công cộng của
Nếu số tiền hoặc tài sản dùng để đánh bạc có giá trị không lớn thì người có hành vi đánh bạc phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới là chủ thể của tội phạm này.
Khác nhau: là theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì ngươi đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc, vì tội phạm này là tội phạm do cố ý và không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Còn tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.
2.3.1.2 khung hình phạt
Cũng tương tự tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hình phạt chia làm hai khung và có thêm hình phạt bổ sung.
Khung một: ở tội đánh bạc thì mức phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi
triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Còn ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì mức phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
Khung hai: ở tội đánh bạc thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Còn ở tội tổ
chức đánh bạc hoặc gá bạc thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Hình phạt bổ sung:ở tội đánh bạc thì có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, còn ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2.3.2 So sánh tội đánh bạc với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
“Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối”. Đặc điểm nổi bật của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn gian dối của người phạm tội. Gian dối là đặc trưng cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất của tội phạm, mà ngoài thủ đoạn gian dối, người phạm tội còn phải có hành vi chiếm đoạt tài sản thì mới đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Điều 139 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 quy định:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu qủa nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm
đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu qủa nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến dưới mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
( Bộ Luật Hình Sự của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 15/1999/QH10 Sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009, thì khoản 1 và khoản 4 Điều 139 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá
trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”14
Và tại Nghị quyết của Quốc Hội số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009 về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, tại điểm a “Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm các tội quy định tại khoản 3 Điều 111, khoản 4 Điều 139, khoản 4 Điều 153, khoản 3 Điều 180, khoản 4 Điều 197, khoản 3 Điều 221, khoản 4 Điều 289 và khoản 4 Điều 334 của Bộ luật hình sự.
Hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người được nêu tại điểm này nhưng chưa thi hành thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình xuống hình phạt tù chung thân;”, và điểm c.1 “Hành vi quy định tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 278 và 280 của Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng;” Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện các hành vi quy định tại điểm c1 trên, trừ trường hợp có yếu tố định tội khác.15)
2.3.2.1 Dấu hiệu pháp lý
Về mặt chủ thể: Cả hai đều do các chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện, đạt độ tuổi theo luật định.
Về mặt khách thể: khác nhau, đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì xâm phạm
vào quyền sở hữu đối với tài sản. Còn đối với tội đánh bạc thì xâm phạm trật tự an toàn công cộng.
Về mặt chủ quan: giống nhau là tội phạm đều thực hiện với lỗi cố ý. Khác nhau là,
đối với tội đánh bạc được thực hiện với lỗi cố ý nhằm mục đích thu lợi bất chính; còn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý nhằm mục đích vụ lợi.
Về mặt khách quan: Giống nhau là hành vi của hai tội này đều là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội. Và ở Điều 248 quy định hành vi đánh bạc được biểu hiện dưới bất kỳ hình thức nào, trong đó bao gồm cả hình thức dùng thủ đoạn gian dối là đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999. Nhiều tổ chức tội phạm giả danh cán bộ công ty xổ số kiến thiết để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân dưới hình thức cho số để đánh lô đề, đã phá án bắt giữ 8 đối tượng thu giữ nhiều tang vật. Đây là một loại tội phạm mới, lợi dụng công nghệ cao để hoạt động. Thủ đoạn rất tinh vi, các đối tượng hoạt động trên địa bàn toàn quốc, số lượng bị hại trong chuyên án gần 200 người ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Số tiền bọn tội phạm đã chiếm đoạt được hàng chục tỷ đồng. Với những thủ đoạn sau: