Giải thích và thẩm định tính khả thi của từng chiến lược được đề xuất

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang (Trang 46 - 48)

d) Nhóm chiến lược W-T

6.2.3. Giải thích và thẩm định tính khả thi của từng chiến lược được đề xuất

Kết hợp ngược về phía sau:

Chiến lược này nhằm giải quyết vấn đề đảm bảo nguồn cung cấp phân Urê cho Hòa Phát được ổn định hơn. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu và được công ty chú trọng thực hiện trong suốt thời gian vừa qua. Kết quả thu được trong quá trình tìm kiếm đối tác nước ngoài của Hòa Phát là rất khả quan. Hiện tại, công ty đã tạo được mối quan hệ tốt với các đối tác và bước đầu nhận được sự hỗ trợ về giá thông qua sự giới thiệu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thương mại dầu khí PETECHIM trực thuộc tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài việc tạo lập mối quan hệ với các đối tác nước ngoài để đảm bảo nguồn phân nhập khẩu thì Hòa Phát cũng phải quan tâm đến việc giữ vững và phát huy mối quan hệ với các nhà sản xuất trong nước như Đạm Phú Mỹ để có thể đảm bảo được nguồn cung trong nước theo chỉ tiêu đã đề ra.

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo vấn đề về tài chính và hệ thống kho bãi chứa phân Urê thì Hòa Phát cũng sắp đạt được thỏa thuận về sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng Techcombank và tổng kho Cần Thơ thông qua hợp đồng liên kết với họ.

Kết hợp xuôi về phía trước:

Chiến lược này nhằm giải quyết vấn đề đầu ra của sản phẩm thông qua hệ thống phân phối mà công ty xây dựng. Đây là chiến lược có thể được áp dụng và tiến hành song song với chiến lược thâm nhập thị trường phân Urê ở An Giang bởi vì khi đã xây dựng được nguồn cung sản phẩm thì Hòa Phát nên tiến hành thâm nhập vào thị trường An Giang, và khi đó công việc quan trọng nhất lúc này là phải thiết lập hệ thống mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm cho thật tốt. Như đã trình bày, khách hàng mục tiêu của công ty là các đại lý cấp I nên công ty cần thiết phải thiết lập mối quan hệ với hệ thống các khách hàng này, thu hút họ mua hàng của công ty, trước tiên là hệ thống các đại lý cấp I trong địa bàn tỉnh An Giang

Thâm nhập thị trường phân Urê An Giang:

Đây là mục tiêu đầu tiên của Hòa Phát trong quá trình phát triển sang thị trường phân Urê. Như đã biết, An Giang là tỉnh có diện tích và năng suất lúa lớn nhất toàn khu vực ĐBSCL nên nhu cầu về phân Urê ở đây rất lớn và tiềm năng.

Khi chiến lược kết hợp ngược về phía sau hoàn thành thì Hòa Phát có thể xúc tiến hoạt động phân phối phân Urê trong địa bàn tỉnh An Giang một cách thuận lợi hơn bởi vì khi đó, khách hàng mục tiêu của Hòa Phát là hệ thống các đại lý cấp I trong tỉnh sẽ đạt được nhiều lợi ích từ chiến lược này của Hòa Phát theo nguyên tắc “cả hai cùng có lợi”:

• Thứ nhất, khách hàng của công ty sẽ có được sự đảm bảo về nguồn hàng cung cấp trong điều kiện tốt nhất có thể.

• Thứ hai, khách hàng sẽ có được sự chủ động về giá sản phẩm chứ không bị động về giá như phải nhập hàng theo đường tiểu ngạch từ các “đầu nậu”.

• Thứ ba, trong phương thức thanh toán thì khách hàng cũng được thanh toán “thoáng” hơn trước. Thay vì trước đây, khách hàng phải thanh toán 100% trước khi nhận hàng nhưng trong trường hợp này, khi kí kết hợp đồng với Hòa Phát khách hàng chỉ phải chuẩn bị 10% tiền đặt cọc của lô hàng, trong trường hợp thanh toán từng phần thì khách hàng sẽ nhận được số lượng hàng hóa tương ứng với số tiền chi trả, khi thanh toán đủ số tiền còn lại của hợp đồng thì khách hàng sẽ nhận đủ số lượng hàng trong hợp đồng, chi phí lưu kho và lãi suất thanh toán sẽ do khách hàng chịu. Với hình thức này thì khách hàng sẽ có lợi trong vấn đề xoay vòng vốn kinh doanh, không phải lo về việc không đủ tiền mặt để nhập hàng về.

Phát triển thị trường:

Đây là chiến lược cuối cùng trong các chiến lược đề xuất, để có thể thực hiện chiến lược này thì Hòa Phát phải thành công trong hai chiến lược nêu trên, vì khi muốn phát triển thị trường sang các tỉnh khác trong khu vực là vấn đề không phải đơn giản, khi đó sẽ phát sinh thêm rất nhiều khó khăn mà công ty có thể gặp phải nên ngay bây giờ Hòa Phát cần có sự đầu tư và mở rộng nhiều hơn nữa về mọi mặt từ bên trong công ty như: nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất,...đến bên ngoài như: hợp tác, liên kết với đối tác, khẳng định vị thế, sẵn sàng đối đầu với các đối thủ mạnh,…Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Hòa Phát không thể thực hiện chiến lược này, mà đây được xem là một trong những chiến lược dài hạn trong tương lai công ty sẽ cố gắng, nổ lực để đạt được.

Tóm lại: sau khi kiểm tra, thẩm định tính khả thi của từng chiến lược đề xuất, tôi quyết định chọn các chiến lược kết hợp ngược về phía sau, kết hợp xuôi về phía trước và thâm nhập thị trường phân Urê An Giang để thực hiện trong giai đoạn hiện nay, còn chiến lược phát triển thị trường không được chọn vì xét trên thực tế chiến lược này chưa phù hợp để có thể thực hiện thành công.

6.3.Xây dựng chiến lược Marketing Mix 6.3.1. Tổng quan về chiến lược

Trong suốt thời gian qua, công ty Hòa Phát đã không ngừng nổ lực phấn đấu để thực hiện nhiệm vụ ổn định nguồn cung ứng phân Urê cho công ty, và nhiệm vụ khó khăn này chuẩn bị hoàn thành một cách tốt đẹp. Vì vậy, ngay từ thời điểm này, việc xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân đạm Urê của công ty là một vấn đề hết sức cần thiết. Việc xây dựng chiến lược Marketing Mix này nhằm thỏa mãn các mục tiêu sau đây:

Mục tiêu của việc xây dựng chiến lược

Mục tiêu chính của việc xây dựng chiến lược Marketing Mix là nhằm để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty khi thâm nhập vào thị trường phân Urê ở An Giang. Một khi vấn đề về nguồn cung ứng phân Urê được giải quyết, thì Hòa Phát cũng đã có sự chuẩn bị sẵn sàng các chiến lược từ nguồn sản phẩm, giá cả, phân phối và phương thức bán

hàng để có thể áp dụng ngay vào thực tế, giảm thiểu những rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh.

Mục tiêu kinh doanh

Trong thời gian đầu đi vào hoạt động, hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là phân phối các mặt hàng phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản, còn đối với sản phẩm phân bón Urê cho nông nghiệp thì dường như công ty chưa tập trung khai thác những tiềm năng to lớn từ những thị trường này. Nên trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc duy trì hoạt động kinh doanh ở các mặt hàng phục vụ cho ngành thủy sản, công ty rất chú trọng đến hoạt động phân phối phân bón Urê ở thị trường An Giang, một trong những thị trường có tầm quan trọng hàng đầu đối với công ty. Mục tiêu mà công ty muốn đạt được từ hoạt động phân phối phân bón Urê ở thị trường An Giang là đạt được chỉ tiêu doanh số bán hàng từ các nhà cung cấp nhằm mục đích tạo ra nguồn lợi nhuận tăng đều, giữ ổn định thị trường, mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường,…

Mục tiêu Marketing

Chỉ mới chính thức đi vào hoạt động gần một năm, có thể nói những nổ lực và thành công của Hòa Phát trong thời gian qua là rất đáng khen. Tuy nhiên, những thành công đó chưa phản ánh hết tiềm năng của một công ty trẻ như Hòa Phát. Vì vậy, thông qua chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê tại thị trường An Giang, công ty muốn thể hiện năng lực của mình đối với thị trường, cụ thể là Hòa Phát sẽ phấn đấu để thỏa mãn, đáp ứng những kỳ vọng của người nông dân sử dụng phân Urê, nhu cầu từ khách hàng mục tiêu, góp phần nâng cao sự hiểu biết của khách hàng về công ty Hòa Phát nói chung và về sản phẩm phân bón Urê của công ty phân phối nói riêng. Dự kiến của công ty là đến đầu năm 2009 sẽ kiểm soát 12,5% thị phần của ngành phân phối phân bón Urê ở An Giang.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w