Thực trạng về quản lý nhàn ước tại các KCX-KCN Tp.HCM:

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu chế xuất - khu công nghiệp TP.HCM đến 2020 (Trang 46 - 47)

- Tình hình gia công: Trị giá gia công các doanh nghiệp nội địa thu từ các doanh nghiệp KCX đạt khoảng 5 triệu USD Chủ yếu đặt gia công ở nội địa thuộ c các ngành

2.2.5.1- Thực trạng về quản lý nhàn ước tại các KCX-KCN Tp.HCM:

Trong thời gian qua, chất lượng quy hoạch phát triển KCX-KCN chưa cao, triển khai quy hoạch chưa triệt để. Trong giai đoạn đầu mới thành lập, do quá chú trọng đến yếu tố thu hút đầu tư với “tiêu chí lắp đầy KCX-KCN” được đặt lên hàng đầu, cho nên việc xây dựng quy hoạch phát triển KCX-KCN chưa thật sự gắn quy hoạch KCX-KCN với quy hoạch ngành nghề, quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội của thành phố và trên cả nước để phát huy vai trò trọng tâm kinh tế của Tp. HCM.

Cùng với việc thành lập các KCX-KCN, Ban quản lý các KCX-KCN cũng được thành lập nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước KCX-KCN ở địa phương, là đầu mối liên hệ giữa nhà đầu tư với KCX-KCN. Có thể nói Ban quản lý HEPZA là Ban quản lý đầu tiên áp dụng thử nghiệm mô hình cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” và đã mang lại hiệu quả tích cực. Với cơ chế quản lý này, trong thời gian qua, đã tạo điều kiện cho HEPZA tiếp cận với nền kinh tế thị trường và phương thức quản lý hiện đại tiên tiến. Trong quản lý các KCX-KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động và thủ tục hành chính nhanh gọn, giải quyết kịp thời các vướng mắc cho doanh nghiệp; nhiều doanh nghiệp đã đánh giá tốt về cơ chế quản lý này.

Tuy nhiên, còn một số hạn chế, hiệu quả quản lý chưa cao: chưa thống nhất một đầu mối quản lý, nhiều vi phạm của doanh nghiệp đầu tư vẫn ở mức độ phổ biến như xây dựng trái phép, xử lý nước thải chưa kịp thời gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, các vi phạm về chính sách lao động...

Cán bộ công chức quản lý các KCX-KCN còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng; trình độ ngoại ngữ còn yếu, việc đào tạo bồi

47

dưỡng cán bộ công chức quản lý về KCX-KCN còn chưa được quan tâm đúng mức, thiếu chiến lược đào tạo nguồn nhân lực để chủđộng đáp ứng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu chế xuất - khu công nghiệp TP.HCM đến 2020 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)