Hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm và cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm

Một phần của tài liệu Thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản (Trang 50 - 52)

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các qui định pháp luật về thế chấp tài sản

2.4.Hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm và cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm

giao dịch bảo đảm

Các qui định về đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay đựơc qui định ở nhiều văn bản pháp luật. Bộ Luật Dân Sự 2005, Nghị định 08/2000/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và các thông tư của bộ, ngành khác nhau. Việc qui định đăng ký thế chấp rải rác trong các văn bản trên gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong các văn bản pháp luật đó vẫn còn tồn tại những qui định mâu thuẫn, chồng chéo nhau.

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm thuộc nhiều cơ quan: Cục đăng ký Quốc Gia, Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực, Cục hàng không dân dụng Việt Nam, Uỷ Ban Nhân Dân cấp Huyện, Phòng tài nguyên môi trường. Qui định này gây khó khăn, mất thời gian cho người đăng ký khi phải xác định giao dịch này phải đăng ký tại cơ quan nào, việc tìm kiếm các thông tin về giao dịch bảo đảm cũng khó khăn hơn.

Để khắc phục nhược điểm trên cần phải tổ chức lại hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm theo hướng giảm bớt đầu mối cơ quan đăng ký, tổ chức đăng ký tập trung vào một cơ quan duy nhất: Cơ quan đăng ký quốc gia.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quan hệ xã hội do tác động của nền kinh tế thị trường trở lên phức tạp và đa dạng hơn thì sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và biện pháp thế chấp nói riêng trở lên cần thiết.

Trong khoá luận này, em đã nghiên cứu về thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thế chấp tài sản, các qui định pháp luật hiện hành về thế chấp tài sản, về vướng mắc cần tháo gỡ trong khi áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản. Đồng thời nêu lên một số kiến nghị về xây dựng và áp dụng pháp luật thế chấp tài sản.

Khoá luận đã có những nghiên cứu sâu về vấn đề thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu còn nhiều điểm thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp quí báu của thầy, cô giáo và các bạn.

Một phần của tài liệu Thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản (Trang 50 - 52)