KINH NGHIỆP TỪ NƯỚC BẠN

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ - Thực trạng & Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam (Trang 59 - 64)

3.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ.

Hệ thống dự trữ liên bang Hoa Kỳ(Fed) là NHTW của Mỹ,Fed đặt ra mục tiêu của chính sách tiền tệ là đảm bảo đủ công ăn việc làm, ổn định giá cả, ổn định các lãi suất dài hạn,tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tài chính, ổn thị trường ngoại hối. Để thực hiện mục tiêu này Mỹ đã xây dựng mục tiêu trung gian là lãi suất và mục tiêu hoạt động là lãi suất thị trường liên ngân hang.Sự thay đổi mức lãi suất liên ngân hàng làm cho lãi suất thị trường thay đổi.Lãi suất tác động vào cầu tiền nhằm cân bằng với cung. Để tác dụng vào lãi suất thị trường liên ngân hang Fed đã sử dụng các công cụ sau:

- Công cụ thị trường mở: công cụ này được sử dụng hang ngày để làm thay đổi cung cầu tiền trung ương từ đó mà tác động vào lãi suất thị trường liên ngân hang. Đây là công cụ được Fed sử dụng chủ yếu trong điều hành vì lợi thế của nó.Mỹ có hệ thống thị trường rất phát triển, đặc biệt là thị trường thứ cấp,là điều kiện tốt nhất để sử dụng những công cụ này.Mặt khác,NHTW Mỹ là một trong những ngân hàng có khả năng dự báo và quản lý vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng một cách tốt nhất.Những điểm lợi thế đó cho phép Fed hoàn toàn đặt niềm tin vào công cụ thị trường mở và là công cụ điều hành chủ yếu của Fed.

-Công cụ tái chiết khấu:công cụ này cùng với công cụ dự trữ bắt buộc là những công cụ có tính chất hỗ trợ cho nghiệp vụ thị trường mở.Khi cần có một sự thay đổi một cách sâu rộng và mạnh mẽ đến cung ứng tiền thì Fed sử dụng công cụ này kết hợp với các công cụ khác.Lãi suất chiết khấu và lãi suất vốn liên bang bao giờ cũng vận hành cùng chiều để tác động một cách hữu hiệu vào lãi suất thị trường.Với tính chất là hỗ trợ,chính sách tái chiết khấu của Fed thực sự có hiệu quả trong thời gian qua và đặc biệt lãi suất tái chiết khấu đóng vai trò như một đèn báo hiệu sự chuyển hướng trong chính sách điều tiết của họ.

-Công cụ dự trữ bắt buộc: đây là công cụ hỗ trợ các công cụ khác trong điều hành của Fed.Fed rất ít khi thay đổi dự trữ bắt buộc.Trong trường hợp cần điều tiết ở mức độ lớn và đặc biệt là cần tác động vào Mỹ thì Fed mới sử dụng công cụ này

3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc.

Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đặt ra mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng Nhân dân tệ từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Trên cơ sở theo dõi thường xuyên các biến động của tiền tệ,NHTW Trung Quốc tác động vào mục tiêu trung gian đó là lượng cung ứng tiền tệ. Tuy nhiên , đối với Trung Quốc,công cụ hỗ trợ trong thực thi là tỷ giá đuợc sử dụng một cách triệt để.Nước này đã áp dụng cơ chế tỷ giá cố định suốt một thời gian dài là 8,3 nhân đân tệ/ÚD,và chỉ nới dần kiểm soát tỷ gía một cách chủ động và từ từ kể từ năm 2006 trở lại đây.Ngoài ra,Trung Quốc vẫn duy trì một số công cụ hỗ trợ mang tính hành chính khác như quản lý tiền mặt bằng cách duy trì hạn mức tồn quỹ tiền mặt của doanh nghiệp,chưa tự do hoá hoàn toàn lãi suất đối với cac dự án trọng điểm…Việc cố định tỷ giá thả nổi trong một thời gian dài và áp dụng một số biện pháp quản lý hành chính trực tiếp như trên phần nào giảm vai trò của các công cụ chính sách tiền tệ của Trung Quốc.

Một số công cụ chính sách tiền tệ được sử dụng là:

- Công cụ dự trữ bắt buộc: Đặc điểm của chế độ dự trữ bắt buộc ở Trung Quốc là không chú trọng đến khống chế lượng tiền tệ ,mà thực tế lại phát huy tác động của việc tập trung nguồn vốn, điều chỉnh cơ cấu cho vay.Vì vậy,trong một thời gian dài,tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định ở mức cao. Mục đích là làm suy yếu năng lực cân đối vốn và tăng giá thành kinh doanh của NHTM, đồng thời buộc NHTM phải dựa vào NHTW.

Hình thức này được thay đổi vào năm 1998,Trung Quốc đã cải cách công cụ này hướng vào việc điều chỉnh quan hệ vốn giữa NHTW và NHM,tăng khả năng tự điều chỉnh về vốn của các NHTM,phát huy đầy đủ tác dụng điều tiết của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổng lượng cung ứng tiền tệ.

- Công cụ tái chiết khấu: Công cụ này hầu như chưa phát huy tác dụng,nguyên nhân chính là hoạt động tín dụng triển khai ở Trung Quốc chỉ mới được khôi phục kể từ sau khi cải cách

- Công cụ thị trường mở: Công cụ này mới đựơc NHTW Trung Quốc áp dụng từ năm 1996 thông qua việc mua bán trái phiếu chính phủ.Tuy nhiên,trong giai đoạn đầu lượng giao dich rất thấp,không có tác dụng điều tiết nhưng sơ bộ đã xây dựng cơ chế thao tác nghiệp vụ, đặt cơ sở cho việc mở rộng và hoàn thiện công cụ này. Định hướng của NHTW Trung Quốc là phát triển công cụ thị trường mở thành công trở thành công cụ chủ yếu điều tiết lượng cung ứng,trước mắt bằng việc hoàn thiện thị trường trái phiếu chính phủ để cung cấp hàng hoá cho thị trường này.

3.1.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Trên là những nghiên cứu thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của hai nứơc Mỹ và Trung Quốc.So sánh với những phân tích trên về việc sử dụng các công cụ tiền tệ,ta có thế rút ra một số bài học cụ thể sau:

-Việc tìm kiếm một khuôn chính sách tiền tệ hiệu quả là cần thiết đối với mỗi quốc gia.Mặc dù vậy,lựa chọn chính sách tiền tệ lấy lạm phát làm mục tiêu là xu hướng hiện nay trên thế giới.Hầu hết các nước hiện nay đang tập trung cho mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền làm cơ sở cho tăng trưởng bền vững và dài hạn.

-Để đạt được mục đích của mình,hầu hết các nước đều sử dụng tương đối đầy đủ các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp để hỗ trợ lẫn nhau đạt đựơc các mục tiêu.Mặc dù vậy tuỳ theo đặc điểm mỗi nước mà có thứ tự ưu tiên khác nhau,chẳng hạn để tác động mạnh mé tới cung tiền FED kết hợp sử dụng chính sách chiết khấu và dự trữ bắt buộc,tuy nhiên chính sách tái chiết khấu đựơc chú trọng sử dụng hơn và phát huy hiệu quả tốt hơn với dự trữ bắt buộc.Nhưng ngược lại ở Trung Quốc, dự trữ bắt buộc lại phát huy hiệu quả hơn với công cụ tái cấp vốn và chiết khấu do thị trường tái phiếu chưa phát triển.

hết các nước.

-Xu hướng phát triển công cụ thị trường mở làm công cụ chủ đạo trong điều hành đựơc nhiều nước áp dụng.Mặc dù vậy,thị truờng mở là môt công cụ phức tạp, để phát huy vai trò đầy đủ của nó thì cần nhiều điều kiện khác đi kèm,từ vấn đề cung ứng hàng hoá đa dạng cho thị trưòng,tới việc chuẩn hoá cơ chế giao dịch,tạo điều kiện cho nhiều định chế tài chính tham gia…Trứơc khi công cụ này hoàn thiện vẫn cần phải phát huy tối đa vai trò các công cụ còn lại để đảm bảo chính sách tiền tệ được thực thi có hiệu quả.

-Phải từng bước thiết lập những điều kiện cần thiết để chuyển điều hành CSTT đa mục tiêu thành CSTT theo đuổi một mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả; xác định rõ cơ chế truyền tải CSTT trong từng giai đoạn phát triển.

-Từng bước thực hiện tự do hoá tỷ giá với những lộ trình phù hợp với mức độ phát triển của thị trường ngoại hối, mức độ tự do hoá thị trường tài chính và khuôn khổ CSTT lựa chọn. Tự do hoá tỷ giá là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu thực thi có hiệu quả.

3.2 Giải pháp.

3.2.1 Nâng cao hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ. 3.2.1.1 Định hướng xây dựng

Hiện nay, các công cụ lãi suất,tỷ giá,dự trữ bắt buộc,tái cấp vốn,thị trường mở đang được NHNN sử dụng trên cơ sơ có sự tính toán phối hợp để hướng đến mục tiêu cuối cùng.Tuy nhiên NHNN cần có sự chọn lọc và tính định hướng cao hơn trong việc sử dụng các công cụ đều hành chính sách tiền tệ.Cụ thể:

-Hướng mạnh vào việc sử dụng các công cụ gián tiếp: thực tế phát triển các nước có hệ thống tài chình tiền tệ hoàn thiện hơn Việt Nam đã cho thấy,việc sử dụng các công cụ gián tiếp sẽ là xu hướng chủ yếu trong điều hành cảu một NHTW hiện đậi,các công cụ gián tiếp cụ thể là công cụ dự trữ bắt buộc,công cụ chiết khấu,tái cấp vốn,công cụ thị trường mở là 3 công cụ chính được ưu tiên sử dụng.

- Sự thay đổi trong sử dụng các công cụ này phải có tính định hướng và tính dự báo trứoc: Viêc thay đổi các mức lãi suất tái cấp vốn,tái chiết khấu,hay lãi suất thì trường mở sẽ có tác động rất lớn tới lãi suất của ngân hang

-Xem xét loại bỏ một số công cụ không còn phù hợp: Theo quy định của Luật NHNN thì tỷ giá và lãi suất đều là cong cụ điều hành chính sách tiền tệ,Diều này có tể phù hợp với trước đây,nhưng trong điều hành chính sách tiền tệ của NHTW các nước phát triển thì lãi suất và tỷ giá lại làmục tiêu trung gian,mục tiêu hoạt động của chính sach tiền tệ chứ khong phải là công cụ.

-Tăng cường sự phối hợp giữa các công cụ: đây là vấn đề đã được thực hiện khá tốt trong giai đoạn vừa qua,tuy nhiên trong thời gian tới cần phải tiếp tục nâng cao hiệu quả sự phối hợp này để tác động của các công cụ này tới thị trường nhanh chóng hơn nữa, rút ngắn độ trễ về mặt thời gian của các tác động chính sách từ phía NHNN.

3.2.1.2.Giải pháp cụ thể.

a)Đối với công cụ thị trưởng mở.

-Hướng hoạt động

Công cụ nghiệp cụ thị trương mở cần được chú trọng sủ dụng và hoàn thiện hơn nữa để trở thành công cụ yếu trong điều tiết tiền tệ.Thực tế điều hành nghiệp cụ thị trường mở trong thời gian qua cho thấy,với điều kiện chung là thị trưòng tiền tệ phát triển thấp,cơ chế truyền tải tiền tệ còn yếu,nghiệp vụ thị trường mở hướng vào lãi suất thị trường sẽ không mang lại hiệu quả điều hành.Thêm vào đó,NHNN có sử dụng công cụ dự trữ băt buộc trong thực thi chính sách tiền tệ,kinh nghiệm các nước cho thấy khi áp dụng công cụ dự trữ thì nghiệp vụ thì trường mở nên hướng vào điều tiết vốn khả dụng thì hiệu quả hơn.Do vậy,nghiệp vụ thị trường mở cần được xác định rõ là công cụ có chức năng chính là điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng trên cơ sở tính toán mức độ dư thừa hoặc thiếu hụt vốn khả dụng.Nghiệp vụ thị trường mở cần đựoc coi là kênh hỗ trợ điều chỉnh việc cung ứng tiền quá mức từ các kênh khác.

-Lãi suất thị trường mở

Lãi suất hình thành trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở cấn có mối quan hệ chặt chẽ với các loại lãi suất khác do NHNN công bó,nên nằm trong giới hạn lãi suất trần và lãi suất do NHNN công bố. Để làm đựơc như vậy,trước tiên cần han chế tối đa các hoạt động cho vay mang tính chỉ định,mở rộng khả năng tiếp cận kênh này của

-Tăng hàng hoá và thành viên của thị trường

Việc tăng hàng hoá cho thị trường cũng khuyến khích thêm các tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động của thị trường mở thay vì 4 NHTM nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo như hiện nay.Việc khuyến khích thêm các thành viên tham gia thị trường không chỉ giúp thị trường sôi động mà còn giúp nâng cao hiệu quả điều hành của NHNN tới thị trường.

-Cải biến hoạt động của thị trường

Ngoài các biện pháp trên, để tiếp tục nâng cao vai trò của các công cụ thị trường mở,NHNN cần tiếp tục cải tiến điều hành nghiệp vụ thị trường mở bằng cách tăng số phiên giao dịch trong tuần từ 3 phiênt/tuần như hiện nay lên 4 phiên /tuần, đa dạng hoá các kỳ hạn giao dịch chào mua,chào bán giấy tờ có giá…

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ - Thực trạng & Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w