Nông, lâm, ngư nghiệp

Một phần của tài liệu Ngân sách nhà nước (Trang 79 - 81)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.5.1. Nông, lâm, ngư nghiệp

Giá trị sản xuất nông, lâm ngư nghiệp (giá so sánh 1994) năm 2004 đạt 1237,4 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1349,8 tỷ đồng, năm 2006 đạt 1528 tỷ đồng, năm 2007 là 1720,7 tỷ đồng; mức tăng trưởng thời kỳ 2004-2007 đạt 11,6%. Trong cơ cấu kinh tế ngành theo giá trị sản xuất, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng giảm từ 72,5% năm 2004 xuống 71,1% năm 2007; tỷ trọng của ngành lâm nghiệp giảm từ 8,4% xuống 7,9%. Tỷ trọng của ngành thuỷ sản tăng từ 19,5% lên 20,9%.

Bảng 2.31 Cơ cấu kinh tế ngành theo GTSX của nông, lâm, ngư nghiệp đvt: %

2004 2005 2006 2007

Cơ cấu nông lâm ngư nghiệp 100,0 100,0 100,0 100,0

+ Nông nghiệp 72,5 72,1 72,0 71,1

+ Lâm nghiệp 8,5 8,4 8,0 7,9

+ Thuỷ sản 19,0 19,5 20,0 20,9

+ Nông nghiệp

- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 2004 - 2007 tăng 4,02%. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch, tiếp tục chuyển đổi một số diện tích đất lúa, màu hiệu quả thấp sang nuôi tôm, cá, cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Tỷ trọng ngành chăn nuôi và ngành nghề trong nông thôn tăng dần, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, thu hút mạnh lao động nông nghiệp sang các ngành khác.

- Cơ cấu cây trồng tiếp tục có sự chuyển đổi tích cực, một số diện tích trồng lúa, màu hiệu quả thấp được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, sản phẩm cây công nghiệp tăng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Chương trình phát triển chăn nuôi được tập trung chỉ đạo và có chính sách khuyến khích nên đã có những chuyển biến tích cực, số lượng đàn gia súc tăng, chất lượng đàn gia súc từng bước được cải thiện, đã chú trọng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, liên hộ gia đình; việc xã hội hoá trong lĩnh vực chăn nuôi còn nhiều bất cập.

- Đến năm 2007, sản lượng gổ khai thác đạt 34.885 m3, trong đó gỗ rừng tự nhiên là 9.500m3, gỗ rừng trồng 25.385m3; Diện tích trồng mới rừng tập trung 4.220 ha, trồng rừng phân tán 4 triệu cây. Đã hoàn thành công tác quy hoạch 3 loại rừng, đang tiến hành giao đất, giao rừng cho các hộ dân trồng

rừng nguyên liệu, chăm sóc và bảo vệ rừng. Công tác quản lý bảo vệ rừng được quan tâm chỉ đạo, công tác phòng, chống lâm tặc đã được tăng cường kiểm tra và xử lý kiên quyết.

- Ngành thuỷ sản trong những năm qua đạt nhiều kết quả trên các lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và đầu tư cơ sở hạ tầng. Chương trình phát triển thuỷ sản được triển khai với nhiều giải pháp tích cực và đạt được những kết quả quan trọng. Năng lực đánh bắt được tăng cường, đã chuyển hướng sang nghề đánh cá khơi và đẩy mạnh khai thác hải sản xuất khẩu. Sản lượng thuỷ sản đạt 36.800 tấn vào năm 2007. Tiềm năng về nuôi trồng thuỷ sản bước đầu được khai thác, chú trọng cả nước ngọt, mặn, lợ. Đã có nhiều mô hình nuôi tôm trên cát, nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh mang lại kết quả khả quan; diện tích nuôi trồng năm 2001 là 1.649 ha, đến năm 2007 đạt 3.088 ha. Chế biến thuỷ sản được quan tâm chỉ đạo nên sản lượng chế biến tăng khá.

- Kinh tế trang trại đã được phát triển khá mạnh mẽ. Theo Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn tháng 7/2006 toàn tỉnh có 796 trang trại tăng 371 trang trại so năm 2001. Trong đó trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm có 400 cái, chăn nuôi có 50 trang trại, lâm nghiệp có 124 trang trại. Tuy bước đầu quy mô còn nhỏ, hiệu quả chưa cao song đã cho thấy đây là loại hình kinh tế rất tốt hiện nay.

Một phần của tài liệu Ngân sách nhà nước (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)