Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - chi nhánh Sài Gòn - PGD Số 2 (Trang 25)

. Danh mục các bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ

5. Kết cấu khóa luận.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động

Cơ cấu tổ chức nhân sự của Chi nhánh bao gồm 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc và cán bộ, công nhân viên tại các phòng, tổ chuyên trách.

Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CN AGRIBANK SÀI GÒN

(Nguồn: PGD Số 2) GIÁMĐỐC 5 Phòng giao dịch P.kế toán ngân quỹ P. KH TH P. tín dụng P.dịch vụ và market ing P. kinh doanh ngoại hối P.kiểm tra kiểm soát nội bộ P.hành chính nhân sự P. điện toán PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

2.1.3 Kết quả đạt được của AGRIBANK - CN SÀI GÒN:

• Về mạng lưới, ngoài hội sở đến nay đã có 5 phòng giao dịch trực thuộc, 17 máy rút tiền tự động (ATM, 28 điểm đặt máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS), trên 10 đại lý thu đổi ngoại tệ.

• Về công nghệ AGRIBANK SÀI GÒN đã áp dụng chương trình hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới, nhằm cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo cho khách hàng.

• Về khách hàng, hiện nay AGRIBANK SÀI GÒN có trên 100 ngàn khách hàng có quan hệ giao dịch tiền gởi thanh toán.

• Từ năm 2001 đến nay (năm 2010) hoạt động kinh doanh của chi nhánh AGRIBANK SÀI GÒN có bước tăng trưởng khá, nguồn vốn tăng trưởng bình quân 40%, dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm 25%, lợi nhuận tăng trưởng bình quân hàng năm 20%, hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 20%.

Chi nhánh AGRIBANK SÀI GÒN đã thực hiện tất cả các sản phẩm hiện có của một ngân hàng hiện đại.

2.2. GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 2: 2.2.1. Giới thiệu Phòng giao dịch Số 2:

Phòng giao dịch Số 2 là đơn vị trực thuộc Chi nhánh AGRIBANK SÀI GÒN, có con dấu, được tổ chức và hoạt động theo qui chế tổ chức và hoạt động của Phòng giao dịch trực thuộc Sở giao dịch. Được tổ chức và hoạt động theo quyết định số 439/QĐ/HĐQT-TCCB, ngày 22/11/2001 về quy chế tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch và quyết định số 317/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 8/7/2005 về việc quy định cho vay của phòng giao dịch trực thuộc sở giao dịch, chi nhánh NHNN & PTNT Việt Nam.

Căn cứ vào văn bản số 1415/QĐ/NHNN & PTNT -TCCB ngày 20/9/2007 của Tổng giám đốc NHNN & PTNT VN về việc mở Phòng giao dịch Số 2 của chi nhánh NHNN & PTNT VN Sài Gòn .

Theo đề nghị của Trưởng phòng TCCB & ĐT, chi nhánh ngân hàng NHNN & PTNT Sài Gòn quyết định thành lập phòng giao dịch Số 2 của chi nhánh NHNN & PTNT Sài Gòn.

Tên là Phòng giao dịch Số 2 và trụ sở đóng tại số 233 - đường 3 tháng 2 - phường 10 - Quận 10.Thành Phố Hồ Chí Minh.

2.2.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động:

(Nguồn: PGD Số 2)

Nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban, tổ:

Ban giám đốc:

Gồm 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc. Quản lý mọi hoạt động của PGD, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cấp trên giao.

• Đại diện PGD ký kết hợp đồng với khách hàng.

• Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của PGD.

• Xử lý hoặc kiến nghị với các cơ quan thẩm quyền xử lý các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm chế độ tiền tệ, tín dụng, thanh toán của PGD.

Tổ kế toán ngân quỹ:

• Trực tiếp hạch toán kế toán, thanh toán theo quy định.

• Thu thập, tổng hợp, xử lý, cung cấp và lưu trữ thông tin.

• Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền.

Tổ tín dụng:

• Có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ cho vay theo quy trình và chế độ quy định. Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng.

• Thực hiện công tác thẩm định tín dụng. Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

• Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

GIÁM ĐỐC PGD

Tổ kế toán Tổ tín dụng

Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập phòng giao dịch

TT PHÒNG BAN SỐ NGƯỜI

1 Ban giám đốc 02

(Nguồn: PGD Số 2.)

2.2.3 Chức năng của Phòng giao dịch Số 2:

• Huy động vốn trong nước cả nội tệ và ngoại tệ (khi được Tổng giám đốc cho phép) của mọi tổ chức dân cư, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo qui định về các hình thức huy động vốn trong hệ thống AGRIBANK VN ban hành theo QĐ 404/HĐQT - KHTH ngày 10/10/2001 của Chủ tịch HĐQT AGRIBANK VN.

• Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng, phân loại khách hàng.

• Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, phương án, tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng trình cho Giám đốc Chi nhánh AGRIBANK SÀI GÒN xét duyệt cho vay.

• Tổ chức giải ngân thu nợ, thu lãi theo hợp đồng tín dụng đã được Giám đốc Chi nhánh AGRIBANK SÀI GÒN trực tiếp phê duyệt.

• Mở tài khoản tiền gửi và làm dịch vụ chuyển tiển.

• Thực hiện thu chi tiền mặt.

• Đảm bảo an toàn quỹ tiên mặt, các loại chứng từ có giá, thẻ phiếu trắng các hồ sơ lưu về khách hàng và quản lý tốt trang thiết bị tài sản làm việc.

• Tuyên truyền, giải thích các qui định về huy động vốn và thủ tục cho vay của AGRIBANK VN. Thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng về hoạt động ngân hàng phản ánh kip thời cho Giám đốc Chi nhánh AGRIBANK SÀI GÒN.

• Tổng hợp, báo cáo thống kê, theo qui định của Giám đốc Chi nhánh AGRIBANK SÀI GÒN.

• Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc CN AGRIBANK SÀI

GÒN giao.

2.2.4. Các hoạt động chủ yếu của Phòng giao dịch Số 2:

Hoạt động huy động vốn:

Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

Được phép vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi được Tổng giám đốc AGRIBANK VN cho phép.

Hoạt động cho vay:

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình.

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với hộ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên.

Cho vay ủy thác và dịch vụ Ngân hàng chính sách.

Cho vay các chương trình ủy thác bằng vốn đầu tư nước ngoài. Các hoạt động khác:

Kinh doanh ngoại tệ

Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNN và AGRIBANK VN.

Kinh doanh các loại dịch vụ

Kinh doanh các loại hình dịch vụ Ngân hàng theo Luật các Tổ chức Tín dụng bao gồm:

• Thu chi tiền mặt.

• Máy rút tiền tự động.

• Dich vụ thẻ.

• Két sắt.

• Nhận bảo quản cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá.

• Nhận ủy thác và cho vay của các Tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

• Các dịch vụ Ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước và AGRIBANK

VN cho phép.

Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập. Thực hiện theo quy định của AGRIBANK VN.

Thực hiện nhiệm vụ khác mà Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc AGRIBANK VN giao.

2.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Số 2 trong giai đoạn 2008- 2010:

Năm 2008 là năm nền kinh tế nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức: lạm phát tăng dẫn đến vật giá tiêu dùng tăng làm cho người dân có thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn, sự xuất hiện của các doanh nghiệp và các Ngân hàng nước ngoài từng bước tạo nên một sức cạnh tranh mới cho các doanh nghiệp và Ngân hàng trong nước.

Nền kinh tế thay đổi làm cho thị trường ngân hàng đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá. Do sự thay đổi của các công cụ điều hành của Ngân hàng nhà nước với chính sách tiền tệ đi từ định hướng thắt chặt vào những tháng đầu năm và nới lỏng vào những tháng cuối năm, tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành như lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá đã diễn ra liên tục và thất thường.

Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu, làm tỷ giá và cung cầu ngoại tệ biến động thường xuyên, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào tình trạng khó khăn, các thị trường trong nước như thị trường chứng khoán, bất động sản, hàng hóa nhập khẩu cũng liên tiếp biến động và suy giảm, các cuộc khủng hoảng thanh khoản diễn ra khốc liệt.

Trước tình hình đó, Ban giám đốc AGRIBANK VN, cụ thể là PGD Số 2 đã thay đổi chiến lược từ phát triển nhanh chuyển sang phát triển thận trọng, ổn định, yếu tố an toàn và tăng cường quản trị đã được đưa lên hàng đầu; hạn chế các khoản đầu tư lớn, tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ đã có; rà soát và thẩm định chặt chẽ các khoản cho vay; chú trọng thu hồi nợ cũ. Vì vậy, mà doanh số 3 năm qua của PGD luôn tăng. Tình hình cho vay, thu hồi nợ luôn tăng, quản lý nợ luôn ở mức cho phép.

Bảng 2.2: Kết quả tình hình hoạt động tín dụng của PGD Số 2

Chỉ tiêu 2008 2009 11/2010

Tổng nguồn vốn 165,484 232,132 292,243

Tổng dư nợ 109,199 121,170 140,072

Tổng doanh số cho vay 157,473 206,577 252,349

Tổng doanh số thu nợ 124,230 180,381 233,348

Nợ quá hạn 0 0 0

(Nguồn:PGD Số 2)

Tính đến cuối năm 2009, tổng dư nợ tín dụng là 121,170 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 11,971 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 10.96%. Tổng nguồn vốn huy động là 232,132 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 66,648 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 40,27%.

Và tính đến cuối tháng 11/2010, tổng dư nợ tín dụng là 140,072 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 18,902 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 15.60%. Tổng nguồn vốn huy động là 292,243 triệu đồng, tăng 60,111 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 25,90% so với năm 2009.

Kết quả này cho thấy PGD Số 2 hoạt động ổn định dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là 100% số dư nợ tín dụng là dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo và đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ.

Năm 2009, tình hình kinh tế đã dần đi vào ổn định. Tình hình tài chính và Ngân hàng đã có những khởi sắc mới. Hòa vào xu thế đó, PGD Số 2 cũng có những bước phát triển nổi trội tập trung vào các chỉ tiêu như tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ tăng. Và tiếp tục tăng trưởng vào năm 2010.

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK - CN SÀI GÒN - PGD SỐ 2: CN SÀI GÒN - PGD SỐ 2:

2.3.1 Tình hình huy động vốn tại Agribank - CN Sài Gòn - PGD Số 2:

Tình hình huy động vốn:

Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động và tạo lập được trong quá trình kinh doanh để cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ khác trong hoạt động kinh doanh.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động kinh doanh cho nên nó là yếu tố quyết định đến quy mô và hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, các ngân hàng rất chú trọng đến việc tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó, việc tạo nguồn vốn được các ngân hàng thực hiện dưới các hình thức huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư, tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các nguồn khác.

Tổng nguồn vốn huy động tại PGD trong giai đoạn 2008 - 2010 đều tăng trưởng tốt, năm sau cao hơn năm trước được thể hiện qua các số liệu theo bảng sau:

Bảng 2.3: Tổng nguồn vốn huy động qua các năm

ĐV: triệu đồng

( Nguồn: Tổ tín dụng PGD Số 2)

Qua bảng số liệu tình hình huy động vốn của các năm luôn tăng. Tổng nguồn vốn huy động năm 2008 đạt 165,484 triệu đồng, đến năm 2009 tổng nguồn vốn huy động tăng lên 232,132 triệu đồng, tăng 66,648 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 40.27% so với 2008. Đến tháng 11/2010 tăng thêm 60,111 triệu đồng, đạt 292,243 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 25.90% so với năm 2009.

Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm một tỉ lệ lớn trong nguồn vốn huy động trong các năm. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn lớn là nguồn ổn định nhất của PGD, tạo ra thu nhập đều qua các năm và cũng chính là nguồn để PGD hoạt động kinh doanh. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn tăng cao nhất là vào các năm 2009 và năm 2010, năm 2008 là năm Ngân hàng Trung Ương bắt tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng nên tỉ lệ nay tăng chung cho các Ngân hàng khác.

Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỉ lệ thấp, cao nhất là vào năm 2010 với số tiền là 45,875 triệu đồng . Chỉ tiêu 2008 2009 11/2010 Chêch lệch 09/08 Chêch lệch 10/09 ST ST ST Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 165,484 232,132 292,243 66,648 40.27 60,111 25.90

1.Loại tiền huy động

Nội tệ 147,435 185,705 206,770 38,27 25.96 21,065 11.34

Ngoại tệ quy ra VNĐ 18,049 46,427 85,473 28,378 157.23 39,046 84.10

2.Cơ cấu nguồn vốn huy động

Tiền gửi có kỳ hạn 121,316 188,141 246,368 66,825 55.08 58,227 30.95

Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động qua các năm.

Ngoài ra, nguồn vốn huy động của PGD tăng qua các năm cũng phải kể đến một số nguyên nhân khác như cung cách phục vụ khách hàng của cán bộ, công nhân viên của PGD luôn lịch thiệp, vui vẻ, chất lượng, phục vụ nhanh gọn, chính xác.

Tình hình lãi suất huy động:

Bước sang năm 2008, nền kinh tế Việt Nam không những phải đối mặt với những diễn biến khó lường của nền kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại như lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm. Thực hiện chỉ đạo của chính phủ, NHNN đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế có hiệu quả lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể:

- Thực hiện thắt chặc chính sách tiền tệ. Chủ động thu hút tiền từ lưu thông. - Khi những tín hiệu về kinh tế vĩ mô khả quan thì thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ.

Bảng 2.4: Tình hình lãi suất huy động qua các năm

01/3/2008 1% 0.9% 0.93% 16/9/2008 1.5% 5% 5.7% 18/9/2008 12% 17.2% 17.4% 12/8/2008 3.6% 8.5% 10% 14/9/2009 3% 8.2% 9% 17/3/2010 3% 10.49% 10.49% (Nguồn: Tổ tín dụng PGD Số 2)

Lãi suất huy động trung hạn đạt mức cao là 17.4% vào ngày 18/9/2008. Do tình hình kinh tế gặp khó khăn, nguồn vốn khó huy động nên các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động và PGD Số 2 cũng thực hiên theo sự chỉ đạo của Agribank Sài Gòn. Bước sang năm 2009 thì lãi suất đã hạ nhiệt hơn cụ thể thời điểm 14/9/2009 lãi suất huy động trung han là 9%.

ĐV: (%)

(Nguồn: Tổ tín dụng PGD Số 2)

Biểu đồ 2.2: Tình hình lãi suất huy động qua các năm.

Tình hình lãi suất tác động không nhỏ đối với huy động vốn. Đặc biệt là năm

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - chi nhánh Sài Gòn - PGD Số 2 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w