(đồng) Năm 2009 (đồng) (+-)So sánh (%) % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 210.672.821.232 229.549.294.714 18.876.473.482 8,96 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 197.502.716.628 220.766.119.481 23.263.402.853 11,78
4. Giá vốn hàng bán 146.851.602.144 157.311.466.682 10.459.864.538 7,12
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 50.651.114.484 63.454.652.799 12.803.538.315 25,28
6. Doanh thu hoạt động tài chính 2.096.240.614 1.022.432.856 (1.073.807.758) (51,23)
7. Chi phí tài chính 14.439.131.273 9.866.970.554 (4.572.160.719) (31,67)
- Trong đó: chi phí lãi vay 13.754.266.501 8.863.317.454 (4.890.949.047) (35,56)
8. Chi phí bán hàng 20.184.021.021 15.937.171.829 (4.246.849.192) (21,04)
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.127.149.721 23.013.309.817 12.886.160.096 127,24
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7.997.053.083 15.659.633.455 7.662.580.372 95,82
11. Thu nhập khác 790.780.957 2.122.927.018 1.332.146.061 168,46
12. Chi phí khác 1.163.257.610 1.352.566.424 189.308.814 16,27
13. Lợi nhuận khác (372.476.653) 770.360.594 1.142.837.247 306,82
14. Tổng LN kế toán trước thuế 7.624.576.430 16.429.994.049 8.805.417.619 115,49
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.038.999.831 2.286.818.350 1.247.818.519 120,10
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 6.585.576.599 14.143.175.699 7.557.599.100 114,76
Chỉ tiêu phân tích 1. Tỷ suất GVHB/DTT 74,35 71,26 2. CPBH/DTT 25,65 28,74 3. CPQL/DTT 5,13 36,27 4. LN gộp/DTT 5,13 10,42 5. LN thuần/DTT 4,05 7,09
3.5. Một số đề xuất hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
3.5.1. Đánh giá chung kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Trong những năm vừa qua, Công ty Cổ phần Thạch Bàn đã trải qua những giai đoạn thuận lợi và khó khăn, những bước thăng trầm và nhiều biến động của thị trường. Công ty đã gặt hái được nhiều thành tích to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực tiêu thụ hàng hoá (doanh thu bán hàng năm 2009 đạt trên 219 tỷ đồng). Từ đó đẩy kết quả sản xuất kinh doanh tăng lên cao (năm 2009 lợi nhuận chưa phân phối trên 14 tỷ đồng).
Có được những thành tích như vậy, Công ty Cổ phần Thạch Bàn đã không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác triệt để các vùng thị trường tiềm năng, đồng thời có các chính sách hỗ trợ khách hàng nhằm tạo sự gắn bó hơn nữa để tạo ra nguồn cung cấp hàng hoá dồi dào và một thị trường thị trường tiêu thụ hàng hoá luôn ổn định. Bên cạnh đó, phải kể đến sự cố gắng nỗ lực không ngừng của tấ cả các thành viên của công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phòng Tài chính - Kế toán.
3.5.1.1. Ưu điểm
Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn được tiến hành tương đối hoàn chỉnh
- Về hệ thống chứng từ: Các chứng từ kế toán sử dụng đều đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ sử dụng đều theo mẫu hướng dẫn bắt buộc được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC đảm bảo tính pháp lý của chứng từ kế toán. Các chứng từ đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh và xử lý kịp thời. Công ty có kế
hoạch lưu chuyển chứng từ tương đối tốt, các chứng từ được phân loại, hệ thống hoá theo các nghiệp vụ, thời gian trước khi đi vào lưu trữ, được phân loại theo từng File và bảo quản, cất giữ cẩn thận phục vụ cho công việc kế toán một cách thuận lợi nhất.
- Ứng dụng tin học hoá trong công tác kế toán: Trước năm 2008, công ty sử dụng phần mềm kế toán máy FAST ACCOUNTING. Từ năm 2008 công ty sử dụng phần mềm kế toán máy WEEKEND SOL 2.0 và bên cạnh đó sử dụng một số phần mềm tin học văn phòng như: Microsoft Office Word 2003, Microsft Office Excel 2003,… đã giúp công việc kế toán thực hiện một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian đồng thời mang lại độ chính xác cao.
- Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thạch Bàn đã đảm bảo thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thuế, các quy định có liên quan áp dụng cho doanh nghiệp.
3.5.1.2. Một số tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh mà kế toán công ty đã đạt được, còn có những tồn tại như sau:
- Các loại sản phẩm, hàng hoá của Công ty nhiều, đa dạng và số lượng sản xuất cũng như tiêu thụ là lớn. Tuy vậy nhưng kế toán không mở sổ chi tiết để theo dõi doanh thu bán hàng của từng loại. Do đó sẽ dễ dẫn tới những thiếu sót và nhầm lẫn trong theo dõi, hạch toán, quản lý và đưa ra các phương hướng kinh doanh.
- Một điều bất cập trong hạch toán doanh thu của công ty, kế toán chỉ theo dõi về số lượng hàng bán cho chi nhánh mà không sử dụng một TK riêng biệt để hạch toán khoản doanh thu nội bộ này.
- Do chính sách bán hàng của Công ty là chỉ tính chiết khấu cho các đại lý theo doanh số bán trong tháng hay quý mà không tính ngay trên hoá đơn. Vì vậy, các khoản chiêt khấu này công ty đã tạm sử dụng TK 335 làm TK trung gian để theo dõi. Điều này Công ty đã chưa thực hiện hợp lý với chế độ kế toán của Nhà nước.
- Công ty bán hàng cho các đại lý với số lượng tương đối nhiều, tiền hàng không bắt buộc phải giao nộp trước khi nhận hàng nên số tiền hàng phải thu là tương đối lớn. Tuy nhiên kế toán công ty không trích khoản dự phòng phải thu khó đòi. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc luân chuyển vốn và xác định kết quả kinh doanh.
3.5.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng và nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Qua quá trình hoạt động tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn, trên cơ sở tìm hiểu và nắm bắt tình hình thực tế cùng với những vấn đề lý luận đã được học, chúng tôi nhận thấy trong công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty còn có những hạn chế mà nếu được khắc phục thì phần hành kế toán này của Công ty sẽ được hoàn thiện hơn, hoạt động có hiệu quả hơn. Với mong muốn góp phần hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng và nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất như sau:
- Hoàn thiện việc ghi chép doanh thu bán hàng
Trong hạch toán doanh thu bán hàng của công ty, kế toán theo dõi theo chủng loại sản phẩm mà không theo từng loại sản phẩm. Chủng loại Granite là sản phẩm sản xuất chính của công ty hiện nay và có rất nhiều loại. Tuy nhiên việc hạch toán doanh thu bán hàng chỉ sử dụng trên TK 51111 – “Doanh thu sản phẩm Granite”. Điều này có thể dẫn tới hạch toán nhầm lẫn hoặc thiếu sót. Do
vậy để đạt được hiệu quả cao hơn trong quản lý thì kế toán công ty cần theo dõi chi tiết doanh thu bán hàng cho từng loại sản phẩm của Granite.
Cụ thể theo dõi: Granite muối tiêu trên TK 51111.1 Granite công nghệ cao trên TK 51111.2.
Mặt khác, nếu hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, công ty có con số doanh thu chính xác hơn, đồng thời nắm bắt được sản phẩm nào cho doanh thu cao nhất và sản phẩm nào đang giảm dần. Từ đó đưa ra được phương hướng, giải pháp cụ thể hơn để chú trọng phát triển đối với từng sản phẩm một cách hợp lý.
- Hoàn thiện doanh thu bán hàng nội bộ:
Là một công ty sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, khối lượng hàng bán cho các chi nhánh tương đối nhiều. Nhưng công ty lại không dùng tài khoản để hạch toán riêng biệt cho khoản doanh thu này. Điều đó sẽ dẫn tới sự thiếu sót, mất mát hoặc nhầm lẫn trong quá trình tiêu thụ hàng hoá.
Theo tôi, Công ty nên mở TK 512 – “Doanh thu bán hàng nội bộ” công ty sẽ quản lý được chặt chẽ hơn khối lượng và giá trị hàng bán ra. Đồng thời thấy được tình hình tiêu thụ của chi nhánh để đưa ra các phương hướng kinh doanh kịp thời khắc phục khó khăn và nâng cao doanh số.
- Hoàn thiện các khoản chiết khấu thương mại
Các khoản chiết khấu thương mại được kế toán theo dõi trên TK 521 – “Chiết khấu thương mại”. Tuy nhiên kế toán đã sử dụng TKĐƯ là TK 335 cùng theo dõi. Kế toán cho rằng TK 335 chỉ là TK trung gian để tạm thời theo dõi. Bởi các khoản chiết khấu không trực tiếp trên hoá đơn bán hàng và theo quy định của công ty các khoản này được tính dựa trên doanh số mà đại lý bán được trong tháng hoặc quý. Do đó, cuối tháng (quý) công ty mới tính được khoản chiết khấu sau đó đưa vào TK 521 – “Chiết khấu thương mại”. TK 335 chỉ được sử dụng để cùng theo dõi khoản chiết khấu phát sinh ngay trong tháng (quý), và căn cứ vào hoá đơn phát sinh trong tháng tiếp theo để khấu trừ dần khoản chiết khấu này.
Theo tôi, Công ty hạch toán như vậy là không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. TK 335 chỉ phản ánh các khoản trích trước về tiền lương, chi phí lãi vay, chi phí sữa chữa lớn và chi phí trong thời gian ngừng sản xuất. Công ty cần phải xem xét lại và thực hiện đúng chế độ Nhà nước quy định. Điều này còn giúp công ty tránh được nhầm lẫn, sai phạm khi phản ánh doanh thu.
- Lập dự phòng phải thu khó đòi
Công ty cổ phần Thạch Bàn là đơn vị sản xuất kinh doanh lớn, có lượng khách hàng tương đối rộng rãi trên toàn quốc. Khách hàng là các đại lý và có nhiều trường hợp khách hàng chịu tiền hàng và không có khả năng thanh toán. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình lưu động vốn cũng như mở rộng quy mô và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
Vì vậy, Công ty nên tính toán và xác định các khách hàng có khả năng thanh toán thấp một cách chính xác hơn. Từ đó đưa ra các biện pháp cũng như chính sách hợp lý đối với những khách hàng này. Đồng thời, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ (chi phí quản lý doanh nghiệp), tránh tình trạng đẩy chi phí cuối năm tăng quá cao do xử lý các khoản nợ khó đòi.
Để tính toán mức dự phòng khó đòi, Công ty đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng là bao nhiêu phần trăm trên cơ sở nợ thực và tỷ lệ có khả năng khó đòi tính ra dự phòng nợ khó đòi.
Khi lập dự phòng phải thu khó đòi phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của đơn vị nợ hoặc người nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi. Phải có đầy đủ chứng từ gốc, giấy xác nhận của đơn vị nợ, người nợ về số tiền nợ chưa thanh toán như là các hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, các bản thanh lý hợp đồng, các giấy cam kết nợ để có căn cứ lập các bảng kê nợ phải thu khó đòi.
Sau khi xoá các khoản nợ khó đòi khỏi bảng cân đối kế toán, kế toán công ty một mặt tiến hành đòi nợ, mặt khác theo dõi ở TK 004 – “Nợ khó đòi đã xử lý”.
Cách lập được tiến hành như sau: Căn cứ vào bảng kê chi tiết nợ phải thu khó đòi, kế toán lập dự phòng:
Nợ TK 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Có TK 139 – “Dự phòng phải thu khó đòi”
PHẦN IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường đã tạo nên môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý để các doanh nghiệp cạnh tranh trong khuôn khổ luật định. Kinh tế thị trường bên cạnh những hạn chế cũng bộc lộ những ưu điểm nổi trội so với các cơ chế khác: Tự điều tiết giá cả thị trường, tạo sự năng động, nhạy bén trong kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ. Một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Vì vậy mục tiêu đặt ra cho các doanh nghiệp đó là hoạt động kinh doanh phải đảm bảo lấy thu bù chi và thu được lợi nhuận tối đa.
Qua quá trình học tập nghiên cứu tại trường và thời gian 4 tháng thực tập tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn, tôi đã được có cơ hội tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công việc. Do trình độ và thời gian còn hạn chế tôi không thể đi sâu nghiên cứu tất cả các phần hành kế toán trong công ty mà chỉ tập trung nghiên cứu đề tài: “Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh”. Qua nghiên cứu tôi thấy:
- Doanh thu biến động tương đối lớn qua các năm, và doanh thu chủ yếu của Công ty là từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch Granite (Năm 2009 chiếm 96,89% trong tổng cơ cấu doanh thu bán hàng).
- Các sản phẩm gạch không chỉ tạo được chỗ đứng ở thị trường trong nước mà còn chiếm được lòng tin của thị trường thế giới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapor…
- Doanh thu từ hoạt động dịch vụ của Công ty chủ yếu từ dịch vụ nhà 6 tầng (chiếm 3,03% trong tổng cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ).
- Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 là 229.549.294.714 đồng, làm lợi nhuận trước thuế đạt được 16.429.994.049 đồng tăng so với năm 2008 là 115,49%. Lợi nhuận tăng cao và do công ty mới cổ phần hoá được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp nên lợi nhuân sau thuế vẫn giữ được mức tương đối cao (14.143.175.699 đồng tăng 114,76% so với năm 2008).
Đây là kết quả vượt bậc do sự nỗ lực rất lớn không chỉ của ban lãnh đạo mà là của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần Thạch Bàn.
4.2. Kiến nghị
Thời gian thực tập tôi đã học hỏi thêm được những kiến thức trong thực tế công tác kế toán tại công ty. Tôi xin được đưa ra một số ý kiến
4.2.1. Đối với công ty
- Hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán của Công ty để kế toán thực hiện tốt chức năng là công cụ quản lý đắc lực của Công ty trong nền kinh tế thị trường luôn biến động.
- Luôn đi sát, kiểm tra thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh. Từ đó phát hiện những khó khăn để có giải pháp kịp thời, đúng đắn.
- Quan tâm hơn nữa nhu cầu của doanh nghiệp về vốn, công nghệ và của nhân viên về vật chất cũng như tinh thần để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
4.2.2. Đối với nhân viên kế toán
- Luôn có thái độ làm việc tích cực, nghiêm túc để hoàn thành công việc tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất.
- Không ngừng nâng cao sự hiểu biết về mọi mặt và đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách
1. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản Tài chính.
2. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.
3. PGS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung, TS. Bùi Bằng Đoàn (2001), Giáo trình phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội
Các báo cáo
1. Bùi Trọng Thanh (2009) Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp giống cây trồng Yên Khê. Luận văn thực tập tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
2. Đinh Thị Hoàn (2008) Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội. Luận văn thực tập tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Tài liệu tham khảo từ internet
1. http://www.luathongduc.com/vn/news/1318/0/thong-tu-2442009tt-btc- ngay-31122009-huong-dan-sua-doi-bo-sung-che-do-ke-toan-doanh- nghiep/
LỜI CẢM ƠN
Từ khi bước chân vào giảng đường trở thành sinh viên của trường Đại học