc xử lý CTR, một vấn đề cấp bách của thành phố và đồng thời tạo việc làm cho khoảng 600 người dân Việt Nam.
3.4.2.1 Công nghệ xử lý CTR
- Nhà máy dùng công nghệ xử lý chất thải hữu cơ thành phân compost. Đây là phương pháp tái sinh chất thải thực phẩm được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Bản chất của quá trình sản xuất phân compost chính là sự khoáng hóa và phân hủy sinh học các thành phần thực phẩm có trong chất thải thành dạng humus bền vững trong điều kiện thích hợp quá trình làm compost sẽ được áp dụng cho loại rác thực phẩm đã được phân loại tại nguồn (từ rác thực phẩm phát sinh từ các hộ gia đình, từ chợ, và cả rác đường phố - sau khi đã được phân loại tách thành phần rác thực phẩm và phần còn lại ra từ trạm phân loại tập trung).
- Công nghệ ủ hiếu khí (làm phân compost) dựa vào sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí trong điều kiện được cung cấp đầy đủ oxy. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình này thường có sẵn trong thành phần rác thô, chúng thực hiện quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong rác thành CO2, nước, nhiệt
và compost, sản phẩm cuối cùng có thể sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp và cải tạo đất, sạch đối với môi trường
- Theo đó, CTR khi đưa vào nhà máy sẽ được phân loại, những thành phần hữu cơ được chuyển hóa thành phân trộn và những phân bón hữu cơ khác dùng cho nông nghiệp. Những loại phân bón này sẽ được thay thế các loại phân bón ngoại nhập với giá thành cao, nhất là cung cấp sự màu mỡ cho cây trồng mà không bị ảnh hưởng bởi những thành phần hóa học. Màng nhựa sẽ được tẩy rửa cẩn thận và chuyển hóa thành những hạt nhựa để cung cấp cho các nhà máy sản xuất các sản phẩm về nhựa. Vật liệu này có thể thay thế được những chất dẻo tổng hợp ngoại nhập làm từ dầu thô có giá thành cao. Đặc biệt, sản phẩm CTR trơ sau xử lý chỉ còn lại 20% nên đã tiết kiệm được diện tích đất để chôn lấp, góp phần rất lớn giảm bớt hiệu ứng nhà kính.
- Các hạng mục công trình của nhà máy làm phân compost: + Khu tiếp nhận CTR;
+ Phân loại băng chuyền bằng tay; + Khu vực lưu trữ vật liệu phối trộn; + Khu vực phối trộn vật liệu;
+ Hệ thống hầm ủ;
+ Khu vực ủ chín và ổn định mùn Compost.
- Toàn bộ hệ thống sản xuất Compost chia làm 4 giai đoạn: + Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu:
CTR hữu cơ sau khi phân loại tập trung sẽ được chuyển đến máy cắt kích cỡ 30 - 50mm. Giai đoạn này được thực hiện trong khu vực trạm phân loại tập trung trước khi xe xúc chuyển CTR qua khu vực ủ phân compost.
Do CTR hữu cơ (thường là các loại chất thải có thành phần từ nguồn gốc thực phẩm) có độ ẩm cũng như tỷ lệ chất dinh dưỡng (C/N) chưa đạt đến mức độ như mong muốn nên thường phải tiến
hành trộn thêm với các loại vật liệu khác nhằm đạt tỷ lệ C/N như mong muốn trước khi chuyển qua giai đoạn ủ hiếu khí.
Toàn bộ khu vực tập kết, phân loại và chuẩn bị chất thải đều đươc bố trí trong nhà có mái che nhằm tránh sự xâm nhập của nước mưa làm ảnh hưởng đến độ ẩm của chất thải.
Nguyên liệu sau khi đã hoàn tất chuẩn bị được các xe xúc vận chuyển qua khu vực ủ compost. Tại đây, một giai đoạn mới sẽ bắt đầu và đây được xem là một trong những giai đoạn quan trọng nhất quyết định thành công của sản phẩm compost sau này. Đó là giai đoạn ủ lên men hiếu khí.
+ Giai đoạn lên men CTR hữu cơ
Đây là một giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ dây chuyền sản xuất compost.
+ Giai đoạn ủ chín và ổn định mùn compost:
Mùn compost được tạo thành từ hệ thống bể ủ được đưa đi ủ chín trong ngày có mái che (không cần tường bao quanh). Trong giai đoạn này biện pháp được thực hiện là đánh luống và xới đảo trộn liên tục nhờ máy đảo trộn được áp dụng làm tăng chất lượng cho sản phẩm cuối cùng. Trong quá trình ủ chín không cho thêm chế phẩm, không thổi khí chỉ cần đảo trộn theo chu kỳ đã quy định.
Với trục quay nằm ngang dài 5,3 m và làm việc ở độ cao 2m, máy đảo trộn có thể di chuyển trên các khối nguyên liệu một cách dễ dàng. Trục quay tiếp xúc CTR, xới tung lên và làm cho khối CTR thoáng khí nhờ các lá guồng được thiết kế đặc biệt. Kết quả của quá trình này là CTR tự thành luống mới phía sau máy đảo trộn. Máy được thiết kế hoạt động độc lập nhờ động cơ diesel. Máy đảo trộn được thiết kế và chế tạo bởi công ty Menart (Bỉ) nhập về Việt Nam và được sử dụng tại nhá máy. Sau thời gian ủ chín khoảng 20 - 22 ngày, mùn compost được chín và ổn định hoàn toàn, sẵn sàng cho việc tinh chế và đóng bao thành phân compost.
Giai đoạn cuối cùng của quá trình ủ phân compost là tinh chế bằng các thiết bị chuyên dụng khác nhau. Giai đoạn này chủ yếu là sàng phân loại các thành phần có kích thước không phù hợp tách ra khỏi hỗn hợp mùn trước khi thành compost. Ngoài ra, việc sàng phân loại sau ủ chín và ổn định để loại bỏ các tạp chất và sơ sợi chưa phân hủy trong quá trình ủ. Các thành phần này hầu như được đêm đi chôn lấp tại các ô chôn lấp rác hợp vệ sinh. Phần mùn còn lại được đưa đến thiết bị phân loại bằng trọng lực để tách riêng các phần nặng (đá, sỏi, cát, thủy tinh…) ra khỏi phần nhẹ (mùn compost). Phần nặng tập trung lại một nơi, phần còn lại có thể tái sử dụng.