Đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng (Trang 63)

Để hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi nhánh NHNo An Giang trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2005, ngoài việc phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn của nhóm khách hàng này thì cần phân tích một số chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay, thu nợ, nợ quá hạn để đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một trong những đối tượng khách hàng của chi nhánh, vì vậy việc so sánh các chỉ tiêu của những doanh nghiệp này với các chỉ tiêu chung của ngân hàng đối với tất cả thành phần kinh tế sẽ cho thấy rõ hơn và toàn diện hơn, hiệu quả cũng như rủi ro trong hoạt động cho vay những doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

4.5.1 Hệ số thu nợ:

Bảng 4.13: Hệ số thu nợ từ năm 2003 đến năm 2005.

ĐVT: Triệu đồng, %

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chi nhánh Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chi nhánh Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chi nhánh Doanh số cho vay 239.586 2.377.000 424.596 2.791.000 666.015 3.726.000 Doanh số thu nợ 2 12.121 1.935.00 0 383 .328 2.696.00 0 555. 880 3.297.000 Hệ số thu nợ 88,54 81,41 90,28 96,60 83,46 88,49

Nguồn: Phòng Tín dụng chi nhánh NHNo An Giang. Báo cáo cho vay - thu nợ - dư nợ năm 2003 – 2005.

Nhìn chung, hệ số thu nợ của tất cả những loại nợ qua các năm ở chi nhánh đều cao: năm 2003 là 81,41%, năm 2004 là 96,60% và đến năm 2005, giảm nhẹ còn 88,49%. Riêng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì hệ số này cũng thay đổi tương ứng: năm 2003 đạt 88,54% nghĩa là ngân hàng cho vay 100 đồng trong năm thì thu về cũng trong năm được 88,54 đồng; sang năm 2004 tăng lên 90,28%; năm 2005, giảm xuống 83,46%. So với hệ số thu nợ chung của toàn chi nhánh thì các hệ số này tương đối cao và tất cả đều lớn hơn 80%. Điều đó cho thấy, khả năng thu nợ của chi nhánh ngân hàng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong 3 năm qua là khá tốt, độ an toàn của đồng vốn tương đối cao, công tác thu nợ của chi nhánh đang có sự chuyển biến tốt và mức độ xảy ra rủi ro tín dụng thấp.

Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của hệ số thu nợ năm 2005 không phải do doanh số thu nợ trong năm này giảm mà là do tốc độ tăng trưởng giữa doanh số này với doanh số cho vay chưa cân xứng. Cho nên, chưa thể kết luận rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2005 là kém hiệu quả và rủi ro gia tăng qua hệ số này. Vì thực chất, khó có thể xác định được hệ số thu nợ bao nhiêu là tốt mà còn tùy thuộc vào những yếu tố khác nữa thì mới có thể đánh giá được hiệu quả và rủi ro tín dụng, vì hệ số thu nợ phản ánh ở tại một thời điểm cụ thể còn doanh số cho vay và doanh số thu nợ là phản ánh cả một thời kỳ hoạt động của ngân hàng. Do đó, để đảm bảo chỉ tiêu hệ số thu nợ tốt không có nghĩa là phải tìm cách làm cho hệ số này càng cao càng tốt, mà phải đảm bảo sự cân bằng về mức độ tăng lên của hệ số và mức độ tăng lên của các doanh số trên khi đến hạn thanh toán. Vì vậy, chúng ta không thể kết luận hiệu quả hoạt động của ngân hàng khi chỉ xét riêng chỉ tiêu này mà phải kết hợp nhiều chỉ tiêu khác để có đánh giá chính xác hơn.

4.5.2 Vòng vay vốn tín dụng:

Bảng 4.14: Vòng vay vốn tín dụng từ năm 2003 đến năm 2005.

ĐVT: Triệu đồng, vòng

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chi nhánh Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chi nhánh Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chi nhánh Tổng dư nợ 131.549 1.955.000 172.817 2.050.000 282.952 2.495.000 Doanh số thu nợ 212. 121 1.935.0 00 383. 328 2.696. 000 555. 880 3.297.00 0 Vòng quay vốn tín dụng 1,61 0,99 2,22 1,32 1,96 1,32

Nguồn: Phòng Tín dụng chi nhánh NHNo An Giang. Báo cáo cho vay - thu nợ - dư nợ năm 2003 - 2005

Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thể hiện thu hồi nợ của ngân hàng nhanh hay chậm.

Vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong những năm qua có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có tăng rồi sau đó giảm: năm 2003 là 1,61 vòng; năm 2004, tăng lên 2,22 vòng và năm 2005 giảm chỉ còn 1,96 vòng. Điều này không tương thích với sự gia tăng liên tục của vòng quay vốn tín dụng đối với tất cả các thành phần kinh tế tại chi nhánh: năm 2003 là 0,99 vòng, sang năm 2004 là 1,31 vòng và đến năm 2005 là 1,32 vòng.

Tuy vậy, qua phân tích cho thấy giá trị của vòng quay vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn cao hơn từ 0,62 đến 0,91 vòng. Điều này thể hiện hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh ngân hàng đối với loại hình doanh nghiệp này khá tốt, rủi ro tín dụng thấp và khả năng thu hồi đồng vốn vay cao. Mặc dù vậy, chi nhánh cần quan tâm hơn trong công tác thu nợ; xử lý các khoản nợ tồn đọng nhất là nợ sắp tới hạn; thường xuyên theo dõi, kiểm tra để có những biện pháp giải quyết kịp thời nhiều khoản tín dụng chưa đến hạn thanh toán, song khả năng không thu hồi đầy đủ giá trị sẽ gặp khó khăn.

4.5.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Qua phân tích tình hình nợ quá hạn của chi nhánh NHNo An Giang trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2005 đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho thấy việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay cũng như việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của NHNN đã được chi nhánh thực hiện, tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa tích cực trong khâu thu nợ. Để có cái nhìn chính xác hơn về công tác quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh ngân hàng, ta cần phân tích thêm chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ.

Bảng 4.15: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ từ năm 2003 đến năm 2005.

ĐVT: Triệu đồng, %

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chi nhánh Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chi nhánh Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chi nhánh Nợ quá hạn 10.639 37.0 42 10. 619 34.3 10 17.7 99 41.00 0 Tổng dư nợ 131.5 49 1.955 .000 172.8 17 2.050 .000 282.95 2 2.495. 000 Tỷ lệ 8.09 1,89 6,14 1,67 6,29 1,64

Nguồn: Phòng Tín dụng chi nhánh NHNo An Giang. Báo cáo cho vay - thu nợ - dư nợ năm 2003 - 2005

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt, nó là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng và đo lường rủi ro. Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3 năm qua có sự biến động: năm 2003 là 8,09%, đến năm 2004 giảm còn 6,14% và sang năm 2005 tăng nhẹ lên 6,29%. So với tỷ lệ nợ quá hạn của toàn chi nhánh thì tỷ số này tương đối cao, gấp 3 đến 6 lần.

Điều đó cho thấy, chất lượng tín dụng ở chi nhánh thời gian qua đã dần dần được cải thiện, mặc dù tình hình nợ quá hạn có xu hướng tăng nhưng tổng dư nợ của chi nhánh cũng tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Qua đó, có thể nói rằng, trong 3 năm qua, bên cạnh việc đẩy mạnh quan hệ tín dụng với tất cả các thành phần kinh tế trong xã hội thì việc nâng cao chất lượng của chi nhánh cũng được xem trọng.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì công tác quản lý rủi ro tín dụng cần phải được quan tâm hơn. Theo quy định của NHNo Việt Nam thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức cho phép là dưới 2%. Vì thế, chi nhánh NHNo An Giang cần chú ý hơn trong việc phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được tốt hơn, sử dụng các biện pháp thích hợp để khắc phục tình trạng trên, từng bước giảm dần các tỷ lệ này xuống mức an toàn để bảo đảm mục tiêu của chi nhánh là " tăng trưởng nhưng phải an toàn".

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP AN GIANG

Bên cạnh những thành quả chi nhánh NHNo An Giang đã đạt được trong 3 năm qua, hoạt động cho vay đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng đặt ra một số vấn đề cần giải quyết, đó là:

- Mức tăng trưởng tín dụng chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn. Mặc dù các năm qua, chi nhánh đã không ngừng mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa dịch vụ nhằm chiếm lĩnh thị trường và phát triển khách hàng, nhưng tỷ lệ cho vay kinh tế doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhìn chung vẫn còn rất thấp: năm 2003 là 10,08%; sang năm 2004 là 15,18% và năm 2005 tăng lên 17,87%. Ở một số doanh nghiệp còn xảy ra tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn chưa thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

- Nguồn vốn cho vay trung hạn còn nhiều hạn chế, dẫn đến tỷ trọng dư nợ đối với thể loại này luôn thấp hơn so với dư nợ cho vay ngắn hạn. Vì thế, chưa thể đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất kinh doanh đòi hỏi có vốn cho vay lớn, thời gian dài và do vậy chưa thể thỏa mãn nhu cầu vay vốn của một số khách hàng.

- Cơ cấu phân bổ vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp chưa hợp lý, thể hiện ở phạm vi đầu tư chỉ mới tập trung vào các ngành công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ, còn các ngành xây dựng, đặc biệt là ngành nuôi, trồng thủy sản vẫn chưa được đầu tư và mở rộng.

- Nợ tiềm ẩn rủi ro lớn, tốc độ xử lý nợ tương đối chậm, nợ quá hạn còn tồn đọng nhiều, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khá lớn, dẫn đến nguy cơ xảy ra rủi ro không thu hồi nợ cao.

- Năng lực, trình độ chuyên môn một vài cán bộ tín dụng còn bất cập, dẫn đến chưa nhanh nhạy xử lý các tình huống trong thế cạnh tranh. Vì thế, dễ gây khó khăn cho khách hàng và làm mất khách hàng, mở rộng tín dụng chưa cao.

Để góp phần hạn chế những tồn tại trên, chi nhánh cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

5.1 Về công tác huy động vốn.

- Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với mức lãi suất, thời gian và phương thức trả lãi tiền gửi và xổ số trúng thưởng có sức thu hút mạnh và có tính cạnh tranh cao.

- Thực hiện các giải pháp huy động vốn hữu hiệu theo hướng đẩy mạnh huy động vốn trong dân cư như khuyến khích mở tài khoản cá nhân để xóa bớt thói quen để tiền ở nhà, tạo được sự tín nhiệm của nhân dân trong việc gửi tiền ở ngân hàng, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức gửi tiền như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bảo đảm giá trị theo giá vàng…

- Có biện pháp hữu hiệu hơn trong công tác huy động vốn trung và dài hạn ở tất cả các tổ chức kinh tế, tầng lớp dân cư thông qua các hình thức: phát hành các chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng...

- Thường xuyên cập nhật những thông tin về thị trường, sự biến động của nền kinh tế trong nước và trên thế giới để có hướng đi phù hợp và có các chiến lược hấp dẫn thu hút khách hàng.

- Quán triệt sâu sắc trong toàn chi nhánh với quan điểm rằng: "vốn huy động là nền tảng để mở rộng kinh doanh" và " không có nguồn vốn huy động lớn sẽ không có một ngân hàng mạnh". Thường xuyên theo dõi, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cán bộ tín dụng thực hiện tốt vai trò của mình: "vừa huy động vốn giỏi, vừa cho vay giỏi". Chẳng hạn như:

+ Dành một khoản tiền thích đáng trong "Quỹ khen thưởng" để thưởng cho tập thể và cá nhân đạt thành tích cao về huy động vốn.

+ Tổ chức tốt " Lễ tuyên dương cán bộ huy động vốn giỏi", trên cơ sở đó đúc kết các bài học kinh nghiệm, rút ra được những biện pháp hữu hiệu để nhân rộng diện nhanh những tấm gương: " Người tốt việc tốt" trong toàn chi nhánh.

5.2 Về hoạt động cho vay đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

- Cần đa dạng hóa các hình thức tín dụng cả về phương thức cho vay và thời hạn cho vay. Hiện nay, đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chi nhánh NHNo An Giang chỉ áp dụng 5 trong 8 phương thức cho vay theo quy định của NHNo Việt Nam là: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay đồng tài trợ và phương thức cho vay trả góp. Vì thế, chi nhánh cần phấn đấu hơn trong việc đẩy mạnh hoạt động cho vay theo các phương thức còn lại, đặc biệt là phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng nhằm thích ứng với xu hướng phát triển của xã hội ngày nay, tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn.

- Mặt khác, chi nhánh cần quan tâm hơn trong việc mở rộng hoạt động cho vay trung hạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực, các ngành kinh tế trọng điểm rất cần vốn trung hạn để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng nhà xưởng, khai thác thế mạnh và nguồn tài nguyên vốn có của địa phương…

Chi nhánh cần nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng, tính toán thời hạn cho vay hợp lý, chú ý trong công tác cho vay trung và dài hạn, góp phần cùng các doanh nghiệp đưa nền kinh tế An Giang ngày càng phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh với các tỉnh bạn và trên phạm vi cả nước, quốc tế. Qua đó, phần nào hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn ở chi nhánh và phản ánh đúng chất lượng của khoản vay.

- Đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở ngành thủy sản. Trong 3 năm qua, hoạt động cho vay ở lĩnh vực này tại chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng thấp so với các ngành kinh tế khác. Điều này chưa phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh là đẩy mạnh các ngành kinh tế mũi nhọn trong đó có ngành thủy sản tiến đến thị trường xuất khẩu với các mặt hàng chủ lực là cá tra và cá basa.

- Tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và có những biện pháp thích đáng trong việc xử lý nợ xấu. Tình hình nợ quá hạn ở chi nhánh thời gian qua chưa được khả quan, nợ tồn đọng nhiều, nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng tương đối cao. Chính vì vậy, chi nhánh nên xem xét lại vấn đề này, thường xuyên đánh giá, phân loại nợ căn cứ vào mức độ rủi ro. Trên cơ sở đó để đánh giá và phân loại tài chính tín dụng cũng như áp dụng các chính sách dự phòng phù hợp. Bên cạnh đó, chi nhánh phải luôn quan tâm đến tăng trưởng,

Một phần của tài liệu Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)