Thiết lập một cơ chế kiểm soát thông tin có hiệu quả

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật về hoat động cho vay của các Tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn (Trang 55 - 59)

2. Một số đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng

2.3. Thiết lập một cơ chế kiểm soát thông tin có hiệu quả

Quá trình khai thác, thu thập và xử lý thông tin để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhất là cho công tác thẩm định và xét duyệt hồ sơ tín dụng, phục vụ cho công tác hoạt động phân tích, đánh giá sự phát triển của thị trường, hiệu quả thực hiện của các dự án đầu tư có ý nghĩa rất lớn. Nhiều trường hợp do thiếu kiểm soát về thông tin dẫn đến bị khách hàng lợi dụng, gian dối giả mạo hồ sơ và như thế không bảo đảm an toàn cho hoạt động của TCTD. Do đó, để thiết lập một cơ chế kiểm soát thông tin có hiệu quả, cần thực hiện:

Một là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đây là hoạt động

rất cần thiết giúp kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định trong nội bộ TCTD, trong quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ. Hoạt động này là hoạt động thường xuyên tại TCTD và là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho ban điều hành trong quá trình tổ chức và điều hành các hoạt động.

Hai là, hoàn thiện các quy định pháp luật về đăng kí giao dịch bảo đảm.

Măc dù hiện nay đăng kí giao dịch bảo đảm đã có nhiều tích cực, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số điểm chưa hợp lý, đặc biệt là thông tin đối với người thứ ba liên quan đến tài sản cần đăng kí giao dịch bảo đảm. Điều này dẫn đến tình trạng tranh chấp phát sinh không đáng có do cơ chế kiểm soát thông tin chưa hiệu quả. Chính vì thế, xây dựng các quy định đăng kí giao dịch bảo đảm có hiệu quả là rất quan trọng, góp phần giảm thiểu những rủi ro trong quá trình thực hiện cấp tín dụng. Cụ thể, cần phải đa dạng hoá các hình thức đăng kí giao dịch, thiết lập các cơ sở dữ liệu các thông tin về khách hang hiện đại, cho phép truy cập đầy đủ và dễ dàng. Bên cạnh đó, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin cần phải sớm hoàn thiện các quy định về đăng kí giao dịch qua mạng của khách hang. Điều đó sẽ tạo ra bảo đảm hơn cho các TCTD trong việc nắm bắt các thông tin và ra quyết định cấp tín dụng.

Các biện pháp bảo đảm có ý nghĩa rẩt lớn trong việc bảo đảm an toàn đối với nguồn vốn tín dụng. Tuy nhiên,tạo thế chủ động trong quá trình hoạt động của các TCTD cần phải đa dạng hoá các hình thức bảo đảm để TCTD có thể lựa chọn việc cấp tín dụng phù hợp với yêu cầu của hoạt động tín dụng. Ngoài các biện pháp bảo đảm pháp luật đã quy đinh, cần phải tuân thủ và thực hiện các quy

định về biện pháp bảo đảm trong Bộ luật Dân sự. Mặt khác, đối với các biện pháp đã quy định mà chưa có hướng dẫn cụ thể việc áp dụng cần phải sớm hoàn thiện để tạo hiệu quả cho hoạt động.Như các quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP,tuy đã có nhwung thay đổi hợp lý hơn so với nghị định 178 nhưng vẫn chưa quy định cụ thể về các giao dịch bảo đảm mà chỉ mơi dừng lại ở một vài giao dịch cơ bản như cầm cố ,thế chấp,tín chấp…Vì vậy,đối với hình thức bảo đảm bằng tài sản cần phải thực hiện:

Một là, đa dạng hoá các loại tài sản bảo đảm, trong đó cần phải sớm hoàn

thiện các quy định về bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay. Trong khi việc quản lý sử dụng tài sản mặc dù thuộc về bên vay nhưng lại bị hạn chế vì sự kiểm tra giám sát khá chặt chẽ từ phía TCTD. Vì thế, khách hàng thiếu chủ động trong quá trình sử dụng tài sản, về phía TCTD việc nhận các tài sản Chình thành từ vốn vay để đảm bảo cho khoản tín dụng thực chất là việc đầu tư vào tài sản của mình. Và do đó trong trường hợp này TCTD chịu thiệt thòi nhất nên cần phải kết hợp biện pháp này với một biện pháp bảo đảm khác sao cho đảm bảo an toàn cho việc thu hồi vốn.

Hai là, đối với tài sản bảo đảm là các quyền về tài sản, do loại tài sản này

rất khó định giá, đặc biệt là đối với quyền sở hữu trí tuệ, nên hiện nay tại các TCTD thường không dám nhận tài sản này khi không chắc chắn về giá trị của nó. Nên cần phải sớm ban hành các quy định hoàn thiện.

Kết luận chương III

Pháp luật về hoạt đông cho vay là một bộ phận của hệ thống pháp luật nói chung, nên nó cũng đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn nhất định góp phần xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện. Những tiêu chuẩn đó phải phản ánh được những thuộc tính cơ bản của một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đó là tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và phải được xây dựng trên một trình độ lập pháp cao.

Trong quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tế áp dụng các quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng trên thực tế, luận văn đã đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện

pháp luật trong hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn.

KẾT LUẬN

Trong khuôn khổ giới hạn của một khóa luận, tìm hiểu pháp luật về hoạt động cho vay của các Tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn,sinh viên chỉ đề cấp đến những vấn đề cơ bản có liên quan đến hoạt động cho vay và các biện pháp bảo đảm an toàn,dừng lại ở một số nội dung mà chưa có điều kiện giải quyết được thấu đáo các vấn đề pháp luật về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn. Với khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, sinh viên không có nhiều sự hiểu biết chuyên sâu, cũng như sự hạn chế về thời gian nên những vấn đề nêu ra trong khóa luận chỉ dừng lại ở những vấn đề đã đươc nêu ra trước đó trong các nghiên cứu, cũng như trên các thông tin đại chúng trong thời gian và qua những kiến thức, mà sinh viên được học, nghiên cứu tại trường. Vì vậy những phân tích và đánh giá chưa được sâu sắc và hoàn chỉnh,sinh viên mong nhận được sự góp ý đánh giá từ các Thầy Cô để khóa luận có thể hoàn thiện hơn. Sinh viên hy vọng với sự đóng góp nhỏ bé của mình sẽ góp phần nào vào việc làm rõ các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của các Tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật về hoat động cho vay của các Tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w