ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ - Thực trạng & Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam (Trang 51)

2.3.1 Những mặt đạt được

Có thể khẳng định rằng thành tựu nổi bật nhất trong điều hành CSTT là đã phần nào kiểm soát được lạm phát, hỗ trợ tốt cho tăng trưởng kinh tế.

Thứ nhất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định sức mua của đồng Việt Nam. Sự ổn định trong việc điều hành kinh tế vĩ mô đã tạo điều kiện giúp nền kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Từ năm 2004 luôn đạt mức tăng trưởng dương và cao hơn nhiều so với các năm trước đó, đặc biệt năm 2007 mức tăng trưởng đạt 8,48%. Trong năm 2008 khi hầu hết các quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng âm, nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống thì Việt Nam lại tăng trưởng ở mức 6,18%; mặc dù thấp hơn các năm trước đó nhưng cũng đã thể hiện được nỗ lực không nhỏ của Chính phủ Việt Nam cũng như các cơ quan điều hành trong việc kiềm chế lạm phát. Các mục tiêu kinh tế xã hội khác như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, v.v... cũng được hỗ trợ bằng các biện pháp cụ thể như: tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên, ưu tiên đầu tư tín dụng vào các ngành trọng điểm, mũi nhọn, cho vay người nghèo, v.v...

Thứ hai,các công cụ của CSTT được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, chuyển dần từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp. Thời gian đầu, công cụ CSTT được sử dụng chủ yếu là các công cụ trực tiếp như HMTD, công cụ kiểm soát lãi suất. Tuy nhiên, ngay trong việc sử dụng công cụ trực tiếp cũng có những chuyển biến tích cực: đầu tiên, NHNNVN quy định tỷ lệ lãi suất cụ thể, sau đó là trần lãi suất, lãi suất cơ bản và cuối cùng là lãi suất thoả thuận. Cho đến nay, các công cụ trực tiếp được sử dụng ít đi, NHNNVN chủ yếu điều hành CSTT bằng các công cụ gián tiếp như DTBB, chiết khấu, NVTTM.

Nhìn chung trong tình hình nền kinh tế có những dấu hiệu bất ổn định, lạm phát gia tăng, các công cụ của CSTT đã được NHNNVN áp dụng theo hướng thắt chặt nhằm giảm thiểu mức cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế. Các công cụ được thực hiện cả đan xen và kết hợp với nhau, trong đó việc điều chỉnh công cụ này lại góp phần làm thay đổi các chính sách ở công cụ kia. Cụ thể, khi NHNNVN thực hiện nâng hạn mức tín dụng cho vay đối với các NHTM, khiến cho dư nợ tín dụng tăng lên, lưu lượng cho vay giảm xuống, khiến lãi suất cho các khoản vay tăng lên. Hay khi NHNNVN tăng tỷ lệ DTBB đối với các NHTM, khiến cho lượng dự trữ vượt quá giảm xuống, lượng vốn cho vay do đó giảm xuống, khiến cho các NHTM phải tăng cường huy động vốn bằng việc nâng lãi

suất tiền gửi, v.v…Các công cụ của CSTT đã được kết hợp một cách tương đối chặt chẽ và linh hoạt với nhau, thể hiện sự nỗ lực của NHNNVN trong việc chống lại những tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

2.3.2 Hạn chế

Thứ nhất, trong thực tế NHNN VN chỉ mới đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát trong các năm 2006 và 2009. Các năm còn lại đều vượt chỉ tiêu đề ra, đặc biệt trong năm 2008 tỷ lệ lạm phát lên gần 20% trong khi chỉ tiêu là bé hơn 6,18% (mức tăng trưởng GDP 2008).

Thứ hai, các công cụ CSTT còn có những hạn chế, chưa phù hợp với diễn biến và yêu cầu thực tế để điều tiết tiền tệ có hiệu quả.

Công cụ lãi suất: trong giai đoạn 2004 đến nay, NHNN đã thực hiện tiến trình tự do hóa lãi suất. Với việc trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ và việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với VNĐ thì lãi suất đã được tự do hóa hoàn toàn. Lãi suất cơ bản NHNNVN công bố làm tham khảo và định hướng lãi suất thị trường. Các TCTD mở rộng huy động và cho vay đối với nền kinh tế, qua đó góp phần giúp kinh tế đạt được sự tăng trưởng cao qua nhiều năm. Tuy nhiên, cùng với tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế qua các năm thì áp lực lạm phát đã gia tăng từ những tháng đầu năm 2008. Cùng với đó là dấu hiệu của cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới mà khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ. Vì vậy, CSTT thắt chặt đã được NHNNVN thực thi từ đầu năm 2008. Việc thắt chặt CSTT là quyết định tất yếu để ngăn chặn đà lạm phát đang gia tăng mạnh. Tuy nhiên, hiệu ứng ngắn hạn của nó là tác động đến tính thanh khoản của các TCTD, đẩy lãi suất huy động của các TCTD lên cao. Do vậy, có thể gây mất an toàn hệ thống tài chính – ngân hàng.

Công cụ hạn mức tín dụng: HMTD là một công cụ mạnh, mang tính hành chính và có hiệu lực đáng kể. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, cung cầu tín dụng luôn biến động không ngừng nên công cụ này ít được NHNNVN áp dụng. Mặc dù vậy, trong những năm nền kinh tế có lạm phát ở mức cao, công cụ này cũng đã góp vai trò tích cực trong việc kiểm soát vấn đề lạm phát.

Trong trường hợp NHNNVN áp dụng công cụ này, NHNNVN luôn có sự điều chỉnh mục tiêu HMTD sao cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Bởi nếu cố

định HMTD một cách chủ quan có thể dẫn tới sự phát triển không lành mạnh của nền kinh tế. Trong trường hợp mức tăng trưởng tín dụng quá cao có thể dẫn tới tình trạng lạm phát. Ngược lại, khi dòng vốn không được cung cấp đầy đủ cho các chủ thể trong nền kinh tế có thể kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế, trong khi tăng trưởng tín dụng chưa gây ra hiệu ứng đáng lo ngại về lạm phát đối với nền kinh tế. Chính vì thế, NHNNVN phải dựa trên những quyết định, chủ trương của Chính phủ, và thực tiễn nền kinh tế để đưa ra những quyết định đúng đắn đối với mức HMTD.

Công cụ chiết khấu: công cụ chiết khấu chưa thực sự đóng vai trò là công cụ của NHNNVN để cung ứng nguồn vốn ngắn hạn và bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán của các NHTM, thể hiện là nghiệp vụ này diễn ra không thường xuyên, số lượng NHTM tham gia chiết khấu không nhiều, chủ yếu tập trung ở NHTM quốc doanh và chưa tác động đến các điều kiện tín dụng trên thị trường nhằm đạt được mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ. Mức độ tác động của lãi suất chiết khấu đối với lãi suất thị trường và nhu cầu tiền tệ chưa cao, sự thay đổi lãi suất tái chiết khấu trong thời gian qua không làm tăng, giảm nhu cầu vay vốn của các NHTM. Có thể nói, công cụ tái chiết khấu chưa thực hiện được đúng vai trò là công cụ cấp tín dụng ngắn hạn (kể cả hình thức cho vay qua đêm) của NHNNVN cho các ngân hàng và chưa có sự phân biệt rõ giữa các hình thức tái chiết khấu. Việc điều tiết tiền tệ thông qua công cụ tái chiết khấu trong từng thời kỳ cũng chưa được định hướng rõ: điều tiết qua lãi suất hay qua khối lượng.

Công cụ dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc có liên quan đến lãi suất đầu vào và việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, vì vậy việc điều chỉnh tỷ lệ DTBB nên linh hoạt hơn đối với tiền gửi là ngoại tệ do tình hình ngoại tệ của các NHTM hiện nay huy động rất khó khăn trong khi nhu cầu vay của nền kinh tế rất cao chưa đáp ứng được.

Công cụ tỷ giá hối đoái: trong nền kinh tế thị trường thì tỷ giá hối đoái được xem như là một trong những công cụ tiền tệ quan trọng nhất trong quản lý và điều hành kinh tế của đất nước. Do vậy, việc sử dụng công cụ tỷ giá như thế nào để nó có thể được phát huy với tư cách là một công cụ tiền tệ quan trọng là một trong những vấn đề cần có sự quan tâm đúng mức.

Từ sau đổi mới kinh tế đến nay, tỷ giá hối đoái đã được sự quan tâm đặc biệt của các nhà chức trách, đặc biệt là của các doanh nghiệp, theo đó là của một bộ phận không

nhỏ dân cư trong xã hội. Tuy nhiên, để tỷ giá hối đoái có thể được phát huy đầy đủ vai trò vốn có của nó thì việc nhận thức một cách chính xác, đầy đủ và toàn diện bản chất của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong điều kiện cụ thể của Việt Nam là một yếu tố cực kỳ quan trọng.

Trong giai đoạn từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh tỷ giá giữa VND và USD theo từng thời kỳ trong năm, biên độ tỷ giá được nới lỏng ở mức thấp hơn 1%. Điều này được lý giải là do đến nay VND vẫn là một đồng tiền yếu khi nhìn từ nhiều góc độ khác nhau của một đồng tiền. Trước hết, và cũng là từ góc nhìn quan trọng nhất thì tiền Việt Nam vẫn chỉ là một đồng tiền quốc gia, chưa được phép tự do chuyển đổi, chưa được bất cứ bạn hàng nào trên thị trường thế giới chấp nhận làm đồng tiền thanh toán quốc tế trong các giao dịch kinh tế quốc tế. Do vậy, vị thế của VND trên thị trường tiền tệ thế giới nói chung, trong các giao dịch kinh tế đối ngoại nói riêng, chưa được xác lập, chưa có khả năng cạnh tranh với các đồng tiền khác trên thị trường thế giới, đặc biệt với các ngoại tệ tự do chuyển đổi như USD, EURO, v.v… Hơn nữa, khi đã là một đồng tiền yếu thì khả năng chống chọi lại với những biến động bất thường trong đời sống kinh tế thế giới - đặc biệt với các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới là rất nhỏ. Là một đồng tiền yếu mà thường xuyên bị điều chỉnh theo hướng giảm dần sức mua so với các ngoại tệ tự do chuyển đổi như USD thì việc kiềm chế và đẩy lùi lạm phát tiền tệ rất khó có thể thực hiện được. Nói cách khác, khi một đồng tiền yếu lại thường xuyên bị “phá giá” theo kiểu thường xuyên điều chỉnh giảm tỷ giá hối đoái, làm giảm sức mua của nó thì việc duy trì sự ổn định sức mua của đồng tiền là rất khó. Theo đó, lạm phát lại luôn có cơ hội để bùng phát.

Những bài học kinh nghiệm của thế giới về phá giá tiền tệ luôn là những cảnh báo cần được quan tâm đặc biệt mỗi khi thực hiện thay đổi tỷ giá hối đoái. Do vậy, có thể nhận thức được một cách sâu sắc rằng việc phá giá tiền tệ chỉ có thể thực hiện trong những hoàn cảnh đặc biệt, và không phải với nền kinh tế nào cũng có thể sử dụng giải pháp này. Đây cũng là cái lý mà nhiều năm nay, Trung Quốc vẫn không thực hiện phá giá đồng tiền của họ theo khuyến cáo của một số tổ chức tài chính quốc tế, cũng như một số nước lớn trên thế giới, trong đó nổi lên là Mỹ. Phá giá tiền tệ mà không làm tốt

khâu chuẩn bị thì hậu quả với nền kinh tế đất nước sẽ là rất khó lường. Vì vậy, trong những trường hợp như thế, có thể nói được là, “phá giá tiền tệ là phá vỡ niềm tin”.

Việc thực hiện công cụ tỷ giá hối đoái còn nhiều hạn chế. Đến nay, tỷ giá hối đoái mới được các NHTM xem như là một công cụ đơn thuần nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh của họ. Do vậy mà những điều chỉnh nới lỏng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái rất được các NHTM đặc biệt quan tâm. Mặt khác, do có sự điều chỉnh và quản lý của NHTƯ trong việc thay đổi tỷ giá hối đoái nên các NHTM khó có thể tự do thay đổi tỷ giá theo ý mình, và đó cũng trở thành một trong những áp lực cho NHTƯ. Khi NHTƯ chưa kịp điều chỉnh thì có thể khiến cho các NHTM gặp khó khăn trong việc mua bán ngoại tệ, thậm chí còn là cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp. Điều này đã dẫn đến quan điểm muốn tự do hóa lãi suất, tự do hóa tỷ giá hối đoái, tự do hóa ngoại hối, tức là muốn thả nổi hoàn toàn. Những quan điểm này thường bắt nguồn từ một nhận thức cực đoan rằng, đã là kinh tế thị trường thì mọi biến động của giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái trên thị trường đều do thị trường quyết định, Nhà nước không thể, và theo đó là, không nên có một sự can thiệp nào. Giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái là những công cụ kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt, và là những công cụ kinh tế luôn có độ nhạy cảm kinh tế rất cao, do vậy việc nhận biết và vận dụng chúng trong điều hành kinh tế vĩ mô cần có một sự chuẩn xác và linh hoạt. Hơn nữa, vẫn còn nhiều quan điểm về tỷ giá hối đoái thiếu chuẩn xác. Đó là việc cho rằng, “các nước lựa chọn một hệ thống kinh tế mở thường thiên về lựa chọn chế độ tỷ giá cố định”. Thực ra, chế độ tỷ giá cố định chỉ xuất hiện trong điều kiện của một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung – quan liêu – bao cấp. Trong kinh tế thị trường, chế độ tỷ giá thường được lựa chọn là thả nổi, và thả nổi có kiểm soát.

Hiện nay, vấn đề sử dụng ngoại tệ nào để làm đồng tiền định giá cũng đang được sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế và các nhà khoa học. Có ý kiến cho rằng, đã từ lâu, đồng Việt Nam gắn bó với USD, coi USD vừa là đồng tiền thanh toán, vừa là đồng tiền định giá. Với tình hình mới của thế giới và trong nước, liệu có nên tiếp tục gắn VND với USD nữa không? Điều này nghĩa là, ngoài USD, tiền Việt Nam nên có sự chuyển đổi giữa đồng Yên Nhật, Bảng Anh. Khi đó, việc mở rộng quan hệ giữa VND với các ngoại tệ khác lại càng làm cho không những các nhà kinh doanh sẽ phải năng

động hơn và kỹ lưỡng hơn trong các quyết định kinh doanh của mình, mà còn làm cho các nhà chức trách càng thấy sự cần thiết phải nhanh chóng làm cho VND sớm trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi.

Một loại ý kiến khác cần được xem xét, nghiên cứu một cách cẩn trọng là, chủ động giảm giá đồng Việt Nam ở mức độ vừa phải để có thể một mặt hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu và cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Việc giảm sức mua của đồng bản tệ để đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những vấn đề được rút ra từ thực tiễn hoạt động kinh doanh (chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại – trong xuất nhập khẩu hàng hóa), và vì thế, nó cũng đã trở thành một trong những vấn đề có tính lý thuyết để giảng dạy trong các trường kinh tế. Tuy nhiên, việc giảm giá đồng bản tệ còn tùy thuộc vào kiều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của từng nước. Với những nước giàu thì đây chỉ là vấn đề có tính sách lược, chỉ áp dụng cho những thời điểm cần thiết. Khi tiến hành phá giá như vậy, người ta đã có sự tính toán rất cẩn thận khoản ngân sách Nhà nước cần có để bù đắp cho các thành viên trong xã hội khi đồng tiền của họ bị mất giá.

Tỷ giá hối đoái là một công cụ tiền tệ có một vai trò đặc biệt quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, của các NHTM nói riêng. Việc đề ra chính sách tỷ giá hối đoái không chỉ cần tôn trọng các quy luật vận động của kinh tế thị trường nói chung, mà đặc biệt còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, không có một khuôn mẫu nào

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ - Thực trạng & Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w