Sau những năm hoạt động và phát triển, chi nhánh NHNo An Giang đã rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu:
- Điều tra khảo sát kịp thời tình hình kinh tế - xã hội từng xã, phường, thị trấn để có cơ sở đề ra kế hoạch hoạt động kinh doanh của NHNo nhằm không ngừng tăng trưởng nguồn vốn và mở rộng tín dụng một cách bền vững, tăng dần thị phần so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
- Đẩy mạnh nghiệp vụ cho vay đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Luôn coi trọng thị trường truyền thống của mình tại nông thôn cùng với việc tăng cường mở rộng thị phần thành thị và các tổ chức kinh tế quan trọng.
3.7 Thuận lợi, khó khăn, định hướng và mục tiêu trong năm 2006.
3.7.1 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của chi nhánh:
Thuận lợi:
- Môi trường kinh tế ổn định, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, kinh tế - xã hội được tiếp tục phát triển, cơ sở hạ tầng được tăng cường tạo thế và lực mới cho chi nhánh ngân hàng yên tâm làm tốt nhiệm vụ và phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh.
- Là chi nhánh ngân hàng thương mại lớn nhất trên địa bàn, là tổ chức tín dụng duy nhất có mạng lưới trải rộng toàn tỉnh với đội ngũ cán bộ lâu năm và dày dặn kinh nghiệm.
- Được sự quan tâm của NHNo Việt Nam trong việc phân bổ vốn, cung cấp phương tiện, máy tính hiện đại, công nghệ hóa các nghiệp vụ, từng bước thu hút thêm lượng khách hàng mới và uy tín ngày càng được nâng cao uy tín đối với khách hàng.
Khó khăn:
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi nói trên, chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn như:
- Giá vàng tăng đột biến ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn trong dân cư do thị hiếu của người dân Nam Bộ là thích cất trữ vàng hơn là gửi tiết kiệm để lấy lãi.
- Tình hình cạnh tranh khá gay gắt giữa các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn về lãi suất huy động, cho vay cũng như trong việc chiếm lĩnh khách hàng...
- Do NHNo Việt Nam chưa trang bị máy rút tiền tự động (ATM) nên chưa thu hút được lượng khách hàng cá nhân như một số ngân hàng thương mại khác.
3.7.2 Định hướng, mục tiêu và chỉ tiêu năm 2006:
Năm 2006 là năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, năm khởi đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII và kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2006 đến năm 2010 với những cơ hội và thách thức mới. Cùng với các cấp, các ngành, chi nhánh NHNo An Giang đã đặt ra cho mình những mục tiêu chủ yếu sau:
- Tiếp tục tăng cường và phát triển hoạt động huy động vốn và sử sụng vốn, kết hợp hài hòa mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh với phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tích cực tham gia cho vay các chương trình, dự án kinh tế theo các chính sách đầu tư của tỉnh.
- Đa dạng hóa mạng lưới huy động vốn, quan tâm đặc biệt đến việc đẩy mạnh mở và sử dụng tài khoản cá nhân, tổ chức kinh tế và tổ chức khác, góp phần hạ thấp lãi suất "đầu vào", tăng trưởng nguồn vốn huy động.
- Chú trọng công tác đào tạo và tuyển dụng cán bộ, nhân viên, không ngừng cập nhật kiến thức, học tập đáp ứng kịp thời yêu cầu của nền kinh tế thị trường và của khách hàng.
Một số mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo An Giang năm 2006 như sau:
- Tổng vốn huy động: 1.120 tỷ đồng, tăng 22% so năm 2005; trong đó vốn huy động trong dân cư chiếm tối thiểu là 75% tổng nguồn.
- Tổng dư nợ: 2.850 tỷ đồng, tăng 15% so năm 2005. - Tỷ lệ dư nợ trung hạn tối đa là 35% tổng dư nợ. - Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
- Thu dịch vụ ngoài tín dụng tối thiểu chiếm 15% tổng thu nghiệp vụ.
- Quỹ thu nhập phấn đấu chênh lệch lãi suất "đầu ra" – "đầu vào" tối thiểu 0,4%, đảm bảo có lợi nhuận, có tích lũy và thu nhập người lao động từ mức năm 2005 trở lên.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
4.1 Phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Với triết lý kinh doanh và cũng là phương châm hành động: "Mang phồn thịnh đến với khách hàng" nên trong thời gian qua, chi nhánh NHNo An Giang đã không ngừng nổ lực tìm kiếm các giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về vốn cho các doanh nghiệp, đóng góp không nhỏ vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương.
Bên cạnh nguồn vốn huy động hàng năm liên tục tăng, tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh cũng tăng dần theo xu thế phát triển kinh tế nhiều thành phần từ 10,08% (năm 2003) lên 15,18% (năm 2004) và 17,87% (năm 2005) với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 59,33% mỗi năm. Sự thay đổi trong danh mục khách hàng và tăng trưởng vốn tín dụng cho thành phần kinh tế này đã thực sự góp phần quan trọng, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch nền kinh tế tỉnh nhà phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Những năm gần đây, tuy các cơ sở ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ và vừa, vốn tự có tương đối thấp, nhưng số lượng nhiều trong tổng số các loại hình
doanh nghiệp hiện có vì thế nên doanh số cho vay ở khu vực này cũng tăng theo xu hướng đó.
Bảng 4.1: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh Từ năm 2003 đến năm 2005.
ĐVT: Triệu đồng, %
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
239.58
6 10,08
424.59
6 15,18 666.015 17,87 Tổng doanh số cho vay
2.377.00
0 100
2.797.00
0 100 3.726.000 100 Nguồn: Phòng Tín dụng chi nhánh NHNo An Giang. Báo cáo cho vay – thu nợ - dư nợ năm 2003 - 2005.
Biểu đồ 4.1: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh Từ năm 2003 đến năm 2005. 239.586 424.596 666.015 2.377.000 2.797.000 3.726.000 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm Doanh số
(triệu đồng)
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Tổng doanh số cho vay
Nếu như năm 2003, doanh số chỉ đạt 239.586 triệu đồng thì sang năm 2004 tăng 185.010 triệu đồng, với tỷ lệ 77,22%; năm 2005 đạt 666.015 triệu đồng, tăng 56,86% so năm 2004. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy lượng vốn huy động qua các năm luôn tăng nhanh, do đó chi nhánh đã có thể chủ động trong việc cung cấp vốn nhằm giúp các doanh nghiệp yên tâm sản xuất và đa dạng hóa ngành nghề, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm, hàng hóa cho xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân An Giang.
4.1.1 Phân tích thực trạng cho vay phân theo thể loại:
Bảng 4.2: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo thể loại Từ năm 2003 đến 2005.
ĐVT: Triệu đồng, %
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
So sánh 2004 với 2003
So sánh 2005 với 2004 Số tiền trọng Số tiềnTỷ trọng Số tiềnTỷ trọngTỷ Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
Ngắn hạn 210.03 3 87,66 392.7 31 92,50 630.28 4 94,64 182.69 8 8 6,99 237.55 3 6 0,49 Trung hạn 29.55 3 12,34 31.8 65 7,50 35.73 1 5,36 2.31 2 7,82 3.86 6 1 2,13 Tổng số 239.58 6 100 424.5 96 100 666.01 5 100 185.01 0 7 7,22 241.41 9 5 6,86
Nguồn: Phòng Tín dụng chi nhánh NHNo An Giang. Báo cáo cho vay - thu nợ - dư nợ
Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo thể loại Từ năm 2003 đến năm 2005. 210.033 392.731 630.284 29.553 31.865 35.731 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm Doanh số
(triệu đồng)
Ngắn hạn Trung hạn
Do tín dụng ngắn hạn có đặc điểm là thời gian luân chuyển ngắn và mau thu hồi vốn nên doanh số cho vay ngắn hạn liên tục gia tăng trong những năm qua và chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng doanh số cho vay: năm 2003 đạt 87,66%; đến 2004 là 92,50% và năm 2005 là 94,64%. Trong khi đó, doanh số cho vay trung hạn cũng tăng, nhưng với tỷ trọng thấp hơn và có xu hướng giảm: năm 2003 chiếm 12,34% trên tổng doanh số cho vay, năm 2004 con số này lại giảm còn 7,50% và năm 2005 chỉ đạt 5,36%.
Điều này cho thấy, tuy nền kinh tế tỉnh ta những năm qua có nhiều khởi sắc nhưng trình độ phát triển sức sản xuất chưa cao, các ngành chuyên môn hóa lớn còn ít, khối lượng hàng hóa trên thị trường chưa nhiều và cơ sở hạ tầng chưa thật sự được cải tiến đồng bộ. Các dự án, phương án đầu tư - mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ với quy mô lớn vẫn chưa nhiều và thiếu tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, nguốn vốn trung hạn huy động được của chi nhánh chưa nhiều, chủ yếu do lạm phát chưa được kiềm chế, lòng tin của người dân vào đồng tiền Việt Nam còn có hạn nên chưa thu hút được lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tầng lớp dân cư và các tổ chức khác, song song đó lượng vốn phân bổ từ NHNo Trung ương không đủ đáp ứng cho nhu cầu trên.
Đối tượng cho vay vốn lưu động phần lớn tập trung cho tài trợ thu mua lương thực, nông sản chế biến, vật tư nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng và các ngành khác.
4.1.2 Phân tích thực trạng cho vay phân theo ngành kinh tế:
Trong thời gian qua, tuy tình hình quốc tế, trong nước và trong tỉnh không thuận lợi, tác động xấu đến môi trường đầu tư, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội như: dịch SARS, dịch cúm gia cầm hoành hành, nhiều mặt hàng thiết yếu gia tăng đột biến, cá tra, cá basa bị Hiệp hội Cá da trơn Mỹ kiện bán phá giá khiến "đầu ra" gặp trở ngại… nhưng nền kinh tế An Giang vẫn tiếp tục tăng trưởng khá nhanh, ổn định, năng lực sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của hàng hóa được nâng lên.
Hàng năm, bình quân GDP của tỉnh tăng 9,1% (vượt kế hoạch 0,6%), trong đó khu vực thương mại - dịch vụ tăng 11,5%, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 12,2% và khu vực nông nghiệp tăng 5,2%. Từ đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, từng bước gắn với thị trường trong nước và quốc tế với giá trị ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 50,3%, công nghiệp - xây dựng chiếm 12,1%, nông nghiệp chỉ còn 37,6%. Điều này đã góp phần kích thích các thành phần kinh tế nói chung và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng không ngừng phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động trong sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống.
Thời gian qua, có thể nói chi nhánh NHNo An Giang đã nắm bắt được xu thế chung đó và đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế địa phương. Vận dụng linh hoạt các nghiệp vụ và điều kiện cho phép, chi nhánh đã tận dụng tối đa nguồn lực tự có cùng với phần vốn huy động được để không ngừng mở rộng cho vay đến mọi thành phần, mọi ngành kinh tế nhằm mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội.
Bảng 4.3: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo ngành kinh tế Từ năm 2003 đến năm 2005.
ĐVT: Triệu đồng, %
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
So sánh 2004 với 2003 So sánh 2005 với 2004 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Nông nghiệp 31.897 13,31 4.88 0 1,15 12.080 1,81 -27.017 -84,70 7.200 147,54 Công nghiệp 38.019 15,87 39.025 9,19 252.359 37,89 1.006 2,65 213.334 546,66 Xây dựng 96 0,04 120.31 3 28,34 10.400 1,56 120.217 125.226 -109.913 -91,36 Thương nghiệp- dịch vụ 92.955 38,80 195.92 6 46,14 329.388 49,46 102.971 110,78 133.462 68,12 Thủy sản 400 0,17 9.51 7 2,24 22.383 3,36 9.117 2279 12.866 135,19 Khác 76.219 31,81 54.935 12,94 39.405 5,92 -21.284 -27,92 -15.530 -28,27 Tổng số 239.586 100 424.59 6 100 666.015 100 185.010 77,22 241.419 56,86
Nguồn: Phòng Tín dụng chi nhánh NHNo An Giang. Báo cáo cho vay – thu nợ - dư nợ năm 2003 – 2005.
Ngành kinh tế
Biểu đồ 4.3: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc phân theo ngành kinh tế Từ năm 2003 đến năm 2005. 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 Nông nghiệp Công nghiệp Xây dựng Thương nghiệp- dịch vụ Thủy sản Khác Ngành Doanh số (triệu đồng)
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Ngành nông nghiệp:
Cho đến nay số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn ít, đa phần tập trung vào các hộ nông dân. Do đó nhu cầu vay để bổ sung nguồn vốn của các doanh nghiệp cũng thấp. Thêm vào đó, trong những năm qua thực hiện chủ trương chuyển dịch nền kinh tế của tỉnh nên tỷ trọng cho vay ở ngành này có chiều hướng giảm trong cơ cấu ngành nghề: năm 2003 đạt 13,31%, sang năm 2004 giảm chỉ còn 1,15% và vào năm 2005 tỷ trọng này có tăng, nhưng không đáng kể 1,81%.
Sở dĩ vốn đầu tư của NHNo năm 2005 tăng do tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh ta trong năm này gặt hái được nhiều thắng lợi, dịch cúm gia cầm được ngăn chặn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm và càng ngày những doanh nghiệp này càng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại từ đó các doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất và năng suất gia tăng, lợi nhuận thu được đạt kết quả cao. Vì vậy, mặc dù trong năm này thị trường vật tư nông nghiệp có biến động: phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc tăng giá khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, nhất là các đơn vị có nguồn vốn tự có thấp nhưng doanh số cho vay vẫn tăng lên 7.200 triệu đồng so năm 2004 với tốc độ tăng khá lớn 147,54%.
Ngành công nghiệp:
Doanh số cho vay ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số cho vay tại chi nhánh, trong đó chủ yếu là cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thực hiện chương trình khuyến công theo chủ trương của tỉnh nhằm nâng cao tỷ trọng công nghiệp theo hướng CNH - HĐH nên trong 3 năm qua doanh số cho vay ở lĩnh vực này có sự tăng trưởng. Sản phẩm công nghiệp tập trung vào một số lĩnh vực như: chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu, xay xát gạo, chế biến gỗ, gạch ngói, xi măng…
Với doanh số 39.025 triệu đồng năm 2004, tăng 2,65% so năm 2003. Doanh số năm 2005 tăng mạnh hơn cả đạt 252.359 triệu, với tốc độ 561,12% so năm 2004 tập trung cho vay thời điểm đầu quý IV do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm nên người tiêu dùng có xu hướng sử dụng thực phẩm thủy sản thay thế, nhất là nhu cầu tiêu thụ trong dịp lễ Giáng sinh và Tết dương lịch, vì thế nên thị trường chế biến thủy sản tăng mạnh cả trong nước lẫn ngoài nước: châu Á, châu Âu và Mỹ.
Ngành xây dựng:
Chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu, với tỷ lệ chưa đến 1% trong doanh số cho vay ngoài quốc doanh năm 2003 (0,04%) và biến động qua các năm:
Năm 2004, tỷ trọng cho vay ở ngành này tăng lên đáng kể so năm 2003, với số tiền 120.217 triệu đồng, chiếm 28,33% trong cơ cấu, tương ứng tỷ lệ 125.226%. Do số lượng