Bảng định mức phối liệu NPK 5-10-3 sử dụng SA và urê

Một phần của tài liệu Kiến nghị và giải pháp với từng dây chuyền sản xuất tại Công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao (Trang 63 - 67)

- CTHH: NH4H2PO4.

3. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT 1 Sơ đồ lưu trình công nghệ

4.2. Bảng định mức phối liệu NPK 5-10-3 sử dụng SA và urê

Trong công thức phối liệu này có bổ sung 17 kg urê/tấn sản phẩm NPK.

• Tính lượng supe lân 16 % P2O5 hữu hiệu

• Tính lượng SA (20,5 % N)

Hàm lượng nitơ có 17 kg urê bổ sung, còn lại N lấy từ SA sau khi đã trừ đi hàm lượng nitơ có từ urê.

- Lượng nitơ vào theo urê tính cho 100kg sản phẩm NPK 5-10-3 Trong đó:

Murê _ lượng nitơ vào theo urê, %; Nurê _ hàm lượng nitơ trong urê, %.

- Lượng SA dùng cho 1000 kg sản phẩm • Tính lượng KCl (60 % K2O) • Bảng định mức phối liệu STT Nguyên liệu Định mức, kg Lý thuyết Thực tế 1 SA: 20,5 % N 205,7 207,6 2 Urê: 46 % N 17 617

3 Supe lân: 16 % P2O5 hữu hiệu 625 630

4 KCl: 60 % K2O 50 50,4

5 Phù sa 92,3 126

6 Bột tan 10 10

Thực tế phải tính đến các tiêu hao khác:

- Lượng nguyên liệu thất thoát do quá trình sấy, làm lạnh.

- Lượng nguyên liệu thất thoát trong quá trình vận chuyển, xếp kho, chảy nước.

- Lượng sản phẩm thất thoát trong quá trình đóng bao … - Lượng phù sa phải bù do sấy khô sản phẩm.

5. NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

• Nhận xét

- Dây chuyền sản xuất bán thủ công, năng suất 15 vạn tấn/năm. - Dây chuyền sản xuất khá đơn giản.

- Trong sản phẩm có thêm các chất bổ sung để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng cho phân bón.

- Các sản phẩm của xí nghiệp rất đa dạng. Việc thay đổi thành phần các nguyên tố trong sản phẩm dễ được thực hiện dễ dàng bẳng cách điều chỉnh số liệu của các băng cân định lượng (tự động hoá).

- Việc sử dụng băng tải di động rất tiện cho quá trình xếp sản phẩm vào các vị trí của kho.

- Các chất thải của xí nghiệp:

+ Chất thải khí: Khí của quá trình đốt dầu.

+ Chất thải rắn: Bụi từ các xyclon, bụi bay lên trong quá trình vận chuyển các nguyên liệu, sản phẩm dạng bột trên các băng tải.

Ngoài ra còn có ô nhiễm tiếng ồn do sự vận chuyển trên các băng tải, ô nhiễm nhiệt tại bộ phận đốt lò.

• Kiến nghị và giải pháp

- Sản phẩm và nguyên liệu được vận chuyển bằng đường sắt và đường bộ (ôtô). Quá trình bảo quản nguyên liệu, sản phẩm trên các toa xe của đường sắt không đảm bảo, đặc biệt khi trời mưa có thể làm ướt các bao sản phẩm, dẫn đến phải xử lý lại. Cần thiết kế thêm bộ phận che chắn trên các toa xe.

- Khi không khí ẩm, các khí thải không bay lên cao được, mùi phân bón bay ra xung quanh rất nhiều, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và của cả các hộ dân xung quanh. Cần thiết kế thêm hệ thống xử lý khí thải (lắp đặt thêm hệ thống ống khói, khử mùi bằng than hoạt tính …).

- Khi trời mưa, nhà xưởng bị ẩm ướt, rất dễ trơn trượt, gây khó khăn trong đi lại, không đảm bảo an toàn lao động. Về lâu dài cần xử lý lại mặt bằng nhà máy (ví

KẾT LUẬN

Quá trình Thực tập kỹ thuật tại Công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Trung Kiên đã giúp em tiếp cận được với những vấn đề thực tế:

- Em đã hiểu rõ hơn công việc của một kỹ sư hoá chất.

- Được trang bị thêm những kiến thức thực tế về một số quá trình sản xuất cụ thể: các quá trình sản xuất axit, supe phốt phát và sản xuất NPK.

- Qua đó em cũng được tiếp cận với các thiết bị thực tế.

- Biết được một số sự cố kỹ thuật mà việc học lý thuyết không thể trang bị đầy đủ.

Tuy nhiên, do thời gian có hạn, cũng như những khó khăn trong vấn đề mượn và tìm hiểu tài liệu trong Công ty, nên dù đã cố gắng hết sức, báo cáo thực tập của em vẫn chưa đi vào việc vận hành các thiết bị, dây chuyền, chưa đưa ra được các vấn đề về Xây dựng công nghiệp và vẫn còn mắc nhiều sai sót.

Em rất mong sự góp ý, chỉ bảo của thày. Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Kiến nghị và giải pháp với từng dây chuyền sản xuất tại Công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w