Triệu chứng thực thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của viên cholestin (Trang 66 - 69)

* Cân nặng và chỉ số BMI

Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 60 ngày điều trị, cholestin làm giảm trung bình 1,66 kg thể trọng, chỉ số BMI giảm 2,67%, không có trờng hợp nào tăng cân. Tuy nhiên sự giảm cân và giảm chỉ số BMI trớc và sau điều trị không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Béo phì và thừa cân là yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch, nhiều tác giả cho nhận thấy có mối tơng quan thuận giữa BMI và rối loạn lipid máu nh trong nghiên cứu của Phạm Khuê (1995), Nguyễn Nhợc Kim và cộng sự (1998), So sánh tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipid máu của bài thuốc giáng chi ẩm với lipanthyl, Hoàng Khánh Toàn, Chu Quốc Trờng, Y học cổ truyền và hội chứng rối loạn lipid máu (1998) [27], [33], [44].

Y học cổ truyền cho rằng: “phì nhân đa đàm”, ngời béo thờng có nhiều đàm thấp và đợc gọi là ngời đàm trệ. Do ngời béo khí h sinh hàn, hàn sinh thấp, thấp sinh đàm. Nh vậy, giữa đàm thấp và tình trạng béo phì có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thuốc kiểm soát đợc sự tăng cân của bệnh nhân trong quá trình điều trị.

* Tăng huyết áp

Kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc có tác dụng hạ huyết áp trên những bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn I.

Trung bình HATT ở thời điểm D60 129,27; thời điểm D0 là 152,33, tức là sau điều trị huyết áp giảm 15%. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

Tơng tự HATTr ở thời điểm D60 89,23; thời điểm D0 là 81,15; tức là sau điều trị huyết áp giảm 9%. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

Trong nhóm A có 8 bệnh nhân bị rối loạn lipid máu kèm tăng huyết áp, sau điều trị huyết áp của tất cả bệnh nhân đều trở về bình thờng chiếm tỉ lệ 100%.

Theo Phạm Khuê (1984) thì tăng huyết áp là bạn đồng hành của vữa xơ động mạch. Tăng huyết áp kết hợp tăng cholesterol máu sẽ làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành lên gấp 5 lần. Vì vậy, trên bệnh nhân có rối loạn lipid máu máu kèm tăng huyết áp, vấn đề điều chỉnh huyết áp là rất cần thiết.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tơng đơng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Nhợc Kim và cộng sự (1998), với Bùi Thị Mẫn (2004), “Nghiên cứu tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipid máu của viên BCK” [33], [36].

Theo khuyến cáo xử trí các bệnh lý tim mạch chủ yếu ở Việt Nam: Điều trị tăng huyết áp vô căn không đơn thuần chỉ là dùng thuốc mà phải phối hợp các biện pháp khác, nh nhiều nhà khoa học đã đặt tên chung là điều chỉnh lối sống. Các biện pháp này rất quan trọng và đợc coi nh cách điều trị chủ yếu cho tăng huyết áp nhẹ có hoặc ít có các yếu tố nguy cơ và cả khi cần dùng thuốc cho bệnh nhân tăng huyết áp ở mức độ nặng hơn vẫn rất cần thiết, đó là: Giảm cân nặng nếu thừa cân, hạn chế ăn muối ít hơn 6g muối NaCl/ngày, hạn chế r- ợu (15-30 ml ethanol tùy cân nặng và giới tính), tăng cờng vận động (30- 45 phút/ ngày)…

Thuốc cholestin có tác dụng hạ huyết áp trên bệnh nhân có tăng huyết áp, trên những bệnh nhân có trị số huyết áp bình thờng thuốc không làm thay đổi rõ rệt trị số huyết áp sau điều trị.

Theo y học cổ truyền tăng huyết áp thuộc phạm vi chứng “huyễn vựng”, “đầu thống” có liên quan mật thiết chức năng hai tạng can, thận. Trong thành phần viên cholestin có ngu tất, hoè hoa có tác dụng bổ can thận, thanh nhiệt... nên có tác dụng hạ huyết áp.

Trong nghiên cứu của chúng tôi số lợng còn ít, thời gian nghiên cứu còn ngắn, nên kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ là khảo sát bớc đầu, cần đợc nghiên cứu với cở mẫu lớn hơn, thời gian dài hơn để kết luận tác dụng của viên cholestin trên những bệnh nhân rối loạn lipid máu có kèm tăng huyết áp giai đoạn I.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của viên cholestin (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w