0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÀI GÒN - PGD SỐ 2 (Trang 68 -68 )

. Danh mục các bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ

5. Kết cấu khóa luận.

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước:

Nhà nước cần ban hành thêm một số luật và văn bản dưới luật nhằm chấn chỉnh các vấn đề liên quan đến pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo môi trường thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Đề nghị Bộ tài chính nhanh chóng sữa đổi và chấp nhận cho các Ngân hàng thương mại được trích lập quỹ rủi ro theo thông lệ quốc tế trước khi nộp thuế để bù đắp các tổn thất trong kinh doanh.

Nhà nước cần nghiên cứu và hoàn thiện chính sách cụ thể về thế chấp, bảo lãnh tài sản vay vốn. Sớm ban hành luật sở hữu tài sản và các văn bản dưới luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về việc cấp chứng thư sở hữu tài sản, quản lý quá trình mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh về tài sản cho các pháp nhân và thể nhân, ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện việc xử lý phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Mặt khác mạng lưới Công chứng Nhà nước còn thưa thớt, cán bộ làm việc quá nguyên tắc gây không ít khó khăn và phiền hà cho người vay vốn khi cần công chứng cho tài sản.

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất tại các xã, phường thực hiện chưa được đồng bộ, một số địa phương chưa bố trí người thực hiện theo dõi thường xuyên nhiệm vụ đăng ký giao dịch bảo đảm nên ngân hàng dễ dẫn đến rủi ro .

Nhu cầu vốn trong nông nghiệp và nông thôn rất lớn, đề Nghị Nhà nước bố trí nguồn vốn hàng năm từ ngân sách, từ các ngành kinh tế, kể cả vốn đầu tư của nước ngoài vào AGRIBANK Việt Nam. Nhà nước cần quan tâm đến lãi suất cho vay ưu đãi, cho vay vốn dài hạn, chính sách về tài chính đối với AGRIBANK Việt Nam.

3.3.2. Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam:

Ngân Hàng Nhà Nước tiếp tục củng cố và phát triển trung tâm thông tin tín dụng (CIC), tạo điều kiện cho việc phân tích tín dụng trong hoạt động kinh doanh

Nên đưa ra cơ chế, biện pháp tín dụng hoàn chỉnh, đồng bộ với hệ thống pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tế hiện nay.Trong điều kiện AGRIBANK có địa bàn hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên chịu nhiều ảnh hưởng thiên tai, thời tiết. Do đó cần được áp dụng cơ chế chính sách đặc biệt đối với AGRIBANK Việt Nam, cụ thể như: cơ chế tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trích dự phòng rủi ro.

Thành lập quỹ bảo hiểm tiền gửi để tạo thêm tâm lý cho người gởi về sự an toàn tiền gửi tại Ngân hàng, từ đó huy động ngày càng nhiều vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Trong điều hành kinh doanh phải nhanh nhạy, thông suốt, kỹ cương theo hướng tập trung thống nhất về Trung ương và hạch toán toàn ngành, kết hợp phát huy tính năng động sáng tạo của chi nhánh, PGD, phải tạo sự chủ động, phải mở rộng quyền cho các chi nhánh có điều kiện vận dụng linh hoạt mà cơ chế cho phép bằng cách sử dụng các công cụ điều hành như sau :

Về công cụ kế hoạch: thực hiện 2 phần kế hoạch; phần nguồn vốn trung ương giao chỉ tiêu bắt buộc các chi nhánh phải thực hiện nghiêm túc, nguồn vốn huy động tại địa phương là chỉ tiêu kiểm tra, chi nhánh tăng trưởng bao nhiêu thì sau khi trừ phần dự trữ thanh toán và dự trử bắt buộc theo quy định, phần còn lại được mở rộng tín dụng từ đó mới khuyến khích các chi nhánh đều chăm lo đến công tác huy động vốn để mở rộng kinh doanh .Thông qua công cụ kế hoạch, để kích thích hoặc hạn chế khối lượng vốn huy động phù hợp với nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong từng thời kỳ.

Công cụ lãi suất: kết hợp quản lý tập trung theo điều hành lãi suất cơ bản của Ngân Hàng Nhà Nước và giao khung lãi suất huy động vốn và cho vay vốn nhằm tạo quyền chủ động cho các chi nhánh, đặc biệt ở những nơi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng .

Công tác khoán tài chính: AGRIBANK Việt Nam trong giao khoán tài chính phải tính địa bàn thuận lợi, khó khăn để giao đơn giá tiền lương và chi phí; trên cơ sở đó chi nhánh khoán đến nhóm và người lao động có khen thưởng để động viên kịp thời những cá nhân làm tốt, từ đó mới tạo quyền tự chủ về khả năng tài chính, tạo động lực trong kinh doanh .

AGRIBANK VN cần trang bị kịp thời công nghệ giao dịch hiện đại, trang bị đủ máy và xây dựng chương trình phần mềm để thực hiện mọi giao dịch trên máy theo hướng giao dịch một cửa, tiến tới áp dụng phương thức gởi tiền một nơi, lĩnh tiền nhiều nơi trên toàn hệ thống nhằm đơn giản và hiện đại hoá khâu giao dịch với khách hàng cả tiền gởi và tiền vay, tăng cường khả năng tiện ích và tin cậy. Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, kỷ thuật, thiết bị, trụ sở…Để áp dụng các sản phẩm thanh toán như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán …trang bị máy ATM hoạt động 24/24 giờ để phục vụ tốt khách hàng.

Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại từng chuyên đề cụ thể, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyên gia đầu ngành, cập nhật các kỹ năng thực hiện để giúp cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao sự hiểu biết về thẩm định dự án đầu tư, phân tích đánh giá tín dụng, dự báo dự phòng rủi ro, quản trị ngân hàng, quản lý điều hành kinh doanh, kiến thức pháp luật, tài chính, kinh tế thị trường.

KẾT LUẬN

Chúng ta đang tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực để phát triển nền kinh tế. Nước ta là một nước đang phát triển thì hoạt động Ngân hàng là một nhân tố rất quan trọng để chúng ta có thể thực hiện quá trình này. Ngân hàng giúp chúng ta xây dựng cơ sở vật chất, tạo thế và lực mới... Do đó nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng có ý nghĩa quyết định sự tồn tại của ngân hàng, và xu thế phát triển của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng Ngân hàng là quá trình lâu dài và rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự đổi mới toàn bộ trong hoạt động và quản lý của hệ thống tài chính, tiền tệ và các ngành kinh tế, luật pháp...

Trong hoạt động Ngân hàng nói chung, thì hoạt động tín dụng lại rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, cũng như AGRIBANK - CN SÀI GÒN - PGD Số 2. Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng ở đây em nhận thấy hoạt động tín dụng có vai trò quan trọng cho ngân hàng và cũng tạo nguồn thu chính cho ngân hàng. Do đó việc nâng cao chất lượng cho hoạt động tín dụng là rất cần thiết đối với PGD. Và với chút kiến thức nhỏ em đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cho hoạt động tín dụng tại AGRIBANK - CN SÀI GÒN - PGD Số 2.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Cô Ngô Ngoc Cương và các anh chị cán bộ trong PGD Số 2 đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Kiều, “Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng”, Nhà xuất bản tài chính, năm 2008

2. Hồ Diệu, “Tín dụng ngân hàng”, Nhà xuất bản Thống kê, năm 2001.

3. Nguyễn Minh Kiều, “Tiền tệ-Ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê, 2006.

4. Lê Văn Tư, Ngân hàng thương mại, NXB Trẻ, 2001.

5. Nhiều tác giả, Luật các Tổ chức tín dụng, NXB Hà Nội, 2001.

6. Tạp chí ngân hàng.

8. Trang web của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam :

www.vbard.com.

9. Trang www.vnba.org.vn.

10. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại.

11. Báo cáo kết quả tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2008 - 2010 của PGD Số 2.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÀI GÒN - PGD SỐ 2 (Trang 68 -68 )

×