Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng, chiếm mạch thành công và nhận được tín hiệu trả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự trung thành của khách hàng đối với dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 53 - 58)

chiếm mạch thành công và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây

24 giờtrong ngày trong ngày ≥ 80 % 24 giờ trong ngày ≥ 80 % 24 giờ trong ngày ≥ 80 % 24 giờ trong ngày ≥ 80 % 24 giờ trong ngày ≥ 80 % 24 giờ trong ngày ≥ 80 % 24 giờ trong ngày ≥ 80 %

3. Giá cước viễn thông di động tại Việt Nam

Ngày 16/4 vừa qua, lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập công ty VMS đồng thời cũng đánh dấu 15 năm hình thành và phát triển của thị trường viễn thông di động nước ta. Ở thời điểm mới có mạng điện thoại di động, mỗi một khách hàng muốn sử dụng dịch vụ phải trả phí hòa mạng 2 triệu đồng, thuê bao là 450.000 đồng/tháng và gọi phải tính theo phút, mỗi phút 2.500 đồng. Sở dĩ giá cước cao như vậy là vì lúc bấy giờ ở Việt Nam mới chỉ có một mạng di động duy nhất là Mobifone độc quyền toàn thị trường viễn thông cả về cung cấp dịch vụ lẫn việc quyết định giá cước. Thế độc quyền của Mobifone đã bị phá vỡ bởi sự ra đời của mạng Vinaphone khởi đầu sự cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, cả hai mạng di động này đều là con đẻ của VNPT và Bưu chính viễn thông vẫn là lĩnh vực độc quyền của Nhà nước nên tuy cước sử dụng dịch vụ ĐTDĐ có giảm song vẫn còn cao so với các nước trong khu vực. Vậy nên trên thực tế thị trường thông tin di động nước ta thời kỳ này vẫn là do VNPT độc quyền hoàn toàn. Mãi đến năm 2003, sự ra đời của mạng SFone với công nghệ CDMA tiên tiến hứa hẹn mang lại nhiều dịch vụ hấp dẫn giá rẻ cho khách hàng trên toàn quốc mới thực sự phá vỡ thế độc quyền, kích thích sự phát triển chung, góp phần thay đổi cơ cấu thị trường di động nước ta. Khác với 2 mạng còn lại, SFone khai thác công nghệ CDMA nên đem đến cho khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích với giá rẻ hơn. Chính điều này đã kích thích 2 anh em nhà VNPT giảm giá cước, tung ra những chiêu thức khuyến mãi, những gói cước đa dạng nhằm cạnh tranh thu hút khách hàng. Thị trường thông tin di động nước ta thời gian này bắt đầu sôi động với những đợt khuyến mãi và giảm giá ồ ạt của các nhà cung cấp, nhờ đó khách hàng có cơ hội sử dụng dịch vụ ĐTDĐ với giá cước rẻ hơn nhiều so với trước đấy. Việc giá cước viễn thông di động nước ta ngày càng giảm là hoàn toàn phù hợp với quy luật cạnh tranh của thị trường.

Trong lịch sử 15 năm của mạng điện thoại di động Việt, sự xuất hiện của Viettel Mobile trong năm 2004 được xem là điểm nút cho việc điều chỉnh và cuộc đua giảm cước, mở rộng vùng phủ sóng diễn ra với tốc độ cao. Việc Viettel ra đời đã châm ngòi cho thời điểm nóng của chiến dịch giảm cước ĐTDĐ hàng loạt, một "bữa tiệc giảm cước" khá linh đình với người dùng. Khách hàng đang thực sự trở thành ''thượng đế'' vì có nhiều lựa chọn cho các dịch vụ, với các chính sách ưu đãi, hấp dẫn. Trước tiên, khi mạng ĐTDĐ công nghệ CDMA khởi đầu chiến dịch bằng cách tính cước theo block 10 giây, hai mạng GSM là Vinaphone và MobiFone cũng đã áp dụng đợt giảm cước, tính cước theo block 30 giây. Không để khách hàng của mình phải chịu ''thua thiệt'', mạng ''sinh sau đẻ muộn'' là Viettel cũng đã tính cước theo block 6 giây khi chính thức đưa vào hoạt động dịch vụ vào ngày 1/8/2004. Đây quả là sự kiện cạnh tranh mạnh mẽ, vì việc tính cước theo block 6 giây là phù hợp với nguyên tắc tính cước quốc tế, thuận lợi cho khách hàng. Ngày 1/8/2004 được biết đến như một “mốc lịch sử” đánh dấu sự giảm giá đáng kể của cước viễn thông di động nước ta và NTD thì hân hoan tận hưởng ''bữa tiệc'' giảm cước từ ngày 1/8. Đặc biệt, cũng từ 1/8, về cước thông tin cuộc gọi, cả bốn mạng ĐTDĐ đều áp dụng thống nhất cách tính cước một vùng, khách hàng không còn bị tính cước cách vùng hay gặp phải bất tiện mỗi khi chuyển vùng như trước đây. Như vậy, đến 2004 sau hơn 10 năm thành lập thị trường viễn thông di động nước ta đã có đến 10 lần giảm giá cước, nhờ đó số lượng thuê bao tăng lên một cách đáng kể.

Cuộc đua giảm giá cước giữa các mạng di động tiếp tục gay gắt trong những năm gần trở lại đây. Các nhà cung cấp dịch vụ đua nhau đưa ra nhiều đợt giảm giá cước cùng những đợt khuyến mãi rầm rộ đặc biệt là trong các dịp lễ lớn của dân tộc. Tháng 10/2005, được sự đồng ý của Bộ BCVT hai “đại gia” dòng họ VNPT đã chính thức áp dụng hình thức giảm giá cước mới. Theo Quyết định số 30/2005/QĐ-BBCVT, phương án tính cước theo block

30+30 trước đây được điều chỉnh thành tính theo block 30+6. Bên cạnh đó, cước thuê bao tháng đối với dịch vụ di động trả sau xuống 60.000 đồng/máy/tháng, giảm 17,4% so với trước đấy. Không đứng ngoài cuộc đua, Viettel Mobile chính là doanh nghiệp đầu tiên giảm giá cước năm 2006 với việc từ ngày 1/1 giảm 100 đồng/phút (mỗi block 6 giây được giảm 10 đồng), đối với cả sử dụng dịch vụ trả trước và trả sau của mạng 098. Mức cước này so với cước của mạng VinaPhone và MobiFone là thấp hơn khoảng 10%. Mức giảm không nhiều, nhưng một lần nữa Viettel Mobile đã thực hiện đúng chính sách: giá cước của mạng 098 phải rẻ hơn 2 mạng 090 và 091 của VNPT từ 5% đến 10%. Ngoài ra cũng trong năm 2006 thị trường viễn thông di động nước ta xuất hiện thêm tân binh mới là mạng E - Mobile với giá cước rẻ nhất. Ngay từ khi chính thức ra mắt thị trường mạng 096 (E – Mobile) đã áp dụng cước linh hoạt tiết kiệm 6 giây+1 khiến cuộc chiến về giá cước giữa các nhà cung cấp dịch vụ ĐTDĐ trở nên càng quyết liệt hơn. Đầu năm 2007, ngành thông tin di động nước ta lại có thêm một thành viên mới là HT Mobile. Ngay từ lúc ra đời HT Mobile đã tung ra thị trường một chiến dịch khuyến mãi rầm rộ để thu hút khách hàng, điều này đã kích thích những mạng còn lại lao vào cuộc đua giảm giá cước.

Cho đến thời điểm hiện tại, khi lạm phát gia tăng, giá cả hầu hết các hàng hoá và dịch vụ đều tăng phi mã thì ngược lại các nhà cung cấp dịch vụ di động đang đua nhau giảm cước. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện Việt Nam có chính thức 6 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động là VinaPhone, MobiFone, Viettel Mobile, S-Fone, HT-Mobile và EVN Telecom chiếm gần 76% tổng số thuê bao điện thoại nói chung của cả nước. Hiện tại, cuộc đua giảm giá cước điện thoại di động giữa những nhà cung cấp dịch vụ đang “bùng nổ” như một “cuộc chiến” trong những tháng đầu năm 2008. Đây là cách thức để những nhà cung cấp nhằm gia tăng số thuê bao cho mình. Trong cuộc chiến giảm giá này, hơn ai hết, NTD là những người được

lợi nhất. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đã đưa ra những phương án giảm cước di động cho mạng Vinaphone và MobiFone.

Vinaphone hiện có 10 triệu thuê bao đang sử dụng. Người phát ngôn của mạng này cho biết, cùng với hai chương trình khuyến mại khác đang được triển khai là “Đầu số đẹp- khuyến mại lớn” và “Talk24”, quyết định giảm giá SIMCard là một trong nhiều giải pháp hướng tới mục tiêu tăng gấp đôi số thuê bao vào cuối năm 2008 của VinaPhone. Việc giảm 60% giá sim card hòa mạng mới từ 1/4, VinaPhone đã đẩy cuộc đua giảm giá cước dịch vụ di động đi đến hồi gay cấn hơn. Như vậy, khách hàng của mạng VinaPhone chỉ phải mất 15.000 đồng là có thể sở hữu một SIMCard.

MobiFone - tự hào là nhà cung cấp dịch vụ di động lâu đời nhất tại Việt Nam thì có vẻ như vẫn chưa “hào hứng” lắm với cuộc đua. Chỉ có những động thái nhỏ như giảm giá sim card. Nhưng chắc chắn trong cuộc đua này, mạng di động này sẽ không để bị “tụt hậu” khi mà các mạng khác đang đưa ra những chiến lược kinh doanh hấp dẫn khách hàng. Có thể những “chiêu thức” chạy đua về giá của mạng này sắp tung ra hứa hẹn sẽ có nhiều điều hấp dẫn.

Viettel mobie - Một doanh nghiệp luôn được giá dẫn đầu cuộc đua này cũng đã áp dụng chương trình khá hấp dẫn, khuyến mãi tối đa đến gần 2 triệu đồng cho một thuê bao trả trước từ nay đến hết 16/5/2008, tặng 800.000 đồng cho các thuê bao trả sau hòa mạng mới trong vòng 8 tháng. Ngoài ra, các khách hàng dùng thuê bao trả sau cũng sẽ được tặng 200.000 đồng cước GPRS trong tháng 4 và 5/2008. Từ đầu tháng 3/2008, Viettel đã đưa ra chương trình giảm cước trong giờ thấp điểm. Theo như chương trình khuyến mại này, các cuộc gọi trong nước được thực hiện từ 23h00 hôm trước đến 7h00 sáng ngày hôm sau sẽ được giảm tối đa 75% cước trả trước và tới 55% cước trả sau. Để duy trì tính cạnh tranh, mạng di động lớn nhất Việt Nam - Viettel chiếm hơn 30% thị phần chung này sẽ luôn áp dụng giá cước thấp hơn 10-12% so với các mạng di động khác. Viettel hiện là mạng di động đầu tiên

được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt phương án cung cấp thêm đầu số mới thứ tư nhằm mục tiêu hướng tới con số 30 triệu thuê bao.

Ngoài ra, việc HT Mobile đã được phép chuyển sang khai thác công nghệ GSM, sẽ khiến cho thị trường thông tin di động nước ta sôi động hơn. Giá cước thấp sẽ là “chiêu” chính để các mạng mới này cạnh tranh được với các "đại gia".

Cuộc chạy đua giảm giá cước giữa các mạng di động nhằm “hút” khách hàng sử dụng dịch vụ “khốc liệt” do nhiều nguyên nhân. Sở dĩ có hiện tượng như vậy vì hiện nay giữa các mạng di động đang có sự mất cân đối về giá giữa các đại gia đang nắm giữ thị phần. Một trong những “vũ khí” để dành giật thị phần là sự mở đường của Thông tư của Bộ TT-TT vừa ban hành cho phép các doanh nghiệp viễn thông được tự quyết định giá cước linh hoạt hơn.

Thêm vào đó, vừa qua, nhiều mạng di động đều được cấp thêm đầu số mới như: Viettel thì có 0169 (trước đó là 0168), MobiFone có 0122 và VinaPhone cũng có thêm 0123. Chính vì thế, khuyến mại để tăng thuê bao là giải pháp thường thấy trong lộ trình phát triển của các mạng di động tại Việt Nam.

Hơn nữa, thị trường viễn thông di động Việt Nam được nhận định là có nhiều tiềm năng tăng trưởng. Nhiều dự báo cho rằng Việt Nam có khả năng phát triển lên 50 triệu thuê bao di động vào năm 2010 (hiện nay là khoảng 37,5 triệu thuê bao). Và giai đoạn từ này chính là thời điểm cạnh tranh giành thị phần trước khi thị trường đi vào thế ổn định. Vì thế, hành trình giảm giá của các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng “khốc liệt” hơn.

Như vậy, hiện nay giá cước dịch vụ ĐTDĐ đã giảm 50%, nếu tính cả cách tính cước thì có thể giảm tới 70% - 80% so với ngày đầu xuất hiện. Việc thông qua kế hoạch giảm cước cho các nhà cung cấp sẽ tiếp tục diễn ra vào cuối năm 2008.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự trung thành của khách hàng đối với dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w