Giai đoạn 2004-2006

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ - Thực trạng & Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam (Trang 31 - 37)

- Tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn 2004-2006:

Nguồn: Niên giám thống kê

Trong 3 năm 2004-2006, nền kinh tế Việt Nam diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế không mấy thuận lợi. Mặc dù kinh tế thế giới tăng trưởng khá, tạo thuận lợi cho tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam, song những biến động khó lường về chính trị, giá cả nguyên vật liệu có những tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2004 là 9,5% (cao nhất kể từ năm 1995 trở lại ). Tuy nhiên nền kinh tế vẫn đạt mức tăng trưởng cao, năm 2004 là 7,79%, năm 2006 là 8,17% , đặc biệt trong năm 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 8,44%, đạt tốc độ cao nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, thuộc loại cao nhất so với các nước và vùng lãnh thổ châu Á cũng như trên thế giới và hoàn thành được tốc độ tăng trưởng bình quân theo năm mà mục tiêu đã đề ra cho cả thời kỳ 2001-2005.

Mặc dù xuất khẩu gặp nhiều biến động thị trường và các rào cản thương mại mới. Nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt 39,6 tỷ USD (tăng 22,1% so năm 2005).

-Tình hình thực hiện chính sách tiền tệ giai đoạn 2004-2006

+ Nghiệp vụ thị trường mở

Trong năm 2004 nghiệp vụ thị trường mở đã được tăng cường sử dụng như một công cụ chủ yếu trong điều tiết theo mục tiêu chính sách tiền tệ của NHNN thông qua việc bơm/hút vốn khả dụng của tổ chức tín dụng với thời hạn ngắn từ 7 - 60 ngày. Tổng

số giao dịch của năm 2004 đạt 61936 tỷ đồng, bằng khoảng 3 lần tổng doanh số giao dịch của năm 2003. Khối lượng giao dịch bình quân một phiên tăng mạnh trong năm 2004 là 500 tỷ đồng/phiên.

Với thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc 2004, khối lượng bán ra trên 19465 tỷ đồng, tăng hơn 3563 tỷ đồng so với năm 2002. Thành viên tham gia thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc tăng hơn 14 thành viên.

Trong 6 tháng đầu năm 2005, số giao dịch NHTM đã gần bằng 90% doanh số giao dịch của cả năm 2004. Khối lượng giao dịch trong từng phiên cũng ngày càng tăng bình quân 82 tỷ đồng/phiên năm 2000 lên 725 tỷ đồng/phiên trong 6 tháng đầu năm 2005.

Trong năm 2006, thông qua nghiệp vụ thị trường mở,NHNN đã tăng cường chào bán tín phiếu NHNN để hút tiền về,góp phần giảm áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán.

+ Dự trữ bắt buộc

Trước bối cảnh CPI những tháng đầu năm tăng cao, để thực hiện mục tiêu ổn định tiền tệ góp phần tăng trưởng kinh tế, tháng 7 năm 2004, NHNNVN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB đối với các loại tiền gửi dưới 24 tháng bằng VND và ngoại tệ (Quyết định số 796/QĐ – NHNNVN ngày 25/6/2004). Cụ thể, đối với tiền gửi VND không kỳ hạn đến dưới 12 tháng tăng từ 2% đến 5%, riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tăng từ 1,5% lên 4%, NHTM cổ phần nông thôn và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương tăng từ 1% lên 2%. Đồng thời, để khuyến khích các TCTD sử dụng vốn có hiệu quả, tránh tăng lãi suất dẫn đến dư thừa vốn VND, NHNNVN đã thay đổi phương thức trả lãi đối với tiền gửi DTBB bằng VND (Quyết định số 923/QĐ – NHNNVN ngày 20/7/2004).Theo đó, đối với DTBB bằng VND, NHNNVN chỉ trả lãi cho tiền gửi DTBB (1,2%/năm) mà không trả lãi cho phần tiền gửi DTBB vượt.

Trong năm 2006, công cụ DTBB được điều hành theo hướng linh hoạt, thận trọng nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế. Trước diễn biến tổng phương tiện thanh toán tăng cao hơn so với năm trước, trong khi tín dụng có xu hướng tăng trưởng chậm, NHNNVN đã giữ nguyên tỷ lệ DTBB để duy trì ổn định tiền tệ và góp phần tăng trưởng kinh tế. Theo đó, tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi không kỳ

hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ là 8%; bằng VND áp dụng cho các NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần đô thị, NHTM liên doanh, Chi nhánh NHTM nước ngoài là 5%, riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 4%, áp dụng cho NHTM cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 2%. Tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng là 2%, áp dụng chung cho cả VND và ngoại tệ. Ngoài ra, công cụ DTBB tiếp tục được điều hành theo hướng bình quân theo tháng nhằm tạo điều kiện cho các TCTD sử dụng linh hoạt nguồn vốn.

+ Kiểm soát hạn mức tín dụng

NHNN tiếp tục việc tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại và nâng cấp hiệu quả tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Đối với các NHTM Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước vẫn là nhóm khách hàng có tỷ trọng dư nợ tín dụng lớn trong danh mục tín dụng.

Năm 2005, NHNNVN đã chỉnh sửa các cơ chế tín dụng như sửa đổi cơ chế cho vay, cơ chế đảm bảo tiền vay, phân loại nợ ,v.v... và ban hành Chỉ thị 02/2005/CTNHNN ngày 20/05/2005 và 05/2005/CTNHNN ngày 25/04/2005 chỉ đạo các TCTD kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng phải phù hợp với tăng trưởng huy động vốn thực tế và kiểm soát rủi ro, chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống. Vì vậy, trong năm 2005, các TCTD đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động cho vay, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã giảm từ 41,65% của năm 2004 xuống còn 31,04% trong năm 2005.

+ Quản lý lãi suất

Năm 2004 lãi suất cơ bản ở mức 7,5%/năm, lãi suất tái cấp vốn là 5%/năm, lãi suất tái chiết khấu là 3%/năm. Từ tháng 5 các NHTM bắt đầu gặp khó khăn trong việc huy động vốn do chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, các NHTM đã thực hiện điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất huy động và cho vay bằng VNĐ và giữ ổn định đến cuối năm, lãi suất huy động không kỳ hạn 2%/tháng, lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng 0,58%/tháng.

Trong 8 tháng đầu năm 2005, NHNN đã sử dụng công cụ lãi suất thận trọng, điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 7,5%/năm lên 7,8%/năm, lãi suất tái cấp vốn: 5 - 6%/năm, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 3%/năm lên 4%/năm, nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng huy động vốn từ thị trường.

+ Về điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối

Diễn biến tỷ giá năm 2004

Đơn vị: VND/USD

Nguồn: NHNNVN

Năm 2004, Nhà nước bỏ quy định về trần tỷ giá kỳ hạn và thay đổi kỳ hạn, cho phép các TCTD được xác định tỷ giá kỳ hạn một cách linh hoạt hơn trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa Đôla Mỹ và Đồng Việt Nam, đồng thời mở rộng kỳ hạn từ 3-365 ngày. Bên cạnh đó, NHNNVN cũng cho phép mở rộng hơn các đối tượng được giao dịch ngoại tệ với các TCTD và khách được chuyển đổi ngoại tệ ko bị kiểm soát chứng từ. Các quy định trên của NHNNVN đã góp phần hạn chế tình trạng nắm giữ ngoại tệ, qua đó làm cung cầu ngoại tệ trên thị trường cân bằng, hỗ trợ họat động mua bán ngoại tệ được thông suốt và sôi động.

Diễn biến tỷ giá năm 2005

Nguồn: NHNNVN

Tiếp tục ổn định tỷ giá, giảm giá trị VND dưới 1%. Trong năm 2005 NHNNVN đã thực hiện điều hành tỷ giá (USD/VND) ổn định tương đối (tăng 0,86 %), phù hợp với diễn biến kinh tế tiền tệ, không tạo nên những bất lợi cho nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Trên thực tế,việc điều hành tỷ giá gắn với quan hệ cung – cầu, tỷ giá trên thị trường tự do và trên thị trường liên ngân hàng không có sự chênh lệch đáng kể, vị thế đối ngoại của VND tiếp tục được duy trì khi đặt tương quan trong mối quan hệ với đồng tiền chủ chốt trên thế giới như đồng Euro, Yên Nhật, bảng Anh,v.v…

Diễn biến tỷ giá năm 2006

Đơn vị: VND/USD

Nguồn: NHNNVN

Trong năm 2006, NHNNVN tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, thực hiện can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường theo mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. So với thời điểm đầu năm, tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giữa VND với USD tăng 1,38%, tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do cũng luôn tăng, giảm theo biến động của tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ của các NHTM trong năm cũng tăng mạnh theo mức độ tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu cũng như mức tăng trưởng của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ - Thực trạng & Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w