2. Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mạ
2.3. Nội dung hợp đồng
Theo quy định tại Đ11.NĐ35 thì “trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng NQTM có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
Nội dung quyền thương mại
Quyền và nghĩa vụ các bên nhượng quyền
Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
Gia hạn, chấm dứt hợp đồng NQTM
Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu lần lượt các nội dung của hợp đồng NQTM
2.3.1. Về đối tượng hợp đồng NQTM
Như trên đã phân tích, đối tượng của hợp đồng NQTM chính là quyền thương mại, như vậy theo quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam thì đối tượng hợp đồng NQTM được hiểu như sau (K6.Đ3.NĐ35):
Quyền thương mại bao gồm một, một số hoặc tất cả các quyền sau đây:
Quyền được bên nhượng quền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền
tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống cho bên nhượng quyền quy định và gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
Quyền được bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung.
Quyền được bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho bên bên nhận
quyền thứ cấp theo hợp đồng NQTM chung.
Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền
thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.
2.3.2. Về quyền và nghĩa vụ các bên
Được quy định từ Đ286 đến Đ289 LTM, theo đó quyền và nghĩa vụ các bên do các bên thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận, các bên sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ sau:
Bên nhượng quyền sẽ có các quyền sau: nhận tiền nhượng quyền; tổ chức quảng cáo cho hệ thống NQTM và mạng lưới NQTM; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống NQTM và ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Ngược lại bên nhượng quyền sẽ phải thực hiện một số nghĩa vụ như: cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền cho bên nhận quyền; thiết kế sắp xếp cửa hàng; bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền và phải đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống NQTM.
Hợp đồng NQTM là một loại hợp đồng song vụ, vì vậy quyền của bên nhượng chính là nghĩa vụ của bên nhận và ngược lại, từ đó ta có thể thấy bên nhận quyền có các quyền và nghĩa vụ như sau: Bên nhận quyền có quyền yêu cầu bên nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống NQTM và được đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống NQTM. Bên nhận quyền có nghĩa vụ phải trả các loại phí cho bên nhận quyền; phải đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quền và các bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển gia; chấp nhận sự kiểm soát của bên nhận quyền; tuân thủ các yêu cầu về sắp xếp cửa hàng; điều hành hoạt động phù hợp hệ thống NQTM; không được nhượng quyền lại nếu không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Để bảo vệ quyền lợi của bên nhượng quyền, pháp luật Việt Nam cũng quy định nghĩa vụ của bên nhận quyền sau khi hợp đồng NQTM chấm dứt. Theo đó bên nhận quyền phải ngừng ngay việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại…và các quyền sở hữu trí tuệ nếu có khi hợp đồng chấm dứt. Ngoài ra, bên nhận quyền luôn phải giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền trong quá trình kinh doanh và cả sau khi hợp đồng NQTM kết thúc hoặc chấm dứt.
2.3.3. Một số vấn đề liên quan khác đến hợp đồng NQTM
*)
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng : Theo quan điểm của pháp luật
Việt Nam thời điểm hợp đồng có hiệu lực tùy các bên thỏa thuận trong trường hợp các bên không thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực là thời điểm giao kết hợp đồng. Tuy nhiên nếu trong hợp đồng có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần này có hiệu lực theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ (Đ14.NĐ35)
*) Thời hạn hợp đồng: Cũng như tất cả các nước trên thế giới, pháp luật
VN quy định thời hạn hợp đồng do các bên thỏa thuận và khi hết thời hạn các bên có thể thỏa thuận để gia hạn thực hiện hợp đồng (Đ13.NĐ35)
*)
Chấm dứt hợp đồng: Vì hợp đồng NQTM là một loại hợp đồng dân sự
nên nó cũng sẽ chấm dứt nếu xảy ra một trong các trường hợp như: hợp đồng đã hoàn thành; theo thỏa thuận các bên; hợp đồng bị hủy bỏ, đơn phương chấm dứt; hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng hợp đồng không còn; các trường hợp khác theo quy định pháp luật.
Mặt khác, Đ16 NĐ35 quy định trong các trường hợp sau, các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng:
o Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng NQTM
trong trường hợp bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ theo quy định pháp luật
Bên nhận quyền không còn giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị theo quy định pháp luật phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức NQTM.
Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quyết định của pháp luật Việt Nam.
Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống NQTM.
Bên nhận quyền không khắc phục được những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng NQTM trong một thời gian hợp lí, mặc dù đã nhận được những thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ bên nhượng quyền.
*)
Đăng kí hoạt động NQTM : Đăng kí NQTM là thủ tục rất quan trọng
trong hoạt động NQTM vì nó đảm bảo khả năng quản lí của nhà nước đối với hoạt động NQTM trên lãnh thổ của mình. Theo quy định NĐ35 và TT09 thì trước khi tiến hành hoạt động NQTM thương nhân dự kiến NQ (gồm cả bên nhượng quyền lần đầu và thứ cấp) phải đăng kí với cơ quan có thẩm quyền (Bộ thương mại đối với hoạt động NQTM từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại; Sở thương mại đối với hoạt động NQTM trong nước). Bên dự kiến nhận quyền phải lập hồ sơ đề nghị đăng kí hoạt động NQTM và phải thực hiện việc đăng kí theo trình tự sau: Gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quỳen ; Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện đăng kí hoạt động NQTM vào sổ đăng kí, trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ cơ quan có thẩm quyền thông báo cho bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; sau khi hết thời hạn luật định mà cơ quan nhà nước từ chối việc đăng kí thì phải thông báo bằng văn bản cho bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lí do. Nếu không đồng ý với quyết định trên của cơ quan có thẩm quyền bên nhượng quyền có thể khiếu nại trong thời hạn do luật định
Khi có sự thay đổi thông tin đã đăng kí, bên nhượng quyền có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nơi đã đăng kí hoạt động NQTM trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thay đổi thông tin đó.
Đ22.NĐ35 quy định các trường hợp đăng kí hoạt động NQTM bị xóa: Thương nhân kinh doanh NQTM ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh
Thương nhận bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày xóa đăng kí hoạt động NQTM của thương nhân thi cơ quan đăng kí có trách nhiệm công bố công khai việc đăng kí này.
*)
Cung cấp thông tin : Theo pháp luật Việt Nam trách nhiệm cung cấp
thông tin thuộc về cả hai bên chủ thể, nhưng chủ yếu là trách nhiệm của bên nhượng quyền. Theo quy định tại Đ8.NĐ35, bên nhượng quyền phải cung cấp bản sao hợp đồng NQTM mẫu và bản giới thiệu về hệ thống NQTM của mình cho bên dự kến nhận quyền ít nhất 15 ngày làm việc trước khi kí kết hợp đồng (nếu không có thỏa thuận khác). Khi có sự thay đổi quan trọng trong hệ thống NQTM làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh theo phương hức NQTM đối với bên nhận quyền thì bên nhượng quyền phải thông báo ngay cho bên nhận quyền. Trong trường hợp là bên nhượng quyền thứ cấp còn phải cung cấp các thông tin khác cho bên dự kiến nhận quyền như thông tin về bên nhượng quyền cho mình; nội dung NQTM chung; cách xử lý các hợp đồng NQTM thứ cấp trong trường hợp chấm dứt hợp đồng NQTM chung.
Bên dự kiến nhận quyền cũng có trách nhiệm cung cấp cho bên nhượng quyền các thông tin mà bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định trao quyền thương mại cho bên dự kiến nhượng quyền.
Trên đây là các quy định pháp luật về hợp đồng NQTM ở Việt Nam, mặc dù các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng này có hiệu lực chưa lâu, mới vài năm trở lại đây nhưng nó đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, không phù hợp với thực tế hoạt động của loại hình kinh doanh này. Sang chương 3 chúng ta cùng nghiên
cứu về thực trạng hoạt động NQTM ở Việt Nam từ đó chỉ ra các điểm bất cập, không hợp lý giữa các quy định của luật và thực tế kinh doanh, từ đó nêu lên một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về hợp đồng NQTM.
CHƯƠNG III