Vận động và xúc tiến đầu tư:

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu chế xuất - khu công nghiệp TP.HCM đến 2020 (Trang 65 - 68)

- Tình hình gia công: Trị giá gia công các doanh nghiệp nội địa thu từ các doanh nghiệp KCX đạt khoảng 5 triệu USD Chủ yếu đặt gia công ở nội địa thuộ c các ngành

3.2.2.2- Vận động và xúc tiến đầu tư:

Trên cơ sở quy hoạch ngành nghề tại các KCX-KCN, từđó tiến hành xây dựng chiến lược và kế hoạch vận động thu hút đầu tư theo hướng:

- Quản lý chặt chẽ việc cấp phép đầu tư cho các dự án vào các KCX-KCN, đảm bảo thu hút đầu tư theo đúng ngành nghề đã được quy hoạch. Khuyến khích các Công ty phát triển hạ tầng KCN thu hút đầu tưđúng ngành nghềđã được quy hoạch.

- Công bố thông tin: bao gồm những chính sách ưu đãi đầu tư, quy hoạch theo ngành nghề tại các KCN, giá cho thuê đất, và các chính sách hỗ trợ khác.

- Thông qua các hội chợ ngành nghề hàng năm, Ban quản lý cần quảng bá các KCN chuyên ngành và mời gọi đầu tư vào các KCN chuyên ngành đã được quy hoạch.

- Đa dạng hoá các phương thức tổ chức xúc tiến đầu tư. Thực hiện các chương trình vận động trực tiếp đối với từng lĩnh vực, dự án và đối tác cụ thể theo hướng: tiếp xúc trực tiếp ở các cấp khác nhau (kể cả Chính phủ, Nhà nước), với các công ty, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệđể xúc tiến thực hiện một số dự án quan trọng được lựa chọn, đồng thời cam kết hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các dự án này nhằm mở đường cho việc thu hút các công ty trực thuộc và hoặc có quan hệ kinh doanh với các tập đoàn nói trên đầu tư vào KCN; mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng, tổ chức tài chính, các công ty tư vấn, xúc tiến ĐTNN… để phối hợp vận động các khách hàng của họđầu tư vào Việt Nam; chuẩn bị thông tin chi tiết về một số dự án có tính khả thi cao đểđưa ra giới thiệu với các nhà đầu tư có tiềm năng nhân dịp các chuyến thăm của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chính phủđi các nước. Kết hợp vận động đầu tư trong các dịp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ; nâng cao hiệu quả hoạt động vận động đầu tư gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng cách hợp tác với các cơ quan, hãng thông tấn, báo chí, truyền hình trong và ngoài nước để tăng tầng suất thông tin về môi trường và cơ hội đầu tư vào KCN; kịp thời chuẩn

66

xác thông tin, khắc phục tình trạng đưa tin sai hoặc cố tình bóp méo sự thật về KCX- KCN; duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với với cộng đồng các nhà đầu tư, đặc biệt là trong khuôn khổ Diễn dàn doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp có vốn FDI… nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các doanh nghiệp, coi đó là giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng hình ảnh, tạo sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư mới; tiếp tục tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi giữa doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước về kinh nghiệm thành công cũng như thất bại trong hoạt động đầu tưở Việt Nam. Kịp thời khen thưởng các cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển KCN ở Việt Nam nói chung.

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, đối tác đầu tư. Để thực hiện có hiệu quả chủ trương mở rộng, đa phương hoá đối tác đầu tư, cần tổ chức nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thực trạng và xu hướng đầu tư của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia từ các nước và khu vực quan trọng như EU, Nhật Bản, Mỹ… Mặt khác, cần nghiên cứu tình hình, xu hướng FDI trên thế giới, kinh nghiệm thu hút đầu tư của một số nước trong khu vực, đặc biệt là các cơ chế pháp lý song phương và đa phương điều chỉnh quan hệ hợp tác đầu tư quốc tế mà Việt Nam đã và đang trong quá trình tham gia. Đây là chương trình nghiên cứu quan trọng, không chỉ phục vụ thiết thực cho công tác vận động, xúc tiến đầu tư mà còn tạo điều kiện cho việc xây dựng và triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư. Sau đây là nghiên cứu về một số thị trường các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, EU.

Cụ thể:

Thị trường Nhật Bản: Có xu hướng chuyển dịch đầu tư từ các thị trường lân cận như Trung Quốc, Malyasia, Indonesia, Philippines sang Việt Nam do các tác động liên quan như căng thẳng về chính trị (Trung Quốc), hạn chế nguồn nhân lực (Malaysia), không ổn định về chính trị-xã hội (Indonesia, Philippines, Thái Lan).

67

+ Các ngành công nghiệp sản xuất hàng điện-điện tử, cơ khí chính xác, bán dẫn, thiết bị viễn thông, sản xuất phần mềm của Nhật phù hợp với xu hướng thu hút đầu tư sắp tới của Việt Nam.

+ Có khả năng kêu gọi các dự án đầu tư phù hợp với mục tiêu xây dựng KCN chuyên ngành hoặc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ (có chọn lọc) của thành phố nhất là ngành điện-điện tử, cơ khí chính xác.

+ Có thể tranh thủ vận động các tập đoàn lớn đầu tư vào các ngành sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao, dịch vụ công nghệđể có thể lôi kéo các doanh nghiệp vệ tinh nhỏ và vừa khác.

Thị trường Đài Loan: Nên tập trung đầu tư vào các nhà đầu tư tiềm năng trong một số lĩnh vực thế mạnh của Đài Loan

+ Thế mạnh là các ngành công nghiệp sản xuất hàng điện, điện tử cao cấp. + Tiếp tục là nhà đầu tư FDI quan trọng của Việt Nam.

+ Có thế mạnh là sản xuất hàng tiêu dùng, nhựa, điện-điện tử.

Thị trường Hàn Quốc: Cần chú trọng kêu gọi đầu tư các ngành cơ khí chính xác, sản xuất bán dẫn và chọn lọc một số ngành sản xuất công nghiệp phải di dời khỏi Hàn Quốc để giảm giá thành sản xuất hoặc do yêu cầu tái cấu trúc ngành sản xuất của Hàn Quốc nhưng vẫn là những ngành mà Việt Nam cần phải kêu gọi đầu tư.

Châu Âu: Hiện tại, các nhà đầu tư từ khu vực này còn rất nhỏ so với tiềm năng thu hút vốn từ thị trường này đặc biệt là những ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ (cảng, kho vận), hóa dầu, sản xuất hóa chất (thuốc, dược liệu), gia công-sản xuất phần mềm.

(Xem Phụ lục 2 “Giới thiệu một số tập đoàn lớn có khả năng đầu tư vào các KCX-KCN trong thời gian tới”)

- Tham gia tích cực và chủ động hơn nữa vào các chương trình xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn khu vực theo hướng sau: xây dựng và cập nhật thường xuyên các chương trình hành động quốc gia về tự do hoá, thuận lợi hoá và xúc tiến đầu tư mà Việt Nam đã cam kết trong khuôn khổ ASEAN, APEC và ASEM; tham

68

gia tích cực vào chương trình hợp tác và tham vấn giữa các cơ quan quản lý đầu tư của các nước thành viên, đồng thời tăng cường đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, diễn đàn quốc tế khác để xác định các rào cản đối với đầu tư và kiến nghị các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư của khu vực nói chung và từng nước thành viên nói riêng; duy trì, mở rộng quan hệ hợp tác xúc tiến đầu tư với các tổ chức quốc tế theo chương trình đã thoả thuận.

- Ngoài ra, Ban quản lý cần thực hiện một số giải pháp sau:

+ Triển khai quy chế phối hợp với Ủy ban công tác người Việt ở nước ngoài của thành phố, nhằm thông qua bà con Việt kiều tăng cường xúc tiến đầu tư và thương mại và hỗ trợđào tạo nguồn nhân lực.

+ Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các Đại sứ quán, lãnh sự quán của nước ta ở các nước phát triển và các Đại sứ quán, lãnh sự quán của các nước phát triển ở nước ta, các tổ chức, hiệp hội ngành nghề quốc tếđể thực hiện việc xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.

+ Đẩy mạnh thực hiện thí điểm mở rộng chức năng KCX Tân Thuận, nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ trong KCX. Trung tâm dịch vụ công nghệ và thông tin và Công ty phát triển hạ tầng KCX Tân Thuận phải tiên phong trong việc thực hiện mở rộng công năng tại KCX Tân Thuận. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị về mở rộng công năng tại KCX Tân Thuận đến các nhà đầu tư trong và ngoài KCX. Nhanh chóng đánh giá quá trình thực hiện thí điểm mở rộng công năng tại KCX Tân Thuận, rút kinh nghiệm và nhanh chóng mở rộng công năng tại các khu còn lại; đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện thông quan điện tử tại các KCX và kho ngoại quan ICD Tân Tạo.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu chế xuất - khu công nghiệp TP.HCM đến 2020 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)