Mục tiêu điều trị chứng rối loạn lipid máu là đa các thông số lipid về giới hạn bình thờng hoặc gần bình thờng.
Việc chọn mục tiêu điều trị thích hợp phải dựa vào việc phát hiện và đánh giá tính chất các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân có tiền sử suy vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não và tăng huyết áp Tuy nhiên trong nghiên cứu… của chúng các yếu tố nguy cơ cha đợc đề cập đến, chỉ xét hiệu quả điều trị trên từng thành lipid máu.
Tại thời điểm D0 nồng độ trung bình các thành phần lipid máu giữa hai nhóm A, B tơng đơng nhau (p > 0,05).
Tại thời điểm D60 nồng độ các thành phần lipid của hai nhóm nh sau: - Nhóm A: nồng độ cholesterol giảm 15,3% có ý nghĩa thống kê (p < 0,01), nồng độ triglycerid giảm 8,1% không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), nồng độ LDL-c giảm 13,5 % có ý nghĩa thống kê (p < 0,01), nồng độ HDL-c máu tăng lên 16% có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Nhóm B: nồng độ cholesterol giảm 12,4% có ý nghĩa thống kê (p < 0,01), nồng độ triglycerid giảm 7,3% không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), nồng độ LDL-c giảm 11,3 % có ý nghĩa thống kê (p < 0,01), nồng độ HDL-c máu tăng lên 13,8% có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Y học hiện đại trong điều trị rối loạn lipid máu chỉ định dùng thuốc cụ thể nh sau: tăng cholesterol đơn thuần dùng nhóm statin là tốt nhất, sau đó là fibrat, nhựa trao đổi ion. Tăng triglycerid đơn thuần hay tăng lipid hỗn hợp fibrat là nhóm thuốc hàng đầu, sau đó là acid nicotinic…
* So sánh phân bố tỷ lệ rối loạn lipid máu:
Trong nghiên cứu của chúng rối loạn HDL-c chiếm tỉ lệ thấp, các rối loạn cholesterol đơn thuần, triglycerid đơn thuần và rối loạn LDL-c chiếm tỉ lệ cao hơn. Tuy nhiên so sánh với nghiên cứu của Trần Viết Hoàng (1998), “Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc THB 94 trong điều chỉnh rối loạn lipid máu thể đàm thấp”, tăng lipid máu hổn hợp chiếm tỉ lệ 93,75% cao hơn nghiên cứu của chúng tôi [19].
* So sánh hiệu quả điều trị của hai nhóm A, B:
- Nồng độ cholesterol máu nhóm A giảm 15,3% trong khi đó nhóm B chỉ giảm 12,4%.
- Nồng độ triglycerid máu nhóm A giảm 8,1% trong khi đó nhóm B chỉ giảm 7,3%.
- Nồng độ LDL-c máu nhóm A giảm 13,5% trong khi đó nhóm B chỉ giảm 11,3%.
- Nồng độ HDL-c máu nhóm A tăng 16% trong khi đó nhóm B chỉ tăng 13,8%.
* So sánh sự thay đổi cụ thể của từng thành phần lipid máu: các chỉ số cholesterol, LDL-c, HDL-c đáp ứng điều trị của hai nhóm là nh nhau. Riêng đối với triglycerid ở hai nhóm A, B sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
* So sánh hiệu quả điều trị theo tỉ lệ bệnh nhân:
- Nhóm A có hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu 26/30 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 86,7%, không có hiệu quả điều trị là 4/30 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 13,3%. - Nhóm B có hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu 24/30 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 80 %, không có hiệu quả 6/30 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 20%.
* So sánh hiệu quả điều trị giữa hai nhóm A và B thì nhóm A đạt hiệu quả đều trị cao hơn nhóm B là 6,7%. Tỷ lệ không đạt hiệu quả của nhóm B cao
hơn nhóm A là 7,7%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Nh vậy hiệu quả điều trị của viên cholestin u điểm hơn so với cholestan và tơng đơng với một số thuốc hạ lipid khác.
* So sánh hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu với một số thuốc
- Phan Việt Hà (1998), nghiên cứu tác dụng bài thuốc "Giáng chi ẩm" trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu, kết quả cho thấy làm giảm 13,54 % cholesterol; 32,67% triglycerid; 15,23 % LDL-c; tăng 17,07 % HDL-c [18]. - Trần Viết Hoàng (1998), nghiên cứu tác dụng của bài thuốc THB 94 trong điều trị chứng rối loạn lipid máu thể đàm thấp, kết quả cho thấy giảm 11,5% cholesterol, 39% triglycerid, 19% LDL-c; tăng 11,5% HDL-c [23].
- Đoàn Quốc Dũng (2001), nghiên cứu tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu của bài thuốc "Nhị trần gia giảm", kết quả cho thấy có tác dụng làm giảm 18,4% cholesterol, 32,21% triglycerid, 16,5% LDL-c và làm tăng 18,97% HDL-c [14].
- Vơng Kim Chi (2001), nghiên cứu tác dụng của dỡng sinh góp phần điều chỉnh chứng rối loạn lipid máu, kết quả giảm 15,76% cholesterol, 34,29% triglycerid, LDL-c 13,77%; tăng 23,68% HDL-c [8].
- Bùi Thị Mẫn (2004), Nghiên cứu tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipid máu của viên BCK, kết quả cho thấy làm giảm 18,34% cholesterol, 27,7% triglycerid, 18,3 % LDL-c; tăng 18,6 % HDL-C [36].