KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂNHÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình (Trang 85 - 87)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC

3.3.4.KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂNHÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

NAM

+ Nâng cao mức cho vay tối đa và kéo dài thời hạn cho vay với cán bộ công nhân viên. Trong thực tế, mức cho vay tối đa hiện nay còn nhỏ và chưa phù hợp vì: Nó sẽ giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng mình với ngân hàng đối thủ khi họ có mức cho vay tối đa lớn hơn của minh. Với khoản cho vay ít thì khó có thể phục vụ thoả mãn được các nhu cầu tiêu dùng lớn như mua sắm nhà, đất, ôtô…

+ Giảm bớt những thủ tục giấy tờ không cần thiết trong hồ sơ vay. Qua quá trình triển khai thực hiện công tác cho vay tiêu dùng, hồ sơ vay vốn còn có quá nhiều giấy tờ mang nặng tính hình thức, không cần thiết.

+ Cho phép triển khai thực hiện cho vay trả góp đối với cán bộ công nhân viên và hộ có thu nhập thấp để mua nhà ở, đất đai với thời hạn dài và sẽ dùng luôn tài sản đó làm tài sản đảm bảo.

KẾT LUẬN

Ta có thể thấy ở bất cứ một quốc gia nào, kể cả những quốc gia có nền kinh tế đã phát triển và các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển thì nhiệm vụ và những hoạt động của ngân hàng luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trong không thể thiếu trong công cuộc tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của một nước. Nó được coi là trung gian tài chính bậc nhất trong nền kinh tế, và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các ngành nghề khác. Vì thế việc cải tổ và thường xuyên nâng cao hiệu quả của ngân hàng là nhiệm vụ không chỉ đối với hệ thống ngân hàng Công Thương Viêt Nam mà nó còn là nhiệm vụ của tất cả các NHTM khác. Hiện nay hầu hết doanh thu của ngân hàng đều bắt nguồn từ các hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng ngân hàng tuy là một hoạt động chứa đựng sự rủi ro cao nhưng trước thực trạng tín dụng đang đóng một vai trò

quan trọng trong hoạt động ngân hàng như hiện nay thì việc quan tâm để phát triển tín dụng cũng là một tất yếu.

Cho nên ngoài việc phải hoàn thiện nâng cao chất lượng của các sản phẩm dịch vụ cũ thì ngân hàng cũng nên mở rộng phát triển các sản phẩm loại hình dịch vụ mới, một trong những số đó là hoạt động cho vay tiêu dùng. Chính vì nó là thì trường mới mẻ và đầy tiềm năng nên nó đòi hỏi cần nghiên cứu một cách sâu sắc và kỹ càng dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu và thực tập tại NHCT Ba Đình em đã được các cô chú cán bộ giảng dạy giúp đỡ rất nhiều để hoàn thành chuyên đề, và phần nào phân tích đánh giá được thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. Nhìn chung trong những năm gần đây cho vay tiêu dùng luôn tăng trưởng đều đặn, với tốc độ khá mà chất lượng tín dụng lại rất tốt hầu như không có rủi ro. Nhưng tổng doanh số cho vay tiêu dùng vẫn chiếm một tỷ trọng khiêm tốn so với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên đó cũng chỉ là tình trạng chung của hầu hết các ngân hàng hiện nay. Cùng với sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn của mình em mong rằng bài viết sẽ có tác dụng trong việc thúc đẩy sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng hơn nữa của chi nhánh.

Do hạn chế về nhiều mặt: thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo và tiếp xúc thực tế nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị tại chi nhánh NHCT Ba Đình đóng góp ý kiến và bổ sung kiến thức để bài viêt được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Vũ Duy Hào và các cô chú, anh chị tại chi nhánh NHCT Ba Đình đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình (Trang 85 - 87)