Về xác định tội danh đối với một số hành vi liên quan đến cá độ, bán độ, trong lĩnh vực thể thao.

Một phần của tài liệu những yếu tố cơ bản của tội đánh bạc, (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

3.2.4 Về xác định tội danh đối với một số hành vi liên quan đến cá độ, bán độ, trong lĩnh vực thể thao.

trong lĩnh vực thể thao.

Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số cầu thủ bóng đá và các quan chức thể thao về các hành vi phạm tội có liên quan đến cá cược, mua bán độ, dàn xếp tỉ số. Tuy nhiên, việc xác định tội danh đối với các hành vi này trong một số vụ án cụ thể vẫn còn có quan điểm khác nhau. Xin nêu hai trường hợp cụ thể sau đây:

Ví dụ 1: Vụ bán độ của các cầu thủ U23 tại Việt Nam tại SEAGAMES 23: Theo kết luận

điều tra, cơ quan điều tra Bộ Công An đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố Lê Quốc Vượng và Trương Tấn Hải về tội tổ chức đánh bạc, theo quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999; 8 bị can là Trương Tấn Hải, Lê Quốc Vượng, Phạm Văn Quyến, Lê Văn Trương, Châu Lê Phước Vĩnh, Lê Bật Hiếu, Huỳnh Quốc Anh, Trần Hải Lâm về “tội đánh bạc” theo Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 (đối với Lê Quốc Kỳ vì đã bỏ trốn nên tách ra để xử lý).

Ví dụ 2: Vụ mua chức vô địch của Sông Lam Nghệ An mùa giải 2001: Nguyễn Hồng

Thanh (nguyên giám đốc điều hành) của Câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An đã cử Nguyễn Hữu Thắng đi gặp Trương Tấn Hải để thương lượng về việc “mua” một số cầu thủ đội Cảng Sài Gòn với số tiền 300 triệu đồng để các cầu thủ Cảng Sài Gòn đá thắng đội Nam Định với tỷ số cao để giúp Sông Lam Nghệ An giành chức vô địch và đội Cảng Sài Gòn đã thắng đội Nam Định với tỷ số 4-1. Theo kết luận điều tra, cơ quan điều tra Bộ Công an đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố Nguyễn Hữu Thắng và Nguyễn Hồng Thanh về tội “đưa hối lộ” theo Điều 289 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999; Trương Tấn Hải và 5 cầu thủ của Cảng Sài Gòn về tội “nhận hối lộ” theo Điều 279 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999.

Về hai vụ án trên, có quan điểm cho rằng xét về tính chất hành vi trong hai vụ việc trên, thì các cầu thủ U23 Việt Nam và Cảng Sài Gòn đều có cùng hành vi nhận tiền (sẽ nhận tiền) để đá thắng với tỷ số theo yêu cầu của người đưa tiền. Nhưng các hành vi này của họ lại bị cơ quan điều tra khởi tố và đề nghị truy tố về hai tội danh khác nhau: Tội “đánh bạc” và tội “nhận hối lộ”. Như vậy, việc áp dụng pháp luật của cơ quan điều tra đối với các hành vi có cùng tính chất trong hai vụ án này là không thống nhất.

Trong vụ bán độ tại SEAGAMES 23, hai bên thỏa thuận nếu trong trận đấu U23 Việt Nam – U23 Myanmar các cầu thủ U23 Việt Nam kiểm soát được tỷ số 1 – 0 nghiêng về Việt Nam theo yêu cầu của Hải và Kỳ thì sẽ được Hải, Kỳ trả tiền. Nếu

không kiểm soát được tỷ số này trong trận đấu, các cầu thủ Việt Nam không phải mất bất cứ tài sản nào cho Kỳ và Hải (cần phân biệt hành vi nhận tiền này với hành vi của một số cầu thủ đã dùng chính số tiền nhận của Hải và Kỳ để đặt cược cho trận đấu). Rõ ràng hành vi nhận tiền của một số cầu thủ U23 Việt Nam không phù hợp với dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội “đánh bạc” quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 là “được thua bằng tiền hoặc hiện vật”. Tội “đánh bạc” được thực hiện với lỗi cố ý và động cơ, mục đích là sát phạt nhau để tước đoạt tài sản của nhau. Đây là quan hệ được thua hai chiều: Bên thắng sẽ được tài sản của bên kia và ngược lại, bên mua phải mất tài sản cho bên thắng…25

Theo tác giả thì đồng tình với quan điểm trên và cho rằng việc cơ quan điều tra đề nghị truy tố các bị can trong hai vụ án trên về tội “đánh bạc” và tội “nhận hối lộ” là chưa phù hợp.26

Một phần của tài liệu những yếu tố cơ bản của tội đánh bạc, (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w