3.1.2.1. Sơ đồ tổ chức
Hình 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG SCB VĨNH LONG 3.1.2.2. Chức năng các phòng ban
- Phòng tín dụng và bảo lãnh:
Xác định khách hàng mục tiêu trong từng thời kỳ; thực hiện tiếp cận khách hàng; phân tích thông tin khách hàng (tình hình khả năng tài chính, nhu cầu vốn, uy tín quan hệ ngân hàng, mục đích sử dụng vốn vay, tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh) để lập tờ trình đề xuất cấp tín dụng.
Triển khai tác nghiệp các món vay đã được phê duyệt, lập hợp đồng tín dụng và hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo.
BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
Phòng tín dụng và bảo lãnh Các phòng giao dịch Phòng kế toán – Ngân quỹ Phòng hành chính nhân sự Tổ kiểm soát nội bộ
Theo dõi đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Thực hiện các biện pháp quản lý món vay: + Đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi
+ Xử lý nợ quá hạn
+ Kiểm tra trong và sau khi cho vay. Tổ chức lưu trữ hồ sơ vay.
Lập thủ tục giải chấp tài sản.
Chịu trách nhiệm đề xuất cơ cấu nợ và xử lí nợ xấu.
- Các phòng giao:
Về tín dụng: Phòng giao dịch làm chức năng cho vay món nhỏ (không quá 500 triệu đồng, phục vụ tiêu dùng, kinh doanh nhỏ).
Các món vay lớn hơn 500 triệu đồng: làm nhiệm vụ quan hệ khách hàng và phân tích tín dụng, lập tờ trình thẩm định tín dụng trình về Hội đồng tín dụng chi nhánh thẩm định – Sau khi tờ trình thẩm định tín dụng được duyệt, món vay được chuyển về Phòng giao dịch thực hiện phê duyệt và các thủ tục giải ngân, quản lý nợ.
Các nhiệm vụ khác: huy động vốn và giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, quảng bá hình ảnh, sản phẩm SCB với công chúng.
- Phòng Kế toán – ngân quỹ:
Tổ chức thực hiện các quy trình thanh toán, hoạt động hạch toán kế toán tại chi nhánh.
Tổ chức công tác báo cáo kế toán – tài chính cho toàn chi nhánh; phân tích kết quả tài chính và kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh chi nhánh.
Tổ chức quản lý, điều hành thanh khoản, gồm tồn quỹ tiền mặt, vàng, tài khoản thanh toán tại NHNN, TCTD khác và tài khoản giao dịch vốn nội bộ với Hội sở.
Tổ chức thu chi tiền mặt, vàng; quản lý an toàn kho quỹ và toàn bộ chi nhánh và Phòng giao dịch trực thuộc.
sản.
Công tác hành chính, văn thư, lễ tân. Công tác nhân sự.
Phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn tại chi nhánh. - Bộ phận KTKS nội bộ:
Thực hiện thẩm định độc lập về tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng: tính hợp pháp của chứng từ sở hữu, quyền sử dụng, giá trị, tính khả mãi.
Theo dõi xu hướng biến động giá cả, tác động của các rủi ro tiềm ẩn của thị trường địa phương đến tài sản đảm bảo.
Kiểm tra tính hợp pháp, đầy đủ của hồ sơ vay vốn trước khi giải ngân.
3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SCB VĨNH LONG VĨNH LONG
3.2.1. Vốn tự có
Vốn tự có hay còn gọi là vốn chủ sở hữu của ngân hàng là bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số nguồn vốn khác của ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đây là nguồn vốn rất quan trọng của Ngân hàng, là căn cứ pháp lý để tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn tự có để làm vốn kinh doanh – để đầu tư mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động, góp vốn liên doanh, mua cổ phần và kinh doanh khác theo quy định của ngân hàng.
Bảng 1: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN QUA CÁC KỲ
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Quý 3, 4/ 2006 (1) Quý 1, 2/ 2007 (2) Quý 3, 4/ 2007 (3) Tốc độ tăng trưởng (%) (2)/(1) (3)/(2) Vốn điều chuyển 84.510 180.033 425.000 113,04 136,06 Vốn huy động 110.816 289.520 508.116 161,26 75,50 Tổng nguồn vốn 195.326 469.553 933.116 140,38 98,72
Nguồn vốn của Ngân hàng qua các kỳ tăng liên tục cụ thể: quý 3,4 năm 2006 là 195.326 triệu đồng; quý 1,2 năm 2007 là 469.553 triệu đồng tăng 274.227 triệu đồng tăng đến 140,38% so với quý 3,4 năm 2006 và đến quý 3,4 của 2007 tăng lên 933.116 triệu đồng tăng lên 463.563 triệu đồng, tuy chỉ tăng 98,72% nhưng việc tăng nguồn vốn sau 2 quý này là rất đáng kể. Nguyên nhân là do Ngân hàng mới thành lập nên tăng cường nguồn vốn hoạt động cho Ngân hàng là rất cần thiết và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn còn xa lạ với Vĩnh Long thì sau hơn 1,5 năm hoạt động ở đây thì tên tuổi của Ngân hàng dần dần được nhiều người biết đến, uy tín của Ngân hàng cũng được từng bước nâng cao trên thị trường.
Trong đó, đáng chý ý là vốn huy động tăng nhanh cụ thể quý 3,4 năm 2006 là 110.816 triệu đồng, 2 quý đầu của 2007 là 289.520 tăng 178.704 triệu đồng tăng đến 161,26% so với quý 3,4 năm 2006; còn quý 3,4 của 2007 đạt 508.116 triệu đồng tăng 218.596 triệu đồng so với quý 1,2 tuy tốc độ tăng chỉ có 75,5% nhưng giá trị vốn huy động tăng cao hơn mức tăng của kỳ trước, từ đó cho thấy tuy mới thành lập nhưng nguồn vốn của SCB luôn vững mạnh. Dựa vào cơ cấu nguồn vốn, ta thấy thời kỳ đầu vốn huy động của Ngân hàng chiếm đến 56,73% trong tổng nguồn vốn, thời kỳ 2 chiếm 61,45%, tuy có giảm ở kỳ 3 là 54,46% nhưng vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Bởi vì, ngay ngày đầu khai trương, SCB Vĩnh Long đã huy động tiền gửi tiết kiệm đạt doanh số 600 triệu đồng.
Hình 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN QUA CÁC KỲ
Chính vì nhờ vào nguồn vốn huy động khá cao này mà Ngân hàng đã giảm bớt một phần chi phí sử dụng vốn vay từ Hội sở có chi phí sử dụng vốn khá cao. Mặt khác, do mở rộng mạng lưới hoạt động, SCB đã tăng cường mở thêm phòng giao dịch ở tỉnh Trà Vinh cùng tại thời điểm đó nên vốn điều hòa từ Hội sở cho SCB Vĩnh Long sẽ giảm bớt để thành lập PGD ở Trà Vinh. Do đó, vốn điều chuyển của Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp hơn so với vốn huy động, cụ thể ở quý 3,4 năm 2006 vốn điều chuyển chỉ chiếm 43,27%, đến quý 1,2 năm 2007 tỷ trọng vốn điều chuyển giảm xuống chỉ có 38,55%, nguyên nhân là do trong thời gian này SCB tiếp tục mở thêm phòng giao dịch ở Bến Tre và khai trương vào ngày 10/5/2007 nên lượng vốn của SCB Vĩnh Long được cắt giảm bớt chuyển qua cho PGD này, tuy nhiên đến cuối năm 2007 vốn điều chuyển tăng đáng kể tăng 6,99 % so kỳ trước trong năm, vì trong thời gian này các PGD hầu như đã đi vào ổn định nên giảm đi một phần chi phí ở các PGD, đầu tư nhiều vào chi nhánh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nhìn chung, vốn điều chuyển qua 3 thời kỳ trên không ổn định do nữa đầu năm 2007 đã giảm nhưng không đáng kể, tuy nhiên sự giảm xuống của lượng vốn điều chuyển đã được bù đắp bằng sự tăng lên của vốn huy động 61,45% để cân đối tổng nguồn vốn. Chỉ sau một 1,5 năm hoạt động nguồn vốn của Ngân hàng đã được ổn định và tăng mạnh qua các thời kỳ, và chính nguồn vốn này đã đáp ứng nhu cầu về vốn cho khá nhiều cá nhân và doanh nghiệp ở Vĩnh Long nói chung và Thị xã Vĩnh Long nói riêng.
3.2.2. Chất lượng tài sản có
Tài sản có là kết quả của việc sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại. Ngân hàng quyết định như thế nào về tài sản của mình? Ngân hàng đã làm gì để tài sản được bảo đảm là sử dụng có hiệu quả và mang lại lợi nhuận tối đa cho Ngân hàng? Chất lượng tài sản có tốt nghĩa là nguồn vốn được sử dụng hiệu quả. Đây là phần không kém quan trọng cần nắm rõ để từ đó có chiến lược hoạt động phù hợp.
Tài sản có của Ngân hàng được đánh giá trên khả năng sinh lời, vì vậy ta có thể chia làm hai nhóm là tài sản có sinh lời (bao gồm: tiền, vàng gửi tại các TCTD khác; Chứng khoán đầu tư và các hoạt động tín dụng của Ngân hàng) và tài sản có không sinh lời (bao gồm: tiền mặt, chứng từ có giá trị ngoại tệ, kim loại quí, đá quí; Tiền gửi tại NHNN; Tài sản cố định và tài sản có khác). Để đánh giá chất lượng của tài sản có dựa vào tài sản sinh lời là chủ yếu, là do tài sản sinh lời là phần tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. Nói cách khác, tài sản có sinh lời là tất cả tài sản đầu tư đem lại tiền lãi.
Bảng 2:CƠ CẤU TÀI SẢN CÓ THEO TÀI SẢN SINH LỜI VÀ KHÔNG
SINH LỜI
ĐVT: triệu đồng
Tài sản có Quý 3,4/ 2006 Quý 1,2/ 2007 Quý 3,4/ 2007
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tài sản có sinh lời 112.320 93,67 371.755 94,53 818.052 96,61 Tài sản có không sinh lời 7.588 6,33 21.530 5,47 28.720 3,39 Tổng 119.908 100,00 393.285 100,00 846.771 100,00
(Nguồn: Bảng cơ cấu tài sản có-Phần phụ lục)
Nhìn chung, tài sản sinh lời tăng liên tục và ổn định qua các kỳ: quí 3,4 năm 2006 là 112.320 triệu đồng; quí 1,2 năm 2007 đạt 371.755 triệu đồng tăng 3,31 lần so với quí 3,4 năm 2006; Hai quí cuối của 2007 đạt mức 818.052 triệu đồng tăng 446.297 triệu đồng tăng chỉ có 2,2% so với quí 1,2 của 2007, mức tăng này thấp hơn so với mức tăng của quí 1,2 năm 2007 nhưng tốc độ tăng như vậy là rất cao, lý do của việc tăng này một phần là do nhu cầu vay vốn của người dân tỉnh Vĩnh Long ngày càng tăng nhất là các Tổ chức kinh tế và doanh nghiệp, vì nền
vốn nhàn rỗi từ các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế cũng tăng qua các kỳ, vì vậy SCB Vĩnh Long luôn có đủ nguồn vốn cho ai có nhu cầu. Mặt khác, SCB Vĩnh Long cũng muốn gia tăng thêm lợi nhuận cho chính mình và đây chính là biểu hiện tốt mang lại hiệu quả cao.
Hình 3: CƠ CẤU TÀI SẢN CÓ
Với cơ cấu tài sản ở hình 2, tài sản sinh lời luôn chiếm tỷ trọng rất lớn và tỷ trọng này có xu hướng tăng qua các kỳ, còn tài sản không sinh lời chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể. Vì tài sản sinh lời là nguồn thu nhập chính của ngân hàng nói chung và SCB Vĩnh Long nói riêng, như vậy tài sản sinh lời càng nhiều thì lợi nhuận tạo ra càng lớn.
Tỷ trọng của nhóm tài sản sinh lời tăng trưởng liên tục qua các kỳ: chiếm 93,67% ở quí 3,4 năm 2006, chiếm 94,53% ở quí 1,2 năm 2007, đến quí 3,4 năm 2007 tỷ trọng này tiếp tục tăng lên 96,61%; sự tăng lên nguồn vốn mà SCB Vĩnh Long đầu tư vào nhóm tài sản sinh lời được đánh đổi bằng sự giảm xuống của nhóm tài sản còn lại là nhóm tài sản không sinh lời. Nhóm tài sản không sinh lời bao gồm tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại NHNN,… được sử dụng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, phòng tránh rủi ro. Cho nên tỷ trọng của tài sản không sinh lời giảm xuống cũng sẽ làm tăng thu nhập của SCB Vĩnh Long nhưng sẽ làm tăng rủi ro về thanh khoản cho Ngân hàng. Đây là sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận
mà khi kinh doanh các NHTM phải lựa chọn. Trong quí 3,4 năm 2006 tài sản có không sinh lời chỉ chiếm 6,33% trong 100% tài sản của Ngân hàng, tỷ trọng của nhóm này có xu hướng giảm trong 2 kỳ sau và giảm mạnh vào quí 3,4 năm 2007 chỉ còn lại 3,39%. Tuy nhiên, việc giảm tỷ trọng này không làm giảm đi giá trị của nhóm tài sản không sinh lời, ngược lại nhóm tài sản này tăng nhanh qua các kỳ và gần bằng với tốc độ tăng của tài sản sinh lời, đặc biệt tăng mạnh vào quí 1,2 năm 2007 từ mức 7.588 triệu đồng lên đến 21.530 triệu đồng. Qua đó ta thấy Ngân hàng không những chú trọng đến việc nâng cao lợi nhuận mà còn quan tâm tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo an toàn thanh khoản.
3.2.2.2. Các chỉ tiêu tín dụng
Vì Chất lượng tài sản có của Ngân hàng chủ yếu dựa vào hoạt động tín dụng, như vậy hoạt động tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả thì chất lượng tài sản có tốt. Để đánh giá được chất lượng tài sản có tốt hay không, chúng ta có thể phân tích các chỉ tiêu tín dụng sau nhưng cũng tùy vào từng chỉ tiêu tăng giảm, cao thấp mà đánh giá là tốt hay xấu:
Bảng 3: CÁC CHỈ TIÊU TÍN DỤNG Chỉ tiêu ĐVT Quí 3,4/ 2006 (1) Quí 1,2/ 2007 (2) Quí 3,4/ 2007 (3) Tốc độ tăng trưởng (%) (2)/(1) (3)/(2)
Doanh số cho vay Triệu đồng 108.436 310.493 429.349 186,33 38,28 Doanh số thu nợ Triệu đồng 3.838 56.584 209.785 1.374,43 270,75 Dư nợ cho vay Triệu đồng 104.901 358.810 578.373 242,05 61,2
Nợ quá hạn Triệu đồng 900 700 2.694 - 22,22 284,86
Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,86 0,2 0,47 - 76,74 135
DSố thu nợ/ DSố cho vay % 3,54 18,22 48,86 414,69 168,17 Thu từ lãi cho vay/ Tổng
thu nhập
% 92,24 77,53 87,71 - 15,95 13,13
(Nguồn: Phòng tín dụng của Ngân hàng SCB Vĩnh Long)
Hình 4:TÌNH HÌNH CHO VAY - THU NỢ
Với các chỉ tiêu tín dụng ở bảng 3 cho thấy doanh số cho vay có sự tăng trưởng qua các kỳ: quí 3,4 năm 2006 là 108.436 triệu đồng; tăng trưởng mạnh vào quí 1,2 năm 2007 đạt 310.493 triệu đồng tăng 202.057 triệu đồng với tốc độ là 186,33% so với quí 3,4 năm 2006; nguyên nhân chính là trong giai đoạn này SCB Vĩnh Long mà đại diện là các cán bộ tín dụng tăng cường tiếp thị chào mời để giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng kèm theo những chính sách ưu đãi ở các khu công nghiệp, như khu công nghiệp Hòa Phú nên tính đến cuối quí 1,2 năm 2007 đã đạt chỉ tiêu về doanh số cho vay. Hai quí cuối của 2007, doanh số cho vay tiếp tục có sự tăng trưởng so với kỳ trước nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với mức tăng của quí 1,2 là 38,28%, đạt mức 429.349 triệu đồng; đơn giản là do ở hai quí đầu của năm 2007, doanh số cho vay đã đạt chỉ tiêu, do vậy Ngân hàng ít quan tâm hơn trong việc tăng cường tiếp thị quảng bá về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
Nhìn vào chỉ tiêu doanh số thu nợ/doanh số cho vay có thể đánh giá được chất lượng của hoạt động tín dụng và khả năng quản lý nợ vay của Ngân hàng, mà trường hợp này chỉ tiêu đạt rất thấp chỉ là 3,54% ở quí 3,4 năm 2006; nhưng chỉ tiêu này tăng liên tục đến quí 1,2 năm 2007 tăng mạnh là 18,22% với tốc độ tăng là 414,69%; quí 3,4 năm 2007 tiếp tục tăng lên 48,86% tăng 168,17% so với kỳ trước. Tuy nhiên, không phải như vậy mà Ngân hàng được đánh giá là
hoạt động không tốt và khả năng quản lý nợ vay xấu. Lý do là Ngân hàng cho vay hạn mức theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, có thể là một năm hoặc 6 tháng…vì vậy vòng vay vốn lưu động thấp và vì ở đây phân tích số liệu trong thời gian ngắn với mỗi kỳ là nửa năm, do đó doanh số thu nợ rất nhỏ so với doanh số cho vay; ngoài ra, ở các kỳ sau chỉ tiêu này có xu hướng tăng là do đến hạn thu