- Điều hành chính sách tỷ giá theo nguyên tắc linh hoạt và có kiểm soát, thông qua mở rộng biên độ mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại so với tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng từ +1% lên +2% ;
- Phân tích sâu, đầy đủ hơn các yếu tố thị trường trong và ngoài nước để đưa ra tỷ giá phản ánh đúng hơn sức mua của VND; sử dụng tỷ giá là công cụ chủ yếu điều tiết quan hệ cung cầu ngoại tệ,tiến tới thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá công đó và tỷ giá thị trường
-Cải cách công tác dự báo luồng ngoại tệ nhằm sử dụng tốt hơn dự trữ ngoại hối trong việc bình ổn tỷ giá và đảm bảo cân đối ngoại tệ cho các dự án quan trọng cam kết của chính phủ.
Về khái niệm lãi suât cần phải có sự bóc tách rõ rang giữa lãi suất thị trường mà các NHTM áp dụng và lãi suất mà NHNN áp dụng trong các công cụ chính sách tiền tệ.Theo kinh nghiệm của các nước phát triển thì trong số các loại lãi suất mà NHNN áp dụng thì NHNN cần phải xây dựng một loại lãi suất chủ đậo làm công cụ điều hành, đảm bảo được chức năng như lãi suất cơ trước kia khi vẫn áp dụng cơ chế lãi suất khung,lãi suất trần.
Theo định hướng xem lãi suất là mục tiêu trung gian hay mục tiêu hoạt dộng của chính sách tiền tệ,nên chính sách lãi suất phỉ được điều hành theo cơ chế kiểm soát gián tiếp,có nghĩa là NHNN thông qua 3 công cụ cơ bản của chính sách tiền tệ là dự trữ bắt buộc,nghiệp vụ thị trường mở và nghiệp vụ tái chiếu khấu để tác động đến lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng phù hợp với lãi suất chủ đạo nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ.
f) Tăng cường sự phối hợp giữa các công cụ.
Trong điều hành chính sách tiền tệ sự phối hợp giữa các công cụ đã được NHNN vân dụng một cách khá hiệu qủa để được các mục tiêu cảu mình đặt ra.Tuy nhiên cũng phải thấy rõ ràng,sự phối hợp nhiều khi vẫn lung túng và thường mang tính chất giải quyết các yêu cầu ngắn hạn khi thực tế phát sinh.
Sự phối hợp công cụ tới thị trường tiền tệ cả trên hai mặt thực hiện mục tiêu đề ra và tác dụng phụ của các công cụ khi áp dụng.Trên cơ sở đó,các công cụ được phối hợp nhằm hạn chế những tác động không mong muốn của mỗi công cụ,tăng tính cộng hưởng để tác động tới hệ thống mục tiêu đề ra của NHNN.giữa các công cụ thời gian tới cần trên cơ sở đánh giá khoa học sự tác động của từng
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống ngân hàng.
Việc hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt nam trong thời gian tới không thể tách rời quá trình hoàn thiện hệ thống ngân hàng nói chung và bộ máy tổ chức, điều hành của ngân hàng nhà nước nói riêng. Bởi lẽ, hệ thống ngân hàng- trước hết là bộ máy tổ chức ngân hàng trung ương tương đối độc lập, lành mạnh và vững chắc- là yếu tố đầu tưiên đảm bảo tính hiệu lực của chính sách tiền tệ.
Mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược đổi mới và hoàn thiện hệ thống ngân hàng những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI là “phải tạo lập được một hệ thống ngân hàng đủ mạnh cả về năng lực hoạch định và thực thi chính sách, năng lực quản lý, năng lực điều hành kinh doanh,đủ mạnh về trình độ công nghệ và kỹ thuật hiện đại để thích ứng với cơ chế thị trường, trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước và sớm hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế.
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin nhằm hỗ trợ cho công tác phân tích dự báo báo
Hiện nay, vấn đề nắm bắt thông tin thị trường còn rất nhiều bất cập, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô phân tổ chưa đồng nhất giữa các năm; Tổng cục Thống kê đang trong quá trình hoàn thiện việc phân tổ các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiều chỉ tiêu hiện chưa có để phục vụ cho việc điều hành các chính sách CSTT, chẳng hạn chưa có chỉ số về lạm phát cơ bản, chỉ số giá loại bỏ tác động của thuế, giá dầu... Các số liệu về hoạt động khu vực Chính phủ, tình trạng công ăn việc làm, mức độ cập nhật chậm... Do vậy, để có cơ sở dữ liệu phân tích xác định cơ chế truyền CSTT, việc hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường của quốc gia là rất cần thiết nhằm thiết lập một hệ thống thông tin kết nối giữa các Bộ, ngành. Tổng cục Thống kê phải trở thành kho dữ liệu Quốc gia và các Bộ, ngành được kết nối với kho dữ liệu này. Riêng NHTW và Bộ Tài chính cần tạo dựng mối quan hệ thường xuyên và mật thiết hơn trong việc trao đổi thông tin, tạo sự phối hợp đồng bộ giữa điều hành CSTT với điều hành chính sách tài khoá. Đối với hệ thống thông tin nội bộ của ngành Ngân hàng, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thống kê của ngành Ngân hàng, đặc biệt là cần đẩy nhanh áp dụng công nghệ tin học vào hệ thống ngân hàng.
3.2.4. Hoàn thiện bộ máy hành chính, giảm bớt bất cập của các thủ tục hành chính. chính.
Các thủ tục hành chính vẫn còn rắc rối, kém hiệu quả, nhiều chỗ còn chưa rõ ràng, có khi còn chồng chéo còn chưa hợp lý. Do đó cần phải có một cơ chế thông thoáng hơn, hợp lý hơn, cần có các văn bản hướng dẫn việc thi hành các văn bản pháp luật một
cách rõ ràng, cụ thể, chính xác; bộ máy hành chính nói chung và của NHNN nói riêng còn cồng kềnh, yếu kém, còn nhiều bất cập, làm việc kém hiệu quả cho nên các quyết định nhiều khi chưa chính xác, việc chỉ đạo thực hiện các chính sách nhiều khi chậm trễ, không hiệu quả.
Yếu tố con người là cực kỳ quan trọng do đó cần phải đào tạo, bồi dưỡng để có những cán bộ tín dụng có kiến thức, trình độ, có đạo đức, trình độ nghề nghiệp và phải có bản lĩnh, kinh nghiệp nghề nghiệp.
Bên cạnh đó cần phải giảm biên chế bộ máy hành chính, tăng cường các mối quan hệ theo chiều ngang. Tiếp tục thực hiện một cách mạnh mẽ dứt điểm việc củng cố, sắp xếp các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra cần nâng cao chất lượng thông tin, bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng mà trọng tâm là nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng. Phát triển các công cụ và dịch vụ thanh toán, không dùng tiền mặt để dễ dàng hơn trong viẹc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng, lưu thông, điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả hơn.
3.2.5 Kết hợp chính sách tiền tệ với các chính sách khác.
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế - xã hội quan trọng của quốc gia, nó có quan hệ chặt chẽ với các chính sách khác, nhất là chính sách tài khoá quốc gia. Do đó khi điều hành chính sách tiền tệ cần phải đặt trong mối quan hệ với các chính sách khác, trong một tổng thể vĩ mô vì các biến số vĩ mô cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các công cụ của chính sách tiền tệ cũng cần được sử dụng một cách đồng bộ cùng hướng đến mục tiêu định trước. Để làm được điều đó cần phải chú ý đến cả các tác động trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn của các chính sách, các công cụ riêng lẻ. Cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành có liên quan. Đặc biệt cần tăng cường sự phối hợp giữa NHNN và Bộ tài chính trong điều hành chính sách tài chính tiền tệ.
KẾT LUẬN
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách vĩ mô trong quá trình điều hành các hoạt động của nền kinh tế, có tác dụng rất lớn trong việc góp phần vào việc kìm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế giải quyết các vấn đề về công ăn việc làm. Đặc biệt, đóng góp lớn nhất của chính sách tiền tệ vào sự ổn định và phát triển của đất nước là tiếp tục giữ ổn định thị trường tiền tệ, giảm các chi phí vốn cho doanh nghiệp và cung ứng kịp thời các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của đất nước trong phạm vi an toàn tín dụng cho phép; từng bước khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới; củng cố niềm tin của nhà đầu tư và của nhân dân đối với hệ thống ngân hàng và các giải pháp kích cầu của Chính phủ.
Qua đề tài:”Chính sách tiền tệ - Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam” chúng ta có thể nắm được những lý luận cơ bản về chính sách tiền tệ và cũng từ đó có cái nhìn tổng quát về tình trạng thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Việt Nam, đâu là thành tựu, đâu là hạn chế còn tồn tại và giải pháp như thế nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chính sách tiền tệ trong những thời gian phù hợp với yêu cầu đổi mới, phát triển trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế để đất nước ta nhanh chóng “ sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như lời Bác Hồ đã nói.