- Đau đầu là triệu chứng cơ năng thờng gặp với tính chất căng, nặng cả đầu, trong nghiên cứu có 34/60 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 56,60% có triệu chứng đau đầu.. Kết quả nghiên cứu này tơng đơng với kết quả nghiên cứu của Vơng Kim Chi (2004), “Nghiên cứu tác dụng của dỡng sinh góp phần điều chỉnh chứng rối loạn lipid máu”: ở nhóm A có 26/46 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 54,17%, nhóm B có 20/46 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 47,62%. Và nghiên cứu của Đoàn Quốc Dũng (2001), “Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu của bài thuốc nhị trần thang”: ở nhóm A có 16/30 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 53,33%, nhóm B có 17/30 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 56,67%.
Sau điều trị số bệnh nhân nhóm A đạt kết quả tốt 14/18 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 77,8%, kết quả khá 3/18 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 16,6% và không hiệu quả 1/18 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 5,6%.
Theo Phạm Khuê gặp nhiều triệu chứng đau đầu ở 91% bệnh nhân bị bệnh vữa xơ động mạch giai đoạn sớm. Và theo Nguyễn Nhợc Kim và cộng sự (1998) gặp triệu chứng này ở 71% bệnh nhân [8], [14], [28].
- Triệu chứng chóng mặt ở nhóm A là 17/30 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 56,7%, sau điều trị số bệnh nhân đạt kết quả tốt đạt 13/17 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 76,5%, kết quả khá 3/17 bệnh nhân chiếm tỉ lệ (17,6% và không hiệu quả 1/17 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 5,9%.
Theo y học cổ truyền đau đầu, chóng mặt thuộc phạm vi chứng “đầu thống”, “huyễn vựng”. Đan khê tâm pháp cho rằng: “không có đàm thì không thành huyễn, không có hỏa thì không thành vựng” Viên cholestin có tác dụng bổ can thận, thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết nên cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt.
- Triệu chứng đau ngực gặp ở 10/30 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 33,3% mức độ nặng ngực và đau nhói thoáng qua, sau điều trị đạt hiệu quả tốt 7/10 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 70%, hiệu quả khá là 2/10 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 20% và không hiệu quả 1/10 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 10%.
Theo y học cổ truyền, tức ngực thuộc phạm vi chứng “hung tý”, “tâm quí”... nguyên nhân bệnh là do công năng các tạng tâm, can, thận bị giảm sút làm cho khí trệ huyết ứ gây hiện tợng đau tức ngực. Do vậy, khi dùng choletin có tác dụng hoạt huyết, bổ can thận nên triệu chứng tức ngực cải thiện rõ rệt.
- Triệu chứng dị cảm chủ yếu là cảm giác tê mỏi vùng cổ gáy, da đầu, hoặc tê mỏi tứ chi từng lúc. Nhóm A có 18/30 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 60%, nhóm B có 11/30 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 36,7%. Tỉ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Mẫn (2004). Sau điều trị triệu chứng dị cảm giảm nhiều 8/18 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 44,4%, giảm khá 9/18 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 50% và không hiệu quả 1/18 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 5,6%.
Dị cảm là biểu hiện sớm của chứng vữa xơ động mạch. Theo y học cổ truyền tê bì thuộc chứng “ma mộc” nguyên nhân là do đàm thấp, huyết trệ dồn vào kinh lạc mà gây nên. Viên nang cholestin có tác dụng hoạt huyết nên làm giảm triệu chứng dị cảm.
- Rối loạn giấc ngủ: chủ yếu là khó vào giấc ngủ, giấc ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc, gặp ở 10/30 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 33,3%. Nguyên nhân là do tuổi cao can, thận h, can không tàng huyết. Viên nang cholestin có tác dụng bổ can thận giúp cho can tàng huyết nên cải thiện triệu chứng mất ngủ. Sau điều trị có 6/10 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 60% trở về giấc ngủ bình thờng, 3/10 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 30% ngủ khá hơn và có 1 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 10% vẫn còn mất ngủ.
- Triệu chứng mệt mỏi: Bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi nặng nề toàn thân gặp ở 13/30 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 43,3. Y học cổ truyền cho rằng đàm thấp trở trệ lâu ngày tổn thơng phần khí, tỳ h không nuôi dỡng đợc cơ nhục nên toàn thân
mệt mỏi. Sau điều trị bệnh giảm mức tốt, khá đạt 12/13 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 92.3% và có 1/13 bệnh nhân vẫn còn mệt chiếm tỉ lệ 7,7%.
- Lỡi bè nhớt gặp ở 14/30 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 46,7%, đó là biểu hiện của đàm thấp, sau điều trị hết bè nhớt 9/14 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 64,3%, lỡi đỡ bè nhớt 4/14 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 28,6% và còn 1/14 bệnh nhân không thay đổi chiếm tỉ lệ 7,1%.
- Rêu lỡi trắng nhờn gặp ở 11/30 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 36,7%, đây cũng là biểu hiện của đàm thấp. Sau điều trị hết đàm thấp rêu lỡi hết trắng nhờn 8/11 bệnh nhân chíêm tỉ lệ 72,8%, rêu lỡi đỡ trắng nhờn 2/11 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 18,2% và có 1/11 bệnh nhân không thay đổi chiếm tỉ lệ 9,0%.
- Mạch hoạt gặp ở 17/30 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 56,7%, do đàm tích trệ lâu ngày gây nên. Sau điều trị đạt kết quả tốt, khá có 16/17 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 94,1%.
- Mạch huyền hoạt gặp ở 7/30 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 23,3%, đa số bệnh nhân này có tăng huyết áp kèm theo. Sau điều trị đạt kết quả tốt, khá có 7/8 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 87,5%.
Y học cổ truyền chẩn đoán và đánh giá kết quả chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Kết quả cho thấy cholestin có tác dụng cải thiện rõ các triệu chứng lâm sàng trên đa số bệnh nhân, chỉ có một số ít không đạt hiệu quả. Kết quả này tơng đơng Nguyễn Nhợc Kim và cộng sự (1998) khi nghiên cứu bài “Giáng chi ẩm”.