“Một trong những vấn đề nổi lên trong thời gian qua đó là :”Ngân hàng
không thiếu vốn, nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lại rất khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Điều này đang cản trở sự vươn lên của cộng đồng DN Việt Nam, nhất là khi hơn 90% DN Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa (trong đó gồm nhiều DN siêu nhỏ, DN gia đình).
“Về mặt tâm lý, nhìn chung, các ngân hàng vẫn cảm thấy yên tâm hơn khi cho DN nhà nước vay, do chưa có cơ quan đánh giá tín nhiệm của DN để đảm bảo tính khách quan, nên DNNVV càng ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn. “Dù ở Việt Nam đã có quỹ bão lãnh tín dụng, nhưng các quỹ này chưa hoạt động theo mô hình kinh tế thị trường, vẫn nặng tính bao cấp, nên chưa hỗ trợ được DNNVV”.
Dẫn chứng kinh nghiệm của Mỹ, theo đó, cơ quan bảo lãnh tín dụng nước này là tổ chức độc lập, bảo lãnh vay vốn ngân hàng cho DNNVV. Trong trường hợp DN không trả được nợ, cơ quan này sẽ trả cho ngân hàng 70% vốn vay, ngân hàng chỉ chịu lỗ 30%. Kết quả là hơn 90% số DN ở Mỹ được bảo lãnh vay tiền đã trả được nợ.
Nhưng lý do cơ bản khiến DNNVV không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, theo các đại biểu, là do báo cáo tài chính của DN chưa có độ tin cậy cao, nhiều DN chưa phân định rành mạch tài sản, tài chính của DN với tài sản riêng của người lãnh đạo DN.
Do thiếu thông tin tài chính DN, nên nhiều ngân hàng cho rằng, cho vay đối với các DN tư nhân, đặc biệt là DNNVV, thường chịu chi phí và rủi ro cao. Điều này khiến ngân hàng buộc DNNVV phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe hơn về tài sản đảm bảo. DNNVV nên chủ động xây dựng chiến lược để cán bộ ngân hàng có lòng tin vào DN.Cụ thể, DN cần phối hợp với kế toán, kiểm toán để minh bạch về tài chính, từng bước nâng cao việc áp dụng các chuẩn mực kế toán trongDN”.
Các chủ DNNVV cần nhận ra rằng, sự tiếp cận nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài phụ thuộc rất lớn vào tính minh bạch, trao đổi thông tin công khai, cởi mở về thực trạng và triển vọng của DN.
Chính những thủ tục hành chính phiền hà cũng là lý do khiến DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Một ví dụ đó là trước kia người dân có sổ đỏ cầm đến ngân hàng là được thế chấp vay vốn, nhưng nay phải qua sở địa chính địa phương đóng dấu. “Tới đây, phải kiên quyết xóa bỏ những thủ tục thêm vào này”, Có thể nói, còn rất nhiều việc phải làm cả từ ba phía, gồm DN, tổ chức tín dụng và Chính phủ để các DNNVV Việt Nam nâng cao tính minh bạch tài chính. Về phía Chính phủ, các chuyên gia cho rằng, cần tăng cường các thể chế quản lý và giám sát các DNNVV. Sự minh bạch tài chính rất khó được đảm bảo, nếu thiếu các phương tiện quản lý, giám sát thường xuyên và hiệu quả.
Nếu DN có tài chính minh bạch không được khuyến khích và hưởng những lợi ích thích đáng hơn so với các DN thiếu minh bạch tài chính, thì khó lòng tạo được cuộc ganh đua giữa các DN trong vấn đề này. Nâng cao tính minh bạch tài chính là yêu cầu cấp bách đối với các DNNVV, nếu các DN muốn phát triển và
thành công trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt”5.Đặt ra vấn đề đối
với việc thiết lập mạng lưới thông tin khách hàng cũng như các quy định về kiểm toán ,kế toán ,cho phù hợp với các thông lệ quốc tê.
Một số ví dụ có thể kể tới “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có Công văn số 1676 yêu cầu các ngân hàng thương mại tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng tín dụng các khoản cho vay bất động sản.
Việc rà soát này được tiến hành để có biện pháp thích hợp xử lý, thu hồi nợ vay đúng hạn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo việc cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại phải đáp ứng các yêu cầu: Thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư và xây dựng, tín dụng ngân hàng;Thẩm định cho vay các dự án kinh doanh bất động sản trên cơ sở chủ đầu tư đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, xây dựng theo qui định của pháp luật, có
Đánh giá chất lượng tín dụng các khoản cho vay bất động sản để có biện pháp thích hợp xử lý, thu hồi nợ vay đúng hạn.
phương án vay vốn và trả nợ phù hợp với phương án tiêu thụ sản phẩm khả thi; khống chế tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hợp lý.6
Ba là, vấn đề nợ quá hạn
Trong nên kinh tế thị trường, các TCTD thu lợi chủ yếu từ các khoản cho vay với khách hàng, nhưng những khoản cho vay này lại rất dễ gặp những rủi ro dẫn đến những khoản nợ quá hạn ngày càng lớn. Hiện nay, nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại bị coi là vấn đề bức xúc và phức tạp chất trong hoạt động cho vay của các TCTD. Những khoản nợ quá hạn khổng lồ mà hiện tại ngành ngân hàng đang phải gánh chịu đã làm ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thanh toán, giảm số tiên dự trữ và vốn của các TCTD.Chính “tảng băng” về nợ quá hạn đang lặng lẽ nhấn chìm các TCTD vào vòng xoáy nợ nần mà các TCTD vẫn “không hề hay biết”.Nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các TCTD, tới các doanh nghiệp sử dụng vốn và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp khắc phục tình trạng nợ quá hạn, đảm bảo việc thực hiện nợ tín dụng đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết, cần giải quyết không chỉ cho ngành ngân hàng mà còn cho cả các cơ quan hữu quan.
1.2. Một số giải pháp nhằm làm hoàn thiện pháp luật HĐTD
1.2.1. Cần quy định điều kiện cho vay, hạn mức cho vay phù hợp với thực tế thị trường
Nhà nước cần sớm sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng thuộc diện cấm cho vay theo quyết định 1627 theo đó nếu các cán bộ trực tiếp cho vay, thành viên và người nhà thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát tổng giám đốc, phó tổng giám đốc có tài sản thuộc quyền sở hữu hay sử dụng hợp pháp thì vẫn được vay vốn ngân hàng nơi mình trực tiếp công tác. Trong trường hợp cần thiết, phải sửa đổi luật các TCTD để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc mở rộng đối tượng vay vốn của TCTD. Lý do cho đề xuất này đã được phân tích ở phần trên.
Nhà nước cũng cần sửa đổi quy định giới hạn tỷ lệ vốn cho một khách hàng vay không quá 15% vốn tự có của TCTD. Đối với các dự án của quốc gia,