Về nội dung hợp đồng

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam (Trang 37 - 50)

2. Một số đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng NQTM ở Việt Nam

2.3.Về nội dung hợp đồng

2.3.1. Vấn đề đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động nhượng quyền thương mại là một vấn đề rất quan trọng vì quyền sở hữu trí tuệ là cốt lõi của hoạt động này. Mặc dù đã có luật sở hữu trí tụê cùng các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như các cam kết quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ như công ước BERNE (Công ước về bảo hộ quyền tác giả), hiệp định TRIPs (Hiệp định về các vấn đề liên quan đến

thương mại của quyền sở hữu trí tuệ)… nhưng vấn đề bảo hộ quyền tác giả ở

VN còn chưa được thực hiện hiệu quả. Thực tế cho thấy sự vi phạm bản quyền trong kinh doanh NQTM ở VN xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng. Các dạng vi phạm điển hình như hành vi làm trái với các quy định của chủ thương hiệu của các cửa hàng nhượng quyền hay hành vi “nhái” thương hiệu nhượng quyền. Cà phê Trung Nguyên tuy là doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình nhượng quyền khá lâu ở Việt Nam nhưng bảo vệ thương hiệu vẫn là vấn đề bức xúc của công ty.Tính đến hiện nay Trung Nguyên có khoảng 1000 cửa hàng cà phê nhượng quyền trên khắp cả nước nhưng cũng có đến vài trăm cửa hàng cà phê “nhái” mà cho đến nay công ty vẫn chưa xử lý được.

Để giải quyết vấn đề này, giải pháp đưa ra là các cơ quan chức năng cần áp dụng một các triệt để các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ đặc biệt khi có các vi phạm xảy ra. Mặt khác phải xây dựng các quy định pháp luật về vấn đề bảo vệ bản quyền trong NQTM vì hiện nay luật thương mại 2005 và NĐ35 mới chỉ đề cập đến đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, hay nói các khác cần xây dựng các quy định pháp luật để bảo hộ cho quá trình, hệ thống, cách thức tổ

chức kinh doanh…(các tài sản trí tuệ) của bên nhượng quyền. Vì có như vậy bên

nhượng quyền mới có thể yên tâm giao bí quyết, quy trình kinh doanh cho chủ thể khác khai thác, sử dụng. Khi đó quan hệ nhượng quyền mới có thể phát triển một cách lành mạnh với tốc độ tăng trưởng cao.

Luật sở hữu trí tuệ (Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực ngày 01/07/2006) là một trong những văn bản pháp luật điều chỉnh gián tiếp hợp đồng NQTM. Tuy nhiên khi áp dụng các quy định của luật SHTT để điều chỉnh

quan hệ NQTM thì có nhiều điểm bất cập, chưa hợp lý. Có thể chỉ ra một số điểm đáng lưu ý trong việc áp dụng văn bản pháp luật này vào hợp đồng NQTM như sau:

Một là, việc xác định sự thành công, nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá trong hợp đồng NQTM là rất quan trọng, nhãn hiệu càng nổi tiếng thì giá trị “quyền thương mại” càng cao. Bởi thế cần có các tiêu chí để đánh giá như thế nào là một nhãn hiệu nổi tiếng. K20.Đ4.Luật SHTT đã đưa ra khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng như sau “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam ”. Ngoài ra, Đ75 của luật cũng đưa ra tiêu chí đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng như : phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ đó được lưu hành; thời gian sử dụng nhãn hiệu; uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; số lượng quốc gia bảo hộ; giá chuyển nhượng; số

lượng người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu…Tuy nhiên, thực chất các tiêu chí này

chỉ mang tính định hướng mà chưa chỉ ra cụ thể cách xác định như thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng, điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tự đánh giá thương hiệu của mình.

Hai là, theo quy định tại K2.Đ10.NĐ35 thì “phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng SHCN trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật về SHCN”. Như đã biết hoạt động NQTM luôn gắn với các đối tượng SHCN như nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh

doanh…tuy nhiên đối tượng của NQTM không chỉ gồm những yếu tố đó mà còn

gắn với các yếu tố khác được phát triển bởi bên giao quyền như bí quyết kỹ thuật, phương pháp, quy trình kinh doanh, các tiêu chuẩn chất lượng, tổ chức

xây dựng và hoạt động kinh doanh….Vì vậy khi áp dụng các quy định của luật

SHTT vào hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN riêng lẻ thì rất hợp lý nhưng nếu vận dụng vào quan hệ NQTM thì xảy ra một số điểm bất hợp lý như:

Thứ nhất, K1.Đ142 luật SHTT quy định tên thương mại là đối tượng SHCN không được chuyển giao, vì theo luật SHTT (K21.Đ4) tên thương mại là” tên gọi của các cá nhân, tổ chức dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt

chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”, quy định này rất hợp lý trong hợp đồng lisence, tuy nhiên nếu áp dụng vào hợp đồng NQTM thì không thể thực hiện được bởi tên thương mại là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên NQTM, nếu cấm chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại thì bên giao quyền không thể thực hiện được việc nhượng quyền cho các đối tác mua quyền.

Thứ hai, Đa.K2.Đ144 luật SHTT quy định cấm bên được chuyển giao cải tiến đối tượng SHCN trừ NHHH, nếu áp dụng điều khoản này vào quan hệ NQTM có nghĩa là bên nhận quyền có quyền cải tiến NHHH của bên nhượng quyền. Điều này đi ngược với bản chất của hoạt động NQTM bởi đặc trưng của NQTM là tính đồng bộ và nghĩa vụ tuân thủ tuyệt đối của bên nhận quyền đối với mọi yêu cầu, quy định của bên nhượng quyền, nghĩa là bên nhận quyền không được thay đổi bất kỳ yếu tố nào trong tất cả các đối tượng được chuyển giao từ bên nhượng quyền.

Nói tóm lại, NQTM tuy có các đặc điểm, tính chất giống với hoạt động chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT nhưng nó có các đặc trưng riêng, vì vậy không thể áp dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động này vào NQTM mà cần phải có các quy định đặc thù về nội dung các đối tượng SHTT trong NQTM. Các vấn đề chung có thể dẫn chiếu đến luật SHTT để áp dụng, có như vậy mới có thể tránh được các xung đột giữa quy phạm về SHTT và các quy phạm về NQTM.

2.3.2. Về quyền và nghĩa vụ các bên chủ thể trong hợp đồng NQTM

K2.Đ284 luật thương mại 2005 quy định “bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”, quy định như vậy có nghĩa là vấn đề “trợ giúp” cho bên nhận quyền của bên nhượng quyền không phải là bắt buộc, bên nhượng quyền có thể thực hiện hoặc không. Tuy nhiên K2.Đ287 luật thương mại lại quy định bên nhượng quyền có nghĩa vụ cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho bên nhận quyền để tién hành điều hành kinh doanh theo hệ thống NQTM. Như vậy đã có sự mâu thuẫn trong quy định của 2 điều luật này. Mặt khác qua thực tế ta có thể thấy

quy định như Đ284 là chưa hợp lý vì nếu bên nhượng quyền không trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành kinh doanh thì hệ thống NQTM không đảm bảo tính đồng bộ và khó có thể tồn tại phát triển được.

Do đó, thay vì quy định “trợ giúp” là quyền, các nhà làm luật nên quy định nó là nghĩa vụ của bên nhượng quyền, theo đó K2.Đ284 sẽ có nội dung là “bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và nghĩa vụ trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”.

Theo pháp luật Việt Nam, cung cấp thông tin là một trong những nghĩa vụ quan trọng của bên nhượng quyền trong suốt quá trình kinh doanh, vấn đề này được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Tuy nhiên đối với bên nhận quyền, quy định của pháp luật lại có phần lỏng lẻo, theo quy định tại Đ9.NĐ35 “bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho bên nhượng quyền mà bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định trao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền”, như vậy nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhận quyền chỉ tồn tại trước khi kí kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng bên nhận quyền không cung cấp các thông tin về hoạt động kinh doanh của mình thì bên nhượng quyền khó có thể kiểm soát được công việc kinh doanh của bên nhận quyền. Điều này làm ảnh hưởng đến quyền “kiểm soát” của bên nhượng quyền được quy định tại K2.Đ284 và K3.Đ286. Vì vậy, nên bổ sung vào Đ9.NĐ35 trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhận quyền là trong cả quá trình kinh doanh chứ không chỉ ở giai đoạn trước khi kí kết hợp đồng. Tuy nhiên bên nhận quyền cần lưu ý đến quy định “cung cấp các thông tin hợp lý” để xác định các thông tin phải cung cấp là thông tin nào, tránh sự lạm dụng quyền của bên nhượng quyền ảnh hưởng đến quyền tự do trong kinh doanh của mình.

Mặc dù pháp luật có quy định về quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành công việc kinh doanh của bên nhận quyền nhưng các quy định rất chung chung, không chỉ ra cụ thể bên nhượng quyền được kiểm soát như thế nào, trong lĩnh vực gì. Như thế dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền của bên nhượng quyền, xâm phạm đến quyền tự chủ trong kinh doanh của bên nhận quyền. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi của bên nhận quyền pháp luật cần quy định

một cách chặt chẽ hơn về giới hạn quyền kiểm soát của bên nhượng quyền (như việc quy định bên nhượng quyền không được ấn định doanh thu của bên nhận quyền, không được trực tiếp can thiệp vào công việc kinh doanh hàng ngày của bên nhận…), như thế mới đảm bảo quyền tự do, tự chủ trong kinh doanh của thương nhân nhận quyền

2.3.3. Một số vấn đề khác liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại

Một là về thời hạn hợp đồng: Đ13.NĐ35 quy định thời hạn hợp đồng

NQTM do các bên thoả thuận. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề này rất khó thoả thuận bởi bên nhận quyền luôn muốn kéo dài thời hạn hợp đồng để thu hồi vốn và lãi, ngược lại bên nhượng quyền muốn yêu cầu hợp đồng NQTM thực hiện trong thời gian ngắn để có thể bổ sung thêm các điều kiện khắt khe đối với bên nhận quyền để thu lợi nếu bên nhận quyền vẫn muốn tiếp tục mua “ quyền thương mại “ của mình. Với thực tế pháp luật VN hiện nay là không quy định thời hạn tối thiểu của hợp đồng NQTM thì lợi thế càng về bên nhượng quyền, mặt khác quy định như vậy cũng không phù hợp với thông lệ quốc tế. Bởi vậy, trong điều khoản này nên bổ sung thêm quy định về thời hạn tối thiểu của hợp đồng NQTM, như thế mới bảo vệ quyền lợi cho bên nhận quyền và phù hợp với thông lệ quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là về chấm dứt hợp đồng: Đây là một vấn đề rất quan trọng trong hợp

đồng NQTM vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của các bên trong hợp đồng và các chủ thể liên quan khác, do đó việc chấm dứt hợp đồng không thể thực hiện tuỳ tiện mà phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Pháp luật Việt Nam quy định những trường hợp các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong Đ16.NĐ35, theo đó tại K1 xác định bên nhận quyền sẽ có quyền chấm dứt hợp đồng nếu bên nhượng quyền vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Đ287 luật thương mại, nghĩa là bên nhận quyền sẽ có quyền chấm dứt hợp đồng khi có một vi phạm nghĩa vụ của bên nhượng quyền mà không cần biết mức độ vi phạm đó như thế nào. Quy định như vậy là bất bình đẳng cho bên nhượng quyền, vì vậy trong trường hợp này pháp luật nên quy định rõ mức độ vi phạm nghĩa vụ của bên nhượng quyền

mà căn cứ vào đó bên nhận quyền mới có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng để tránh tình trạng lạm quyền của bên nhận quyền

Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng là các bên hoàn trả cho nhau những tài sản thuộc sở hữu của bên kia. Hợp đồng NQTM là loại hợp đồng đặc biệt với đối tượng là tài sản vô hình. Bởi vậy, sau khi hợp đồng chấm dứt (đặc biệt trong trường hợp một bên đơn phưong chấm dứt) rất dễ nảy sinh tranh chấp giữa các bên nếu việc giải quyết hậu quả không thoả đáng. Thoả thuận trong hợp đồng hay quy định của pháp luật về vấn đề này chính là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh nếu có, tuy nhiên pháp luật Việt Nam lại chưa có các quy phạm điều chỉnh, đây là một thiếu sót rất lớn của pháp luật về hợp đồng NQTM. Để giải quyết vấn đề này cần có các quy định của pháp luật về cách thức giải quyết hậu quả hợp đồng sau khi chấm dứt, mặc dù pháp luật không thể bao quát hết các trường hợp chấm dứt hợp đồng nhưng đó cũng là những quy định mang tính định hướng cho các bên trong việc giải quyết hậu quả hợp đồng sau khi chấm dứt và cũng là căn cứ giải quyết tranh chấp phát sinh.

Ba là về vấn đề đăng kí hoạt động NQTM:

Thứ nhất, về việc xác định thẩm quyền đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại, tại Đ18.NĐ35 và Thông tư 09 quy định sở thương mại có trách nhiệm đăng kí hoạt động NQTM trong nước, còn hoạt động NQTM từ Việt Nam ra nước ngoài (bao gồm cả hoạt động nhượng quyền từkhu chế xuất, khu phi thuế quan, hoặc các khu vực hải quan riêng ra nước ngoài) và ngược lại thuộc thẩm quyền của Bộ thương mại, nhưng lại không hề có quy định nào về việc xác định cơ quan có thẩm quyền trong việc đăng kí hoạt động từ nước ngoài vào các khu chế xuât, khu phi thuế quan, các khu vực hải quan riêng và ngược lại khiến các doanh nghiệp dự kiến nhượng quyền không biết phải đăng kí với cơ quan nào để tiến hành hoạt động. Vì vậy, nên quy định thêm vào Đ18 thẩm quyền của bộ thương mại trong việc đăng kí hoạt động NQTM trong những trường hợp trên vì bộ thương mại là cơ quan quản lí cao nhất về các hoạt động thương mại. Việc bổ sung quy định về thẩm quyền sẽ giúp bộ TM quản lý hoạt động NQTM của VN tốt hơn, chặt chẽ hơn.

Thứ hai về lệ phí đăng kí hoạt động NQTM, tại Đ23. NĐ35 quy định mức lệ phí đăng kí nhượng quyền do bên nhượng quyền dự kiến nộp cho cơ quan đăng kí với mức lệ phí theo quy định của bộ tài chính. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có văn bản nào của bộ tài chính quy định mức phí đăng kí nhượng quyền cụ thể, do đó dẫn đến sự lúng túng của cơ quan đăng kí khi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng kí. Để giải quyết tình trạng này, Bộ thương mại cần phối hợp với Bộ tài chính để đưa ra mức lệ phí phù hợp để việc đăng kí hoạt động NQTM của các thương nhân diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.

Một vấn đề nữa là với các quy định về thủ tục đăng kí với cơ quan có thẩm quyền trước khi kí kết hợp đồng NQTM làm cho hợp đồng này ngoài các thủ tục của một hợp đồng thương mại thông thường còn đi qua thêm một cửa xét duyệt. Mặc dù quy định như vậy sẽ đảm bảo khả năng kiểm soát môi trường kinh doanh NQTM vốn còn non trẻ ở VN tuy nhiên theo ông Frederic (phát biểu tại hội chợ triển lãm VN về Franchise tại Việt Nam tháng 06/2005) thì việc phải đi qua thêm một cửa này sẽ gây nhiều trở ngại cho doanh nghiệp và làm chậm đà phát triển của mô hình kinh doanh nhượng quyền tại VN.

Bốn là về vấn đề công bố thông tin trong hoạt động NQTM: Theo quy định

tại IX phần B3 phụ lục III ban hành kèm theo TT09 thì bên nhượng quyền cần bố

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam (Trang 37 - 50)