Thực trạng về tình hình sử dụng và khả năng tiêu thụ phân Urê ờ nước ta nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang (Trang 33)

e) Qui cách sản phẩm

5.3.2. Thực trạng về tình hình sử dụng và khả năng tiêu thụ phân Urê ờ nước ta nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng

nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng

Hiện nay, nguồn cung phân Urê của nước ta chủ yếu phụ thuộc vào thị trường thế giới. Nhu cầu phân Urê tăng nhanh qua các năm, nhưng việc đáp ứng cung phân Urê so với nhu cầu còn rất thấp.Hiện nay, tình trạng giá urê sản xuất trong nước luôn đơn phương thay đổi khiến các nhà nhập khẩu không thể trở tay kịp để điều tiết việc nhập hàng. Giá phân Urê biến động mạnh trên phạm vi cả nước. Sự biển động này đã tạo ra các cơn "sốt nóng", "sốt lạnh". Giá phân Urê cũng biến động theo quý, theo tháng trong từng năm, thể hiện tính thời vụ trong biến động giá. Giá phân Urê biến động theo vùng thể hiện sự tác động của giá đến lợi ích của nông dân ở từng vùng.

Như đã biết, ĐBSCL là vùng có diện tích lúa lớn nhất cả nước. Năm 2007 vừa qua, diện tích lúa ĐBSCL đạt 3,67 triệu ha, xấp xỉ diện tích lúa bình quân của vùng giai đoạn 2000 – 2006 và chiếm 51% tổng diện tích lúa của cả nước.

Hiện nay, bốn loại phân bón sử dụng nhiều nhất cho canh tác lúa các tỉnh miền Nam là Urê, NPK, DAP và Kali, ngoại trừ NPK cung ứng khá đầy đủ bởi nguồn cung trong nước ổn định, còn lại tất cả đều phải phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu.Trước tình hình đó, Hòa Phát đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế thị trường các tỉnh ĐBSCL và nhận thấy rằng nhu cầu tiêu thụ phân bón ở khu vực này là rất lớn, đặc biệt là sản phẩm phân bón Urê. Theo thống kê của các chuyên gia kinh tế, mỗi năm nước ta có nhu cầu tiêu thụ trên dưới 2.000.000 tấn phân Urê mỗi năm phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp, trong đó vùng ĐBSCL chiếm 1.300.000 tấn mỗi năm. Các nhà máy sản xuất phân Urê trong nước gồm có Nhà máy phân Đạm Phú Mỹ với công suất 740.000 tấn/năm và Nhà máy phân Đạm Bắc Giang chỉ mới đáp ứng khoảng gần 50% nhu cầu tiêu thụ của cả nước, phần còn lại đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì vậy, giá phân bón trong nước phụ thuộc nhiều vào giá phân thế giới, đặc biệt là trong những thời điểm ĐBSCL bước vào gieo sạ lúa hè thu và lúa vụ ba, đã gây ra nhiều khó khăn cho người nông dân trồng lúa.

Trong năm 2007 vừa qua, giá phân Urê ở hầu hết các Tỉnh Thành phố đều tăng mạnh so với thời điểm đầu năm, và tăng cao nhất trong các tháng 4 và tháng 5, cụ thể là ở thị trường An Giang giá phân Urê tăng 21% (tăng từ 4.848 đ lên đến 5.866 đ). Do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do biến động tăng của giá nguyên liệu đầu vào sản xuất phân bón, chi phí vận chuyển trên thế giới và giá phân thế giới đang tăng.

Hiện tại, nhà máy Đạm Phú Mỹ ( Bà Rịa – Vũng Tàu ) do công ty phân đạm và hóa chất dầu khí ( PVFCCo ) điều hành có công nghệ hiện đại đạt công suất 3000 tấn/ngày nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu tiêu thụ phân đạm Urê của thị trường. Vì thế, nhu cầu sử dụng phân bón Urê có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài của nước ta, đặc biệt là khu vực ĐBSCL vẫn chiếm tỉ lệ rất lớn, chủ yếu là nhập khẩu theo đường tiểu ngạch từ các nhà sản xuất nước ngoài như Trung Quốc, Nga,...

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w