2. Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mạ
2.1. Chủ thể hợp đồngNQTM
Theo quy định tại luật thương mại 2005 và NĐ35 chủ thể hợp đồng NQTM gồm bên nhận quyền và bên nhượng quyền, tuy nhiên theo Đ290.LTM thì có thể còn xuất hiện thêm chủ thể thứ ba “bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận quyền thứ cấp) nếu đựơc sự đồng ý của bên nhượng quyền, khi đó bên nhận lại quyền sẽ có các quyền và nghĩa vụ như bên nhận quyền theo quy định pháp luật”. Tuy nhiên quy định này không có nghĩa là bên nhượng quyền luôn có quyền từ chối nếu không muốn bên nhận quyền nhượng lại quyền cho bên thứ ba mà chỉ khi xảy ra một trong các trường hợp sau bên nhượng quyền mới có quyền từ chối (k3.Đ15. NĐ35):
• Bên dự kiến chuyển giao không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính mà bên dự kiến nhận quyền chuyển giao phải thực hiện theo hợp đồng NQTM
• Bên dự kiến chuyển giao chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn của bên nhượng quyền trực tiếp
• Việc chuyển giao quyền thương mại sẽ có ảnh hưởng bất lợi lớn đối với hệ thống NQTM hiện tại
• Bên dự kiến nhận chuyển giao không đồng ý bằng văn bản sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của bên nhận quyền theo hợp đồng NQTM
• Bên nhận quyền chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với bên nhượng quyền trực tiếp, trừ trường hợp bên dự kiến nhận chuyển giao cam kết bằng văn bản thực hiện các nghĩa vụ đó thay thế cho bên nhận quyền
Việc quy định các trường hợp bên nhận quyền có quyền từ chối việc bên nhận quyền nhượng lại quyền cho bên thứ ba đã làm hạn chế quyền của bên nhượng quyền và mở rộng quyền hạn của bên nhận quyền. Ngược lại qui định này cũng giúp bên nhượng quyền kiểm soát được hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền cũng như toàn bộ hệ thống nhượng quyền thương mại.
Đ5 và Đ6 NĐ35 qui định cụ thể điều kiện trở thành chủ thể đối với các thương nhân theo đó muốn trở thành bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền Thương mại, thương nhân đó phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
• Hệ thống nhượng quyền kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động ít nhất 1 năm; trường hợp thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 1 năm trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại
• Đã đăng kí hoạt động NQTM với cơ quan có thẩm quyền
• Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không thuộc đối tượng cấm kinh doanh; Nếu thuộc danh mục hàng hóa, dich vụ hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
Đối với bên nhận quyền thì điều kiện rất đơn giản, thương nhân đó chỉ cần có đăng kí kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại là có thể kinh doanh NQTM.