Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ và thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ trả nợ

Một phần của tài liệu Thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản (Trang 40 - 43)

2. Một số trường hợp cụ thể của thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ

2.4.Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ và thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ trả nợ

thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ trả nợ

2.4.1. Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ

Bộ Luật Dân Sự 1995 Điều 329 qui định “Bất động sản có đăng ký quyền sở hữu có thể được thế chấp để bảo đảm nhiều nghĩa vụ dân sự …” Qui định này có nhiều hạn chế, bởi vì chỉ có những bất động sản có đăng ký quyền sở hữu

mới được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, còn những tài sản khác dù có giá trị lớn như dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị … nhưng nếu không phải là bất động sản vẫn không được đem thế chấp bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

Điều 324 Bộ Luật Dân Sự 2005 qui định “một tài sản có thể được dùng để

bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác”. Qui định giá trị tài sản

tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm, không có nghĩa là tài sản bảo đảm bắt buộc phải có giá trị hớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm. Điều 5 NĐ 163/2006/NĐ-CP qui định “Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản để bảo

đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự … các bên có thể thoả thuận dùng một tài sản nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác”. Như vậy, một tài sản dùng để thế chấp

bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ không phụ thuộc vào tài sản đó là động sản hay bất động sản, tài sản đó có đăng ký quyền sở hữu hay không đăng ký quyền sở hữu.

Trong trường hợp dùng một tài sản thế chấp để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ, bên thế chấp có nghĩa vụ thông báo cho những người nhận thế chấp sau biết về tài sản thế chấp đang được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ khác, nếu không thông báo thì phải chịu trách nhiệm.

Việc dùng một tài sản thế chấp bảo đảm nhiều nghĩa vụ trả nợ sẽ phát sinh hậu quả pháp lý là: nếu một trong các nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm, thì các nghĩa vụ còn lại được coi như đến hạn. Tài sản thế chấp được đưa ra xử lý, khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp sẽ được thanh toán cho các bên cùng nhận bảo đảm theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp, các bên vẫn muốn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ chưa đến hạn thì phải thay thế bằng một tài sản thế chấp khác hoặc bằng một biện pháp bảo đảm khác.

Về hình thức, việc thế chấp một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ phải lập thành văn bản, và phải đăng ký thế chấp theo qui định pháp luật. Điều 2 NĐ 08/2000/NĐ-CP qui định các trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo

đảm, trong đó “Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thuộc trường hợp phải đăng ký”. Do tài sản thế chấp dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ trả nợ khác nhau, với các chủ nợ độc lập cho nên mỗi lần thế chấp đều phải tuân theo các hình thức luật định.

2.4.2. Thế chấp nhiều tài sản bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự

Trong trường hợp, bên nhận thế chấp cho rằng việc thế chấp một tài sản chưa bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ được thực hiện, còn bên thế chấp mong sao có thể đạt được mục đích của mình. Do đó hai bên thoả thuận thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm cho một nghĩa vụ.

Điều 347 Bộ Luật Dân Sự 2005 qui định “Trong trường hợp thế chấp

nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Các bên có thể thoả thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ”. Thoả thuận của các bên phải được tôn

trọng và ghi rõ trong hợp đồng phần nghĩa vụ được bảo đảm bằng mỗi tài sản. Việc thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm một nghĩa vụ, các bên có thể thoả thuận lập một hợp đồng thế chấp hoặc nhiều hợp đồng thế chấp khác nhau. Hợp đồng thế chấp phải lập thành văn bản.

Khi tài sản thế chấp được đưa ra xử lý để thực hiện nghĩa vụ đến hạn thì bên nhận thế chấp có quyền lựa chọn một tài sản cụ thể trong số tài sản thế chấp để xử lý, trừ trường hợp các bên có thoả thuận về thứ tự xử lý tài sản thế chấp.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản (Trang 40 - 43)