VỀ DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình (Trang 53 - 56)

d/ Các hoạt động dịch vụ và công tác khác

2.2.2.1. VỀ DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG

Nhìn một cách tổng quan thì doanh số cho vay và dư nợ đối với hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây của NHCT Ba Đình là không ngừng tăng trưởng, kể cả trong từng khoản mục ngắn, trung và dài hạn. Để nhìn nhận rõ hơn tình hình tăng trưởng trong 3 năm gần đây ta xem xét số liệu sau:

TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG THEO THỜI GIAN (2003– 2005) Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2003 2004 2005

Số tiền Số tiền So với 2003 Số tiền So với 2004

+/- % +/- % * D/số cho vay 20.261 33.601 13.34 0 65,84 38.625 4.724 14,05 - Ngắn hạn 13.872 21.741 7.869 56,72 26.127 4.386 20,17 - Trung hạn 5.364 8.670 3.306 61,63 8.913 243 2,8 - Dài hạn 1.025 3.190 2.165 211,22 3.285 95 2,98 * Dư nợ 19.021 23.983 4962 26,09 27.700 3.717 15,5 - Ngắn hạn 13.841 15.164 1.683 12,48 17.753 2.589 17,07 - Trung hạn 5.150 5.639 489 9,5 6.687 1.048 18,58 - Dài hạn 390 3.180 2.790 715,3 8 3.260 80 2,52

Qua bảng số liệu ta thấy được doanh số cho vay tiêu dùng không ngừng tăng trưởng qua các năm. Đặc biệt là có sự tăng trưởng vượt bậc từ 20.261 triệu đồng vào cuối năm 2003 lên 33.601 triệu đồng vào cuối năm 2004 tức là tăng 13.340 triệu đồng (+65,84%), và đến cuối năm 2005 thì đã đạt 38.625 triệu đồng tăng 4.724 triệu đồng (+14,05%). Tuy có thấp hơn năm 2004 nhưng tốc độ tăng trưởng như vậy là tương đối cao. Sự giảm sụt này một phần là do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động này ngày càng gay gắt, mặt khác có thêm nhiều ngân hàng ra đời nên việc giảm sút về con số tương đối là có thể dự đoán. Ngoài ra ta cũng

thấy được dư nợ cho vay tiêu dùng của từng năm cũng tăng một cách đều đặn. Năm 2003 đạt 19.021 triệu đồng so với dư nợ cho vay tiêu dùng đến 31/12/2004 là 23.983 triệu đồng tăng 4.962 triệu đồng (+26,09%), để rồi đạt 27.700 vào cuối năm 2005 tăng +15,5%. Trong đó nếu xét theo thời gian thì các khoản vay cho ngắn, trung và dài hạn chiếm những tỷ lệ rất khác nhau, nó được thể hiện ở biểu đồ sau:

TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG Đơn vị: triệu đồng Qua biểu đồ trên ta thấy rằng hầu hết những khoản cho vay tiêu dùng hiện nay tại chi nhánh là những khoản cho vay ngắn hạn. Nó chiếm những tỷ trọng chủ yếu, ví dụ năm 2003 dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 70,87%. Đến năm 2004, 2005 mặc dù tỷ trọng này đã giảm bớt xuống những nó vẫn ở mức cao tương ứng là 63,23%, và 64,09%. Sở dĩ các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là do phần lớn nhu cầu của họ là tiêu dùng các mua bán các thiết bị gia đình phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày có giá trị nhỏ, không phải là để thực hiện thực hiện các dự án có chi phí lớn như là mua đất , xây sửa nhà cửa, mua ôtô… Vì với những khoản vay lớn thì họ không thể trả trong một thời gian ngắn, và một lý do nữa là ngân hàng vẫn còn hạn chế các khoản vay dài hạn (vì đi kèm theo nó là rủi ro cao hơn trong một thời gian dài, nhất là khi nguồn trả nợ không cùng nguồn với nguồn vay do đó sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố khách quan khác). Xu hướng của những năm này vẫn chủ yếu là gia tăng nguồn cho vay ngắn hạn, tuy nhiên nhìn biểu đồ ta có thể thấy có sự ra tăng rõ rệt của cho vay trong dài hạn. Con số tuyệt đối là tăng từ 390 triệu đồng vào năm 2003 đến 3.260 triệu đồng vào cuối 2005 (+835,89%), qua đó ta cũng thấy được ngân hàng đã chú tâm vào các đối tượng có nhu cầu vay các khoản dài hạn.

Nhìn chung thì tổng doanh số cho vay tiêu dùng và dư nợ thời gian vừa qua tăng khá nhanh và ổn định, tuy vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh nhưng tốc độ tăng trưởng cũng thể hiện phần nào tiềm năng của ngân hàng trong lĩnh vực hoạt động này, do đó cần duy trì phát huy hơn nữa trong thời gian tới nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w