5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.3.3 Hoàn thiện công tác xây dựng định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển
triển
Công tác phân bổ vốn ĐTPT có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển nền KTXH của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng. Để làm tốt vai trò đó thì việc hoàn thiện công tác phân bổ vốn ĐTPT càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết nhất là trong giai đoạn hiện nay.
3.3.3.1 Xác định các nguyên tắc phân bổ
Nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu chặt chẽ trong việc phân bổ vốn ĐTPT nhưđã nêu ở trên và thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, trong thời gian tới chúng tôi đề nghị một số nguyên tắc phân bổ như sau:
- Chỉ bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho các dự án lớn, trọng điểm, phức tạp về quy mô và kỹ thuật, có kế hoạch dự kiến triển khai vào kế hoạch năm sau. Trong đó, ưu tiên vốn các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, các chương trình giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; các mục tiêu ưu tiên đầu tư của Nhà nước; tiếp tục ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân...
- Kiên quyết không bố trí cho các công trình, dự án chưa có quyết định phê duyệt, chưa có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng và không xác định rõ nguồn vốn. Bố trí vốn phải phù hợp với khả năng nguồn vốn và đúng với quy định của Nhà nước (2 năm đối với dự án nhóm C và 4 năm đối với dự án nhóm B).
- Chỉ phê duyệt và cho phép triển khai thi công dự án có đã có nguồn vốn và phải đạt tối thiểu được 30-40% tổng số vốn đầu tư để tránh việc bố trí vốn đầu tư dàn trải, thiếu tập trung hoặc thi công dự án không có vốn thanh toán, kéo dài dây dưa, không quyết toán vốn đầu tư.
- Phải dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước năm kế hoạch. Bố trí theo tiến độ cho các công trình, dự án chuyển tiếp có hiệu quả, có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm, đặc biệt là các dự án, công trình trọng điểm, có hiệu quả, các dự án cấp bách đê điều, thuỷ lợi, phát triển giao thông nông thôn, hạ tầng các khu phân lũ, chậm lũ, hạ tầng du lịch, hạ tầng các làng nghề, hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản...
- Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phục vụ các mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm, với việc ưu tiên hỗ trợ các vùng miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc và các vùng khó khăn khác để thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng trong tỉnh.
- Mức vốn ĐTPT trong cân đối NS của từng huyện không thấp hơn số dự toán năm 2010 được UBND tỉnh giao.